Công tác xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 76 - 77)

3.2. Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh BIDV Bảo Lộc

3.2.4. Công tác xử lý nợ xấu

Khi đã phát sinh nợ xấu, chi nhánh nên quán triệt đến từng cán bộ Khách hàng trong việc tìm mọi giải pháp để thu hồi nợ, tuân thủ các chủ trƣơng, hƣớng dẫn của Tổng giám đốc BIDV VN. Chi nhánh nên bố trí các thành viên tổ xử lý nợ tách biệt hoàn toàn với công việc chuyên môn để tập trung thu nợ. Tổ thu nợ xấu nên hoạt động theo định kỳ : dành một ngày trong tuần tổng kết lại kết quả sau một tuần tập trung thu nợ, đồng thời xem xét lại phƣơng thức thu nợ tuần qua có phù hợp với tình hình của khách hàng hay không, và đƣa ra các giải pháp thu nợ mới. Các cán bộ chuyên trách nên đều đặn hàng tuần xuống đơn vị để làm việc với bộ phận tài chính, nắm cụ thể tình hình luân chuyển tiền hàng, tình hình thu hồi công nợ. Cuối mỗi tháng yêu cầu đơn vị lên kế hoạch thu tiền hàng trả nợ cho tháng sau để có cơ sở giám sát, đôn đốc.

Để xử lý nợ xấu một cách hiệu quả, Chi nhánh cần linh hoạt trong việc xây dựng các giải pháp xử lý nợ phù hợp với tình hình thực tế, nhanh nhạy trong việc nhận dạng đƣợc khách hàng có nợ xấu, nợ có vấn đề, bao gồm:

• Khách hàng có nợ xấu theo quy định về phân loại nợ, trích lập và xử lý dự phòng rủi ro tín dụng của NHNN và BIDV trong từng thời kỳ.

• Khách hàng đã có nợ xử lý bằng dự phòng rủi ro chƣa thu đang hạch toán ngọai bảng.

• Khách hàng có nguy cơ bị phân loại thành nợ xấu (có thể căn cứ vào các dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng nhƣ tác giả đã trình bày ở mục 1.1.3 chƣơng 1).

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của từng trƣờng hợp cụ thể để xây dựng các biện pháp xử lý nợ có vấn đề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)