Kết quả phân loại nợ tại chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 52 - 55)

2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển

2.2.2. Kết quả phân loại nợ tại chi nhánh

Điều mà ngân hàng nào cũng lo lắng trong hoạt động tín dụng là khi nợ có khả năng mất vốn xuất hiện, ngân hàng sẽ rất khó thu hồi đƣợc những khoản vốn này, làm ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khi xuất hiện tình trạng nợ có khả năng mất vốn, ngân hàng phải trích phòng rủi ro 100% từ thu nhập của mình để xử lý các khoản nợ xấu (Theo qusyết định số 493/2005/QĐ- NHNN và thông tƣ sửa đổi, bổ sung số 14/2014/TT-NHNN)

Khi xử lý các khoản nợ có khả năng mất vốn, ngân hàng vẫn phải tiếp tục tìm cách thu hồi các khoản nợ này để bù đắp thu nhập nhƣng thật nan giải khi thu đƣợc những khoản nợ này.Trong những năm gần đây chi nhánh đã rất cố gắng thu hồi, trích lập dự phòng để có thể xử lý rủi ro những khoản nợ có khả năng mất vốn đó. Do đó nợ xấu giảm dần cả về số tƣơng đối và tuyệt đối qua các năm. Cuối năm 2016 tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 0.39% trên tổng dƣ nợ

Bảng 2.8: Cơ cấu dƣ nợ theo nhóm tại BIDV Bảo Lộc giai đoạn 2014 – 2016 Chỉ tiêu 31/12/2014 31/12/2015 31/12/2016 Chỉ tiêu 31/12/2014 31/12/2015 31/12/2016 Tổng dƣ nợ 1,757,717 2,208,982 3,085,948 Nhóm 1 1,719,521 2,184,021 3,063,855 Nhóm 2 21,236 10,790 10,200 Nhóm 3 338 284 616 Nhóm 4 4,309 2,808 2,809 Nhóm 5 12,313 11,080 8,469 Nợ xấu(nhóm 3 đến nhóm 5) 16,960 14,171 11,894 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ tại CN 0.96 0.64 0.39

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2014-2016 BIDV Bảo Lộc

Theo quyết định của NHNN, BIDV Bảo Lộc đã thực hiện phân lai nợ, theo đó dƣ nợ của BIDV Bảo Lộc đƣợc chia thành 5 nhóm: Nhóm 1 là các Khoản nợ đủ tiêu chuẩn, Nhóm 2 là Nợ cần chú ý, Nhóm 3 là Nợ dƣới tiêu chuẩn, Nhóm 4 là Nợ nghi ngờ, Nhóm 5 là Nợ có khả năng mất vốn.

Cụ thể, theo Bảng 2.4, dƣ nợ thuộc nhóm 1 tại BIDV Bảo Lộc chiếm tỷ lệ rất cao, tăng qua các năm. Năm 2014 dƣ nợ nhóm 1 chiếm 97.83%, tăng lên 98,87% năm 2054, năm 2016 ở mức 99,28%. Dƣ nợ nhóm 2 của chi nhánh năm 2014 là 21,236 triệu đồng chiếm 1.2%, năm 2015 dƣ nợ nhóm 2 là 10 tỷ đồng chiếm 0,49% , đến năm 2016 dƣ nợ nhóm 2 giảm 590 triệu đồng và chiềm 0,33%. Dƣ nợ nhóm 2 chủ yếu là do khách hàng chậm trả một số ngày gốc và lãi chƣa kịp thu xếp trả Ngân hàng nên toàn bộ dƣ nợ bị chuyển sang dƣ nợ quá hạn nhóm 2, về bản chất những khoản nợ này là tƣơng đối an toàn. Năm 2014 dƣ nợ nhóm 5 là 12,313 triệu đồng, năm 2015 nợ nhóm này giảm còn 11,080 triệu đồng, sang năm 2016 chi nhánh đã xử lý bán tài sản của khách hàng để trả khoản vay có khả năng mất vốn. Đã có những sự chỉ đạo sát sao của BIDV và ban lãnh đạo chi nhánh xây dựng chính sách hợp lý, sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên trong công tác thu nợ, xử lý kịp thời khi có dấu hiệu xấu trong quá trình cấp tín dụng. So với các chi nhánh cũng nhƣ ngân hàng khác thì lợi nhuận của ngân hàng vẫn tăng tăng lên

trong năm 2016 một phần là do ngân hàng hạn chế đáng kể trong việc trích lập các khoản dự phòng rủi ro bù đắp các khoản nợ quá hạn.

* Tình hình thu hồi các khoản nợ đã đƣợc xử lý bằng dự phòng rủi ro.

Để xử lý nợ xấu một cách có hiệu quả, chi nhánh linh hoạt trong việc xây dựng các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, xử lý tận thu phù hợp với tình hình thực tế. Đinh hƣớng chung của chi nhánh trong công tác xử lý nợ xấu là thực hiện các giải pháp hợp lý trên cơ sở phân tích tình hình của từng khách hàng cụ thể.

Bảng 2.9: Tình hình thu hồi nợ của những khoản rủi ro đã đƣợc xử lý bằng dự phòng Đơn vị tính : triệu đồng STT Tên đơn vị Rủi ro ngân hàng đƣợc xử lý bằng DPRR theo thông báo

Thu nợ lũy kế đến 31/12/2016 Rủi ro ngân hàng đƣợc xử lý bằng DPRR còn đến 31/12/2016

1 Cty Cà phê Cao nguyên Đà Lạt 11,592 217.2 11,374.8

2 Đỗ Anh tuấn 8 3 8 3 Lê Văn Bích 5.9 2.2 5.9 4 Đinh Thị Lệ Thu 10 4.5 5.5 5 Trần Văn Đồng 10 2.1 7.9 6 Công ty CP XNK Công Chính 49,770 20,600 29,170 7 DNTN Lan Phƣơng 278 101.5 176.6 TỔNG 61,674 20,931 40,748.7 Tỷ lệ thu hồi nợ 33.94 %

(Nguồn : Báo cáo nợ đã xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro tại BIDV Bảo Lộc đến thời điểm 31/12/2016)

Bảng 2.10 : Tình hình thu hồi nợ sau xử lý bằng dự phòng rủi ro của các chi nhánh BIDV

Đơn vị tính : triệu đồng

(Nguồn : Báo cáo nợ đã xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro tại BIDV đến thời điểm 31/12/2016)

Sau khi xử lý rủi ro, ngân hàng vẫn phải tiến hành nhiều biện pháp để thu hồi nợ. Tuy nhiên việc thu hồi nợ đã xử lý dự phòng rủi ro tại chi nhánh trong những năm gần đây gặp rất nhiều khó khăn vì hầu nhƣ không còn đối tƣợng thu hồi nợ, không còn tài sản đảm bảo nên khả năng thu hồi là rất khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 52 - 55)