Giải pháp về công tác cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 79 - 81)

3.2. Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh BIDV Bảo Lộc

3.2.7. Giải pháp về công tác cán bộ

Con ngƣời là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con ngƣời lại càng đóng vai trò quan trọng. Nó quyết định chất lƣợng tín dụng, chất lƣợng dịch vụ và hình ảnh của ngân hàng và từ đó quyết định đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Xuất phát từ thực tế đó, để hạn chế rủi ro trong cho vay, đã đến lúc cần phải chú trọng nhiều hơn, đòi hỏi cao hơn, có thái độ rõ ràng hơn đối với cán bộ tín dụng tại chi nhánh BIDV Bảo Lộc, cụ thể :

Về năng lực công tác : yêu cầu mỗi cán bộ làm công tác tín dụng không những phải thƣờng xuyên nghiên cứu, học tập nắm vững và thực hiện đúng các quy định hiện hành mà còn phải không ngừng nâng cao năng lực công tác, nhất là khả năng phát hiện ngăn chặn những thủ đoạn gian lận của khách hàng. Chi nhánh cũng nên thƣờng xuyên liên kết, tổ chức các khóa đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, các khóa chuyên đề nâng cao trình độ cho cán bộ thuộc khối tín dụng. Nếu chƣa gửi ngƣời đi đào tạo kịp thì có thể đào tạo tại chỗ, các giảng viên là lãnh đạo phòng hay

các chuyên viên có kinh nghiệm. Định kỳ hàng năm phát động tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ tín dụng cho cán bộ tín dụng với những giải thƣởng hấp dẫn nhằm bổ sung, củng cố kiến thức phục vụ công tác chuyên môn tốt hơn.

Về phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm : yêu cầu mỗi cán bộ tín dụng phải luôn tu dƣỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm công việc. Cán bộ ở cƣơng vị càng cao, càng phải thƣờng xuyên gƣơng mẫu trong việc thực hiện quy chế cho vay, quy chế về đảm bảo tiền vay, quy định về phân loại và trích lập dự phòng rủi ro và các văn bản có liên quan. Nhằm đạt mục tiêu tăng trƣởng tín dụng an toàn và hiệu quả, chi nhánh nên khuyến khích cán bộ khách hàng trong việc tìm kiếm khách hàng mới, cần đặt chỉ tiêu tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng hàng quý cho từng cán bộ Khách hàng và khống chế tỷ lệ nợ quá hạn trong sự tăng trƣởng đó. Chi nhánh nên thiết kế hệ thống chỉ tiêu chấm điểm cán bộ khách hàng dựa trên khối lƣợng công việc hoàn thành và dựa trên dƣ nợ xấu hiện có của mỗi cán bộ Khách hàng,trên cơ sở đó áp dụng mức lƣơng thƣởng phù hợp.

Chi nhánh nên tiến hành chuyên môn hóa công việc đối với phòng Khách hàng vì số lƣợng khách hàng ngày càng đông nhƣng phòng khách hàng chỉ có 10 ngƣời, cƣờng độ làm việc của cán bộ Khách hàng khá căng thẳng, mỗi ngƣời phải ôm đồm nhiều lĩnh vực, không có thời gian đi sâu vào từng loại hình cụ thể. Nhằm đảm bảo an toàn tín dụng, theo tác giả chi nhánh nên tiến hành tổ chức từng nhóm cán bộ chuyên phụ trách về từng lĩnh vực, có nhƣ vậy thì khi thẩm định dự án sẽ có sự đánh giá chính xác hơn và cụ thể hơn về nhóm ngành hàng mà mình đang theo dõi để có cái nhìn thực tế và cụ thể nhất.

Chi nhánh cũng cần quan tâm nhiều hơn đến việc đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ trong công tác, đồng thời phải căn cứ vào kết quả công tác của họ để có đãi ngộ, đối xử công bằng : đối với cán bộ có thành tích xuất sắc, cần biểu dƣơng khen thƣởng cả về vật chất lẫn tinh thần tƣơng xứng với kết quả họ mang lại, kể cả việc nâng lƣơng trƣớc hạn hoặc đề bạt lên đảm nhiệm ở vị trí cao hơn. Đối với cán bộ có sai phạm tùy theo tính chất, mức độ mà có thể giáo dục thuyết phục hoặc phải xử lý kỷ luật. Đối với cán bộ

không đạt tăng trƣởng tín dụng trong thời gian dài nên thuyên chuyển, bố trí công tác khác thích hợp hơn. Có nhƣ vậy, không những kỷ cƣơng trong hoạt động tín dụng và uy tín của chi nhánh sẽ ngày càng nâng cao mà chất lƣợng tín dụng sẽ đƣợc cải thiện đáng kể.

Trong công tác tuyển dụng của chi nhánh cũng cần đƣợc quan tâm xem xét. Theo tác giả chi nhánh cần thành lập bộ phận chuyên trách, làm việc khách quan và chuyên nghiệp, chịu trách nhiệm ra đề thi và các bài phỏng vấn phù hợp với từng vị trí tuyển dụng nhằm đánh giá, chính xác, khách quan từng ứng cử viên. Chi nhánh cần xác định một cơ cấu trình độ chuyên môn thích hợp trong tìm kiếm nguồn nhân lực. Lựa chon một cơ cấu nhân lực cần thiết phải thông qua tiêu chuẩn hóa các vị trí công việc, tránh quan niệm cần tuyển lao động có trình độ đại học cho mọi vị trí vì năng lực cạnh tranh của ngân hàng có đƣợc còn nhờ sự tiết giảm chi phí, trong đó có tiết kiệm chi phí nhân công là hết sức cần thiết. Sai lầm rất lớn hiện nay tại chi nhánh là cho rằng tỷ lệ lao động trong cơ cấu nhân lực có bằng cấp càng cao thì hiệu quả công việc càng tốt mà không cần chú ý rằng chọn đúng ngƣời đúng việc là cách thức tốt nhất để đạt đƣợc các mục tiêu đề ra với một chi phí hợp lý.

Kết quả khảo sát ý kiến hạn chế rủi ro tín dụng là nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực

Thang trả lời

Thật sự cần thiết Ít cần thiết

94% 06%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)