Những mặt còn yếu kém

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 57 - 59)

2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển

2.2.3.2. Những mặt còn yếu kém

Bên cạnh những mặt đạt đƣợc trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng, ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Viêt Nam chi nhánh Bảo Lộc còn có một số tồn tại sau:

Một là, mức ủy quyền phán quyết tại Chi nhánh thấp. Mức ủy quyền phán quyết của giám đốc BIDV Chi nhánh Bảo Lộc là 35 tỷ đồng đối với một khách hàng, bao gồm tổng dƣ nợ cho vay, bảo lãnh. Những khách hàng có nhu cầu lớn hơn 35 tỷ đồng, Chi nhánh phải trình Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Viêt Nam. Điều này đòi hỏi mất một khoảng thời gian 10 đến 15 ngày từ lúc nhận hồ sơ của Chi nhánh đến khi có Quyết định từ Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Viêt Nam. Trong thời gian tới, khi nhu cầu các doanh nghiệp ngày càng cao nhằm mở rộng quy mô hoạt động thì điều này sẽ hạn chế khả năng cạnh tranh của Chi nhánh.

Thứ hai, chƣa tiến hành chuyên môn hoá trong công tác xử lý nợ xấu.Công tác xử lý nợ xấu của chi nhánh còn chƣa tốt, chƣa tiến hành chuyên môn hoá trong công tác xử lý nợ xấu. Từ tháng 5/2009, thực hiện chỉ đạo của Tổng giám đốc về thành lập Tổ xử lý nợ các chi nhánh, chi nhánh đã lập ra một tổ xử lý nợ xấu gồm 3 thành viên: Giám đốc chi nhánh, trƣởng phòng Khách hàng và 1 cán bộ Khách hàng. Các thành viên trong tổ xử lý nợ xấu chỉ kiêm nhiệm thêm công tác xử lý nợ xấu, thêm vào đó do khối lƣợng công việc quá nhiều, các thành viên này chƣa bố trí đủ thời gian cần thiết để nghiên cứu kỹ các văn bản chế độ mới ban hành của Nhà nƣớc cũng nhƣ hƣớng dẫn của ngành về xử lý nợ xấu.

Thứ ba, theo quy trình, nhiệm vụ phát hiện các dấu hiệu rủi ro chủ yếu do phòng Khách Hàng thực hiện bởi đây là bộ phận làm việc trực tiếp với khách hàng, thu thập các thông tin, kiểm tra sử dụng vốn vay…nên có khả năng phát hiện kịp thời những biến động bất lợi. Trong công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng,

nhiệm vụ chủ yếu lại do phòng Quản lý rủi ro thực hiện trên cơ sở thông tin định lƣợng từ hệ thống có sự phối hợp cung cấp các thông tin của phòng Khách hàng. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy sự phối hợp giữa các bộ phận còn hạn chế, công tác phát hiện rủi ro tín dụng mang tính thụ động, chủ yếu là xử lý khi những dấu hiệu rủi ro đã xuất hiện (phát sinh nợ quá hạn, nợ cơ cấu, khách hàng kinh doanh thua lỗ….).Khả năng phòng ngừa và dự báo từ xa chƣa tốt do sự hạn chế về trình độ, kinh nghiệm của cán bộ, hệ thống thông tin thị trƣờng và xử lý thông tin qua các phân tích, dự báo chƣa tốt, công tác kiểm tra sử dụng vốn còn hời hợt, chủ yếu dựa vào các báo cáo do khách hàng cung cấp.

Thứ tƣ, thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng là rất lớn. Khi xem xét cho vay đối với một khách hàng mới, ngân hàng hầu nhƣ không có những thông tin đủ độ tin cậy để ra quyết định. Trong công tác thẩm định thì những mối quan hệ với láng giềng, với đối tác… là những thông tin quan trọng, tuy nhiên, việc cán bộ khách hàng từ địa bàn này đến địa bàn khác xét vay, với cách sống biệt lập của ngƣời dân thành phố, ngân hàng không có thêm bất kỳ thông tin nào ngoài thông tin từ chính khách hàng vay. Nguồn duy nhất mà các ngân hàng có thể khai thác thông tin tín dụng hiện nay là Trung tâm Thông tin Tín dụng của NHNN (CIC).Tuy nhiên, chất lƣợng thông tin không đáp ứng đƣợc yêu cầu, đã có nhiều khách hàng phàn nàn với ngân hàng rằng thông tin CIC của họ vẫn còn dƣ nợ mặc dù khoản vay đã tất toán từ lâu. Từ đó có thể thấy thông tin chƣa theo đƣợc thực tế, đặc biệt là thông tin về tài chính của khách hàng. Chi nhánh Bảo Lộc nói riêng và toàn hệ thống BIDV nói chung chƣa xây dựng đƣợc một hệ thống thông tin tín dụng đủ mạnh và đẩy đủ, nhanh chóng để tất cả các chi nhánh trong hệ thống đều có thể tra cứu thông tin về khách hàng mình, do đó đã gây chậm trễ trong khâu thẩm định, bỏ lỡ nhiều khách hàng tốt đang thực sự cần vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc những thƣơng vụ sinh lời cao.

Thứ năm, do phải chạy theo kế họach về mức dƣ nợ tín dụng Trung ƣơng giao hàng năm mà chi nhánh bằng mọi cách phải tăng trƣởng tín dụng bằng các biện pháp nhƣ cho vay ồ ạt, thiếu chọn lọc, ép doanh nghiệp nhận nợ tại thời điểm kết

thúc năm tài chính trong khi doanh nghiệp chƣa cần vốn…. Đây là một sự bất hợp lý của cách thức làm việc và quản lý theo hệ thống chỉ tiêu, kế hoạch. Bằng mọi cách, lúc nào năm sau cũng phải hơn năm trƣớc mới đƣợc đánh giá là tốt, là hiệu quả bất kể tình hình kinh tế và điều kiện môi trƣờng kinh doanh tốt hay xấu.

Thứ sáu, Công tác quản lý và đào tạo cán bộ không đƣợc quan tâm đúng mức là nguyên nhân gây nên rủi ro đạo đức của cán bộ, vừa không khuyến khích đƣợc ngƣời tài vừa tạo ra một lớp cán bộ vừa thiếu vừa yếu. Công tác thẩm định cho vay còn nhiều sơ hở, không bao quát hết đƣợc các tình huống có thể xảy ra để chủ động ngăn ngừa và có biện pháp xử lý kịp thời. Sự tuân thủ quy trình tín dụng của hệ thống chƣa đƣợc tuân thủ nghiêm và thiếu thận trọng. Một số khoản tín dụng đƣợc phê duyệt một cách vội vàng, chạy theo yêu cầu của khách hàng, thiếu sự phân tích, thẩm định kỹ càng của cán bộ quản lý khoản vay. Quá trình kiểm tra, giám sát không đƣợc thực hiện một cách nghiêm chỉnh tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích và cũng là nguyên nhân gây nên sự thông đồng giữa cán bộ ngân hàng và khách hàng vay vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)