Cơ cấu dƣ nợ tín dụng theo thành phần kinh tế giai đoạn từ 2014-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 49 - 51)

Bảng 2 .3 Tình hình dƣ nợ tín dụng theo loại tiền tệ giai đoạn từ 2014-2016

Bảng 2.6 Cơ cấu dƣ nợ tín dụng theo thành phần kinh tế giai đoạn từ 2014-2016

2016 Đơn vị tính : tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2014 31/12/2015 31/12/2016 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dƣ nợ 1,758 100 2,209 100 3,086 100 Định chế tài chính 0 0 0 0 0 0 Doanh nghiệp 458.90 26.10 558.90 25.30 675.90 21.90 Cá nhân 1,299.10 73.90 1,650.10 74.70 2,410.10 78.10

Biểu đồ 2.4: Dƣ nợ tín dụng theo thành phần kinh tế giai đoạn từ 2014-2016

+ Khách hàng doanh nghiệp: Số doanh nghiệp có quan hệ với Chi nhánh

đa số là doanh nghiệp nhỏ và vừa, chỉ có 01 doanh nghiệp có quy mô lớn. Do đặc điểm địa lý phần lớn nhóm khách hàng này đều sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực thu mua, chế biến nông sản (chủ yếu là trà, cà phê, dâu tằm, mật ong), các doanh nghiệp còn lại kinh doanh trong lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ, xây dựng. Mặc dù nhóm khách hàng này sử dụng nhiều sản phẩm của chi nhánh nhƣ: sản phẩm dịch vụ, bảo hiểm, tài trợ thƣơng mại cũng nhƣ mang lại nhiều lợi nhuận cho chi nhánh tuy nhiên đây là nhóm khách hàng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong các năm qua và đến thời điểm hiện nay nợ xấu của chi nhánh tập trung chủ yếu nhóm khách hàng này (chiếm 98%/tổng số nợ xấu). Do vậy về định hƣớng chi nhánh sẽ duy trì và phát triển các khách hàng tốt, sử dụng nhiều sản phẩm của BIDV.

+ Khách hàng là cá nhân: Cũng nhƣ nhóm khách hàng doanh nghiệp,

nhóm khách hàng cá nhân cũng chủ yếu sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực trồng và chế biến nông sản, chiếm 53% tổng dƣ nợ bán lẻ, thƣơng mại, dịch vụ chiếm 20,8%, cho vay tiêu dùng chiểm 24,2%, còn lại là cho vay khác. Trong mục tiêu của chi nhánh là chú trọng phát triển nhóm khách hàng cá nhân, do vậy tỷ trọng cho vay

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80%

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

0 0 0 26.10% 25.30% 21.90% 73.90% 74.70% 78.10% ĐCTC Doanh Nghiệp Cá nhân

2014 đến thời 31/12/2016 đã chiếm 78.1%/tổng dƣ nợ. Mặc dù để phát triển nhóm khách hàng này cần có sự đầu tƣ lớn về nhân sự, nhƣng nhóm khách hàng này có tính bền vững, ít rủi ro và ngày càng sử dụng nhiều sản phẩm của BIDV, do vậy lợi nhuận từ nhóm khách hàng này ngày càng đƣợc nâng lên

2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Bảo Lộc Phát triển Bảo Lộc

Hoạt động tín dụng là hoạt động lớn nhất của bất kỳ ngân hàng nào, đây là hoạt động mang lại lợi nhuận cao nhất nhƣng cũng chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Vấn đề đặt ra cho ngân hàng là làm sao cho đồng vốn bỏ ra mang lại hiệu quả cao nhất và an toàn nhất. Bất kỳ một ngân hàng nào cũng luôn coi trọng việc quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên rủi ro tín dụng không thể không tồn tại trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Để đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại BIDV Bảo Lộc, chúng ta xem xét các chỉ tiêu sau:

2.2.1. Nợ quá hạn

Nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng NHTM là hiện tƣợng phát sinh từ mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo khi ngƣời đi vay (khách hàng) không thực hiện đƣợc nghĩa vụ trả nợ của mình cho ngân hàng đúng hạn. Sự phát sinh của các khoản nợ quá hạn có thể tác động nặng nề đến các hoạt động kinh doanh khác, thậm chí đe doạ sự tồn tại của NHTM. Để hạn chế các tác hại đó, đồng thời đáp ứng nhu cầu đòi hỏi phải nâng cao chất lƣợng tín dụng và hiệu quả sử dụng nguồn vốn hiện có cho công tác tín dụng, việc phân tích nợ quá hạn có ý nghĩa rất quan trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 49 - 51)