Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

Một phần của tài liệu Giáo án địa lí lớp 6 bộ sách cánh diều (Trang 76 - 80)

V. Hồ sơ dạy học

b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

-GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK/trang 126

1. Tại sao trên Trái Đất lại có hiện tượng ngày và đêm? Tại sao ngày và đêm lại luân phiên nhau liên tục ở khắp mọi nơi trên Trái Đất?

2. Quan sát hình 6.2 và xác định: Việt Nam nằm ở khu vực giờ số mấy? Kinh tuyến nào

-HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời

1. Trái Đất có dạng hình cầu, nên bao giờ Mặt Trời chiếu sáng một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày. nửa nằm trong bóng tối là đêm.

- Trong khi đó Trái Đất lại tự quay từ Tây sang Đông nên ở khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau.

2. Việt Nam nằm ở khu vực giờ số 7, kinh tuyến 105Đ là kinh tuyến trung tâm để xác định múi giờ ở Việt Nam.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.

b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế,GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3 phần Vận dụng SHS trang126.

Người mẹ tham gia đoàn công tác tới Pa-ri (thủ đô nước Pháp). Trước khi đi Pa-ri, mẹ giao hẹn với con trai ở Hà Nội là hằng ngày hai mẹ con sẽ nói chuyện qua internet. Tuy nhiên, có một số trở ngại về mặt thời gian: Theo giờ Pa-ri, từ 7 giờ đến 12 giờ mẹ làm việc với đoàn và từ 21 giờ đến 5 giờ là thời gian ngủ. Ở những khung giờ ấy người con không liên lạc được với mẹ. Tương tự như vậy, theo giờ Hà Nội, từ 7 giờ đến 12 giờ người con đi học và từ 21 giờ đến 5 giờ là thời gian ngủ. Ở những khung giờ ấy, người mẹ không liên lạc được với con. Theo em, hai mẹ con sẽ chỉ nói chuyện được với nhau trong những khoảng thời gian nào trong ngày (theo giờ Pa-ri và theo giờ Hà Nội)?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Do chênh lệch múi giờ nên hai mẹ con chỉ nói chuyện được với nhau trog khoảng thời gian từ 13 giờ đến 14 giờ Pa- ri, tương ứng từ 19 đến 20 giờ theo giờ Hà Nội.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức

IV. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú

Đánh giá thường xuyên - Vấn đáp. - Các loại câu hỏi (GV đánh giá HS, - Kiểm tra viết, kiểm tra vấn đáp.

Ngày soạn:…../……/…. Ngày dạy:…../…../……

BÀI 7: CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI VÀ CÁCHỆ QUẢ ĐỊA LÍ HỆ QUẢ ĐỊA LÍ

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU1. Về kiến thức 1. Về kiến thức

Thông qua bài học, HS nắm được:

- Mô tả được chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. - Trình bày được hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.

2. Năng lực

-Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.

-Năng lực riêng:

 Giải thích các hiện tượng địa lí tự nhiên: mô tả được chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, phân tích được quan hệ nhân quả giữa chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất với các hệ quả: mùa trên Trái Đất và hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.

 Sử dụng các công cụ địa lí: tranh ảnh, sơ đồ, Địa cầu, video clip,...

 lời các câu

 Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất

- Tự tin trong cuộc sống, truyền đươc cảm hứng về khám phá thiên nhiên với nhiều người.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU1. Đối với giáo viên 1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGV, SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí).

- Quả địa cầu, ngọn đèn trong bóng tối (tượng trưng cho Mặt trời) - Tranh ảnh, video về chuyển động của Trái Đất quanh Mặt trời. - Máy tính, máy chiếu (nếu có).

- Phiếu học tập

2. Đối với học sinh

- SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí).

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: Hình ảnh sau gợi cho các em điều gì? Tại sao trong một năm, thiên nhiên lại có sự thay đổi

-HS tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi:

-GV dẫn dắt vấn đề: Ngoài chuyển động quanh trục Trái Đất còn chuyển động

Một phần của tài liệu Giáo án địa lí lớp 6 bộ sách cánh diều (Trang 76 - 80)