- Khi Mặt Trời lên cao trên bầu trời có thê xác định phương
BÀI 9: CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT CÁC MẢNG KIẾN TẠO NÚI LỬA VÀ ĐỘNG ĐẤT
LỬA VÀ ĐỘNG ĐẤT
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU1. Về kiến thức 1. Về kiến thức
GV giúp HS đạt được các yêu cầu sau:
- Trình bày được cấu tạo của Trái Đất gồm ba lớp: vỏ Trái Đất, man-ti (lớp giữa) và lõi Trái Đất.
- Xác định được trên lược đồ các mảng kiến tạo lớn, đới tiếp giáp của hai mảng xô vào nhau.
- Trình bày được hiện tượng núi lửa, động đất và nêu được nguyên nhân của các hiện tượng này.
– Biết tìm kiếm thông tin về các thảm hoạ thiên nhiên do núi lửa và động đất gây ra.
2. Năng lực
-Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.
-Năng lực riêng:
Giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí tự nhiên: mô tả được cấu tạo của Trái Đất và các hiện tượng núi lửa, động đất; nhận biết và phân tích được
quan hệ nhân quả giữa sự dịch chuyển các mảng kiến và hoạt động của các hiện tượng tự nhiên (núi lửa, động đất,...).
Khai thác internet phục vụ môn học: biết lấy thông tin từ những trang web chính thống, biết xác định các từ khoá đánh giá thông tin tiếp cận được. Sử dụng công cụ địa lí: khai tác tài liệu văn bản, sơ đồ, lược đồ,...
Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học, tự tìm tòi để giải quyết các nội dung kiến thức.
Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất
- Có thái độ nghiêm túc và ý thức trách nhiệm trong việc cần thiết phải tìm hiểu về các biện pháp để phòng tránh tai hoạ do thiên nhiên gây ra đối với bản thân và giúp đỡ những người xung quanh.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU1. Đối với giáo viên 1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGV, SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí).
- Các số liệu về những thiệt hại do các trận động đất, núi lửa phun trào lớn trên thế giới.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có). - Phiếu học tập
2. Đối với học sinh
- SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí).
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
- GV cho HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: Em có biết đây là hiện tượng thiên tai nào? Các hiện tượng này được hình thành như thế nào và có tác động ra sao?
-HS tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi:
-GV dẫn dắt vấn đề: Chúng ta đang sống trên bề mặt trái đất, vậy các em có băn khoăn dưới lòng đất của chúng ta có những gì? Những hiện tượng xảy ra trong như động đất, núi lửa do đâu mà hình thành? Bài học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất, các mảng kiến tạo, núi lửa và động đất.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về cấu tạo của Trái Đất Hoạt động 1: Tìm hiểu về cấu tạo của Trái Đất