Mục này sẽ so sánh đáp ứng dao động của xe khi chịu kích thích động học dạng xung được mô tả theo 3 dạng hàm là parabol, hình sin nửa chu kỳ và hình sin một chu kỳ trong trường hợp có kể đến cả MLK và biến dạng của đường (trường hợp 4). Tình huống khảo sát cũng tương tự như mục 2.5.1, các kết quả cần quan tâm sẽ được trình bày ở dạng đồ thị và bảng số.
Hình 2.10: Ảnh hưởng của các kiểu kích thích dạng xung đến gia tốc thẳng đứng thân xe
Hình 2.11: Ảnh hưởng của các kiểu kích thích dạng xung đến lực tiếp xúc giữa bánh xe với mặt đường
Bảng 2.2 trình bày một số kết quả về ảnh hưởng của các kiểu kích thích dạng xung đến giá trị trung bình bình phương và giá trị lớn nhất của gia tốc thẳng đứng thân xe (RMS(ub), Max(ub)), lực tiếp xúc giữa bánh xe với mặt đường (RMS(FL), Max(FL)) và tổng thời gian MLK giữa bánh xe với mặt đường (TLC).
Bảng 2.2. Ảnh hưởng của các kiểu kích thích dạng xung đến đáp ứng động lực học của ô tô.
Các đại lượng đặc trưng
Các kiểu kích thích BDMĐ dạng xung Parabol Sin 1/2 chu kỳ Sin 1 chu kỳ
RMS(ub) (m/s2) 3,8363 3,7373 3,8677 Max(ub) (m/s2) 17,8037 18,1526 16,5457 RMS(FL) (N) 21613,5707 21372,1735 21026,6194 Max(FL) (N) 19330,3376 19351,2487 19309,5623 TLC (s) 0,149 0,137 0,157 Từ các kết quả nhận được ta có một số nhận xét như sau:
- Không có sự khác biệt nhiều về gia tốc thẳng đứng thân xe và lực tiếp xúc giữa bánh xe với mặt đường giữa kiểu parabol và kiểu hình sin nửa chu
kỳ, cả hai kiểu kích thích trên đều có biên độ dao động lớn hơn so với kiểu hình sin môt chu kỳ (Hình 2.10 và Hình 2.11).
- Kích thích BDMĐ kiểu hình sin một chu kỳ có giá trị Max(ub) và giá trị RMS(FL), Max(FL) là nhỏ nhất nhưng tổng thời gian MLK lại lớn nhất. Điều này cho thấy, nếu xét về mặt êm dịu chuyển động thì kích thích BDMĐ kiểu hình sin một chu kỳ là tốt hơn so với hai dạng còn lại nhưng về mặt an toàn chuyển động lại không tốt bằng.
- Trong ba kiểu kích thích trên thì kiểu hình sin nửa chu kỳ có tổng thời gian MLK là nhỏ nhất, do đó xét về mặt an toàn chuyển động thì nó tốt hơn hai dạng còn lại.