KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu dao động thẳng đứng của ô tô theo các mô hình khác nhau có tính đến hiện tượng mất liên kết giữa bánh xe và mặt đường (Trang 85 - 86)

Chương 2 đã xây dựng mô hình dao động thẳng đứng của bánh xe có tính đến hiện tượng MLK với các đặc trưng tiếp xúc và mối quan hệ giữa chúng. Trên cơ sở đó, đã xây dựng được mô hình dao động kiểu 1/4 của hệ xe - đường kết hợp có tính đến hiện tượng MLK, biến dạng của đường và sự thay đổi kích thước vết tiếp xúc. Hệ PTVP chuyển động của cơ hệ có chứa phương trình đạo hàm riêng đã được thiết lập và được chuyển về hệ PTVP thường bằng cách áp dụng phương pháp Bubnov-Galerkin. Trình tự giải hệ PTVP chuyển động của cơ hệ và một số kết quả khảo sát số tiêu biểu đã được trình bày cụ thể. Từ các kết quả khảo sát có thể rút ra một số kết luận như sau:

1) Hiện tượng mất liên kết giữa bánh xe với mặt đường rất dễ xảy ra (khi vận tốc chuyển động của xe còn rất nhỏ, khoảng 5km/h).

2) Có sự khác biệt đáng kể về đáp ứng ĐLH của xe trong các trường hợp có tính đến và không tính đến hiện tượng mất liên kết.

3) Vận tốc chuyển động có ảnh hưởng lớn đến đáp ứng ĐLH của cơ hệ. 4) Với giá trị đã chọn của bộ số liệu về xe và đường, ảnh hưởng của độ cứng nền đường (kS) đến gia tốc thẳng đứng của thân xe và lực tiếp xúc giữa bánh xe với mặt đường là không đáng kể.

5) Ảnh hưởng của các dạng hàm mô tả quy luật phân bố áp suất đến đáp ứng ĐLH của xe ít có sự khác biệt.

6) Trong ba kiểu kích thích dạng xung được khảo sát, các xung kiểu parabol và hình sin nửa chu kỳ gần cho kết quả như nhau về đáp ứng ĐLH của xe, trong khi kiểu hình sin một chu kỳ cho tổng thời gian MLK lớn hơn.

Chương 3

KHẢO SÁT DAO ĐỘNG CỦA Ô TÔ THEO MÔ HÌNH 1/2

Chương 3 sẽ khảo sát dao động của ô tô theo các mô hình 1/2, gồm mô hình 1/2 dọc (dao động phẳng dọc xe) và mô hình 1/2 ngang (dao động phẳng ngang xe), trong đó kể đến cả hiện tượng MLK, biến dạng của đường và sự thay đổi kích thước vết tiếp xúc. Mô hình dao động của bánh xe đã trình bày trong mục 2.1 vẫn tiếp tục được sử dụng. Ô tô được lập mô hình dưới dạng các hệ dao động 4 bậc tự do và đường biến dạng được lập mô hình dưới dạng một dầm đàn hồi trên nền đàn nhớt Kelvin với liên kết tựa đơn ở cả hai đầu.

Hệ PTVP dao động của cơ hệ có chứa phương trình đạo hàm riêng cũng được đưa về hệ PTVP thường nhờ áp dụng phương pháp Bubnov-Galerkin. Trình tự giải hệ PTVP dao động của cơ hệ sau chuyển đổi cũng được đưa ra. Chương trình tính toán số tự viết trong phần mềm Matlab cho phép xác định đáp ứng dao động của cơ hệ và khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố cần quan tâm đến đáp ứng dao động đó.

Mặc dù cùng là mô hình dao động kiểu 1/2 nhưng hai mô hình được khảo sát trong chương này có bản chất khác nhau, cả về phương diện vật lý (số phần tử khối lượng và cách liên kết giữa chúng, dạng chuyển động và mặt phẳng chuyển động của các khối lượng, v.v), hệ PTVP dao động và phương pháp giải chúng.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu dao động thẳng đứng của ô tô theo các mô hình khác nhau có tính đến hiện tượng mất liên kết giữa bánh xe và mặt đường (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)