Khảo sát ảnh hưởng của vận tốc chuyển động

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu dao động thẳng đứng của ô tô theo các mô hình khác nhau có tính đến hiện tượng mất liên kết giữa bánh xe và mặt đường (Trang 83 - 85)

Vận tốc chuyển động của xe là một thông số vận hành quan trọng, do đó trong mục này sẽ khảo sát sự ảnh hưởng của nó đến một số đáp ứng ĐLH xe trong cả 4 trường hợp. Vận tốc xe được khảo sát từ 0÷80km/h, kích thích từ BDMĐ dạng xung kiểu prabol (Hình 1.2c) với LE=0,6m và hE=0.12m, quy luật phân bố áp suất có dạng prabol (Hình 2.3). Trên đây là một số kết quả cần quan tâm được thể hiện ở dạng đồ thị từ Hình 2.14 đến Hình 2.17.

Hình 2.14: Ảnh hưởng của vận tốc chuyển động đến giá trị RMS gia tốc thẳng đứng thân xe

Hình 2.15: Ảnh hưởng của vận tốc chuyển động đến giá trị Max gia tốc thẳng đứng thân xe

Hình 2.16:Ảnh hưởng của vận tốc chuyển động đến giá trị RMS lực tiếp xúc

Hình 2.17:Ảnh hưởng của vận tốc chuyển động đến tổng thời gian MLK Từ các kết quả trên nhận thấy:

- Đối với gia tốc thẳng đứng thân xe: khi vận tốc chuyển động tăng từ 20÷80km/h thì với các trường hợp có kể đến hiện tượng MLK các giá trị RMS(ub) và Max(ub) tăng lên rõ rệt, còn các trường hợp không kể đến hiện tượng MLK giá trị RMS(ub) lại giảm nhưng giá trị Max(ub) có tăng nhưng không đáng kể (Hình 2.14 và Hình 2.15).

- Đối với lực tiếp xúc giữa bánh xe với mặt đường: khi vận tốc chuyển động tăng thì giá trị RMS(FL) trong tất cả các trường hợp cũng tăng nhưng với hai trường hợp không tính đến MLK có giá trị lớn hơn, điều này là hợp lý (Hình 2.16).

- Đối với tổng thời gian MLK: khi vận tốc chuyển động tăng thì tổng thời gian MLK trong trường hợp 2 và 4 cũng tăng theo, nhưng khi vận tốc trên 60km/h thì trường hợp 2 có giá trị lớn hơn nhiều (Hình 2.17).

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu dao động thẳng đứng của ô tô theo các mô hình khác nhau có tính đến hiện tượng mất liên kết giữa bánh xe và mặt đường (Trang 83 - 85)