Các yếu tố thuộc môi trường nội tại doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị thị trường chiến lược trong kinh doanh dịch vụ viễn thông của tổng công ty viễn thông viettel (Trang 54)

6. Kết cấu luận văn

1.4.3. Các yếu tố thuộc môi trường nội tại doanh nghiệp

Các yếu tố thuộc môi trường nội tại của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông thường bao gồm các yếu tố sau đây:

- Khả năng tài chính: đây là yếu tố rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp viễn thông nói riêng, đồng thời quyết định ngân sách cho hoạt động quản trị thị trường chiến lược của doanh nghiệp. Việc thực hiện hoạt động quản trị với từng thị trường chiến lược cụ thể đều phải được đảm bảo bằng các nguồn tài chính nhất định và những khoản dự phòng cần thiết để đối phó với các rủi ro bất trắc có thể xảy ra.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ: đặc điểm của sản phẩm dịch vụ viễn thông

bao gồm cả đặc điểm kinh tế và đặc điểm kỹ thuật, vì vậy nên việc tạo ra các dịch vụ viễn thông chất lượng đòi hỏi phải có cơ sở vật chất, công nghệ tiên tiến. Cạnh tranh ngày càng gia tăng trong ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông đòi hỏi các doanh nghiệp hoạt động trong ngành phải không ngừng đổi mới trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ kinh doanh.

- Nguồn nhân lực: đây là yếu tố rất quan trọng trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông. Nó không những ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng các dịch vụ của doanh nghiệp mà còn là yếu tố tạo nên sự khác biệt khó bắt chước nhất của các đối thủ cạnh tranh. Đặc biệt là hoạt động cung cấp dich vụ khách hàng, giải đáp các thắc mắc, yêu cầu phát sinh trong quá trình sử dụng dịch vụ viễn thông của khách hàng đòi hỏi rất nhiều nhân lực không những phải có trình độ chuyên môn, kỹ thuật mà còn phải có thái độ tận tâm, nhiệt tình, lắng nghe và thấu hiểu khách hàng, phản hồi nhanh chóng với độ chính xác cao. Mọi sai sót trong quá trình này đều có thể làm cho chất lượng dịch vụ viễn thông tổng thể bị suy giảm và làm cho khách không hài lòng, thậm chí doanh nghiệp có thể đánh mất khách hàng..

- Uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp: uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp cũng góp phần vào nâng cao nhận thức về chất lượng sản phẩm, dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp cung cấp.

- Mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp: do nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi, muốn nâng cao và giành lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn

thông luôn phải nghiên cứu, phát triển các dịch vụ mới để làm khác biệt sản phẩm của mình tránh việc cạnh tranh bằng giá. Khả năng nghiên cứu triển khai sẽ tạo ra các thời cơ bên trong cho các doanh nghiệp làm nổi bật hình ảnh của sản phẩm, dịch vụ và của doanh nghiệp sẽ giúp khắc sâu vào tâm trí khách hàng và giành được lợi thế trong cạnh tranh.

42

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ THỊ TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG

VIETTEL 2.1. Khái quát về Tổng công ty viễn thông Viettel

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty viễn thông Viettel

Vào những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20, di động ở Việt Nam là dịch vụ xa xỉ. Mỗi chiếc điện thoại kèm sim có giá tương đương nửa chiếc xe máy. Để có thể kết nối di động, người dân phải mất 200 USD tiền thuê bao, thêm vào đó là vài chục USD để chi cho cước phí kết nối. Ngay cả những người nước ngoài đến Việt Nam, ở trong khách sạn 5 sao… cũng phải lắc đầu vì chi phí điện thoại quá đắt đỏ tại quốc gia đang cố gắng vươn mình phát triển hậu chiến tranh và cấm vận kinh tế. Giấy phép được ký ngày đó bị đặt dưới con mắt nghi ngại của nhiều người, bởi Viettel là doanh nghiệp non trẻ, vừa thoát mác đơn vị xây lắp. Thành công của Viettel vào thời điểm ấy mới dừng lại ở việc hoàn thành đường trục cáp quang 1A với công nghệ thu phát trên cùng một sợi quang do chính Viettel thực hiện. Công ty này chưa thực sự bước chân vào địa hạt kinh doanh viễn thông, dù công nghệ thu phát trên cùng một sợi quang mà họ tự nghiên cứu được coi như một bằng chứng về năng lực kỹ thuật về viễn thông khi đó. Năm 2000, Viettel ra mắt đầu số 178 trên nền dịch vụ VoIP, đánh dấu bước chuyển mình của ngành viễn thông Việt Nam. Điện thoại đường dài từ chỗ là dịch vụ đắt đỏ đã trở nên rẻ hơn nhiều so với trước đó. Năm 2003, với việc xây dựng và đưa vào khai thác trạm vệ tinh mặt đất cửa ngõ viễn thông đi quốc tế, dung lượng kết nối quốc tế mạng IXP của Viettel đã được nâng lên 45Mbps. Đến năm 2005, mạng Internet của Viettel được mở rộng ra toàn quốc. Đến tháng 9/2003, Viettel bắt đầu cung cấp dịch vụ điện thoại cố định tại Hà Nội và TP HCM, sau đó mở rộng ra các

tỉnh thành khác trên cả nước. Năm 2006, Viettel bắt đầu nghĩ đến việc đi ra nước ngoài. Ban dự án Đầu tư nước ngoài được thành lập, với mục tiêu ban đầu là khai trương được ở hai quốc gia láng giềng là Campuchia và Lào. Năm 2009, Metfone chính thức hòa mạng, cùng thời điểm Viettel ở Việt Nam trở thành nhà mạng hàng đầu về thuê bao và lợi nhuận. Đây cũng là năm đánh dấu lần đầu tiên một doanh nghiệp viễn thông Việt Nam có nhà mạng riêng của mình tại thị trường quốc tế. Mang bài học từ Việt Nam áp dụng vào thị trường Campuchia, Metfone - thương hiệu của Việt Nam tại Campuchia - đã nhanh chóng đạt được thành công vang dội. Từ thành công ở Campuchia, 31 nhân sự Viettel tiếp tục được cử đến Lào để thực hiện dự án Unitel.

Suốt từ năm 2009 đến năm 2018, Viettel liên tục mở rộng thị trường quốc tế với việc triển khai hoạt động từ châu Á đến châu Phi và Mỹ Latinh. 10 công ty mang thương hiệu của Viettel đang hoạt động trên 3 châu lục. Trong đó, ở 5 thị trường, công ty con của Viettel đang đứng ở vị trí hàng đầu về thị phần thuê bao, doanh thu, và lợi nhuận: Campuchia, Lào, Burundi, Đông Timor, Mozambique.

Peru là thị trường quốc tế đầu tiên có trình độ phát triển kinh tế cao hơn so với Việt Nam (GDP đầu người của Peru cao cấp hơn 3 lần Việt Nam) kinh doanh có lãi và nằm trong số những thị trường đem lại lợi nhuận từ nước ngoài lớn nhất của Viettel. Myanmar

– thị trường quốc tế thứ 10 của Viettel và cũng là thị trường có tăng trưởng lập kỷ lục của Viettel trong lịch sử kinh doanh viễn thông. Chỉ sau khoảng 8 tháng kinh doanh, Viettel Myanmar đã có hơn 5,4 triệu thuê bao, vươn lên vị trí thứ 3 ở thị trường quốc tế lớn nhất của Viettel.

Nói về Viettel, người ta nhắc nhiều đến ý chí và kỷ luật của một doanh nghiệp xuất thân từ quân đội. Thế nhưng, trên hết, sự kịp thời, nắm đúng thời cơ, chuyển đổi nhanh, tạo áp lực tích cực đã biến một doanh nghiệp nhỏ với số vốn chỉ vỏn vẹn 2 tỷ đồng vào năm 1989 trở thành tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam.

Trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất thiết bị, Viettel quyết tâm làm chủ và tự sản xuất các thiết bị công nghệ cao, thay vì gia công cho người nước ngoài. Đội ngũ lãnh đạo của Viettel chỉ rõ con đường cho tập đoàn này là tạo ra những sản phẩm 'Made by Vietnam', do những bộ óc của Việt Nam tạo ra, chứ không phải phát triển sản phẩm trên nền công nghệ lõi của quốc tế để gắn mác 'Made in Vietnam'. Sau 10 năm khởi động và triển khai, Viettel đã làm chủ và sản xuất được gần như toàn bộ hệ thống mạng viễn thông lõi, như hệ thống tính cước theo thời gian thực (OCS), hệ thống nhắn tin, trạm phát sóng BTS 4G, đang nghiên cứu thiết bị phát sóng 5G…, đứng vào hàng ngũ một trong 5 nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và lọt top 50 thương hiệu viễn thông đắt giá nhất hành tinh. Vào thời điểm hiện tại, tổng công ty viễn thông Viettel là một trong những doanh nghiệp viễn thông có số lượng khách hàng lớn nhất trên thế giới. Với kinh nghiệm phổ cập hoá viễn thông tại nhiều quốc gia đang phát triển, tổng công ty viễn thông Viettel -Viettel Telecom xác định kết nối của con người giờ đây không chỉ là thoại và tin nhắn, đó còn là phương tiện để con người tận hưởng cuộc sống, sáng tạo và làm giàu. Bởi vậy, bằng cách tiếp cận sáng tạo của mình, Viettel Telecom luôn nỗ lực để kết nối con người vào bất cứ lúc nào cho dù họ là ai và họ đang ở bất kỳ đâu.

44

Viettel Telecom hiện là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn tại Việt Nam, đầu tư, hoạt động và kinh doanh tại 13 quốc gia trải dài từ Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi với quy mô thị trường 270 triệu dân, gấp khoảng 3 lần dân số Việt Nam.

Bên cạnh viễn thông, Viettel còn tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu sản xuất công nghệ cao và một số lĩnh vực khác như bưu chính, xây lắp công trình, thương mại và XNK, IDC.

Các mốc thời gian quan trọng đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ của Tổng công ty viễn thông Viettel, bao gồm:

Ngày 01/06/1989: Tổng công ty Điện tử thiết bị thông tin (SIGELCO) được thành lập, đây là công ty tiền thân của Viettel Telecom.

Năm 1990 – 1994: Xây dựng tuyến vi ba Ba Vì – Vinh cho Tổng cục Bưu điện. Năm 1995: Doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh các dịch vụ viễn thông. Năm 1999: Hoàn thành cục cáp quang Bắc – Nam dài 2000 km. Thành lập Trung tâm Bưu chính Viettel.

Năm 2000: Chính thức tham gia thị trường viễn thông. Lắp đặt thành công cột phát sóng của Đài truyền hình Quốc gia Lào cao 140m.

Năm 2001: Cung cấp dịch vụ VoIP quốc tế. Năm 2002: Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet.

Tháng 2/2003: Đổi tên thành Công ty Viễn thông Quân đội trực thuộc Binh chủng Thông tin.

Tháng 3/2003: Cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (PSTN) tại Hà Nội và TP.HCM.

Tháng 4/2003: Tiến hành lắp đặt mạng lưới điện thoại di động.

Ngày 15 /10/ 2004: Cung cấp dịch vụ điện thoại di động. Cổng cáp quang quốc tế. Năm 2006: Đầu tư ở Lào và Campuchia. Thành lập công ty Viettel Cambodia. Năm 2007: Hội tụ 3 dịch vụ cố định – di động – internet. Thành lập Tổng công ty Công nghệ Viettel (nay là Viện Nghiên cứu và Phát triển Viettel).

Năm 2009: Trở thành Tập đoàn kinh tế có mạng 3G lớn nhất Việt Nam.

Năm 2010: Đầu tư vào Haiti và Mozambique. Chuyển đổi thành Tập đoàn viễn thông Quân đội trực thuộc Bộ Quốc Phòng.

Năm 2011: Đứng số 1 tại Lào về cả doanh, thuê bao và hạ tầng.

Năm 2012: Thương hiệu Unitel của Viettel tại Lào nhận giải thưởng nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất thị trường.

Năm 2013: Doanh thu đầu tư nước ngoài cán mốc 1 tỷ USD.

Năm 2014: Chính thức bán những thẻ sim đầu tiên với thương hiệu Nexttel tại Cameroon và Bitel.

Tháng 3/2016: Trở thành doanh nghiệp đầu tiên thử nghiệm cung cấp cấp dịch vụ 4G.

Tháng 11/2016: Nhận giấy phép cung cấp dịch vụ 4G, cán mốc 36 triệu khách hàng quốc tế.

Ngày 18/4/2017: Chính thức khai trương mạng viễn thông 4G tại Việt Nam.

Ngày 05/01/2018: Chính thức đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội.

Tháng 4/2019: Hoàn thành tích hợp hạ tầng phát sóng 5G đầu tiên tại Hà Nội. Tháng 6/2019: Viettel ++ – chương trình chăm sóc khách hàng lớn nhất của doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động.

Tháng 7/2019: Bước chân vào thị trường xe công nghệ với ứng dụng MyGo.

2.1.2. Sứ mệnh, giá trị cốt lõi của Tổng công ty viễn thông Viettela. Sứ mệnh a. Sứ mệnh

Với sứ mệnh Sáng tạo vì con người, Viettel Telecom luôn coi mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt. Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội. Viettel Telecom cũng cam kết tái đầu đầu tư lại cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội đặc biệt là các chương trình phục vụ cho y tế, giáo dục và hỗ trợ người nghèo.

b. Giá trị cốt lõi

Xuyên suốt mọi hoạt động của Viettel Telecom là 8 giá trị cốt lõi, lời cam kết của Viettel Telecom đối với khách hàng, đối tác, các nhà đầu tư, với xã hội và với chính bản thân doanh nghiệp. Những giá trị này là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Viettel để trở thành một doanh nghiệp kinh doanh sáng tạo vì con người, cụ thể:

- Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý.

- Trưởng thành qua những thách thức và thất bại.

- Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh.

- Sáng tạo là sức sống.

46

- Kết hợp Đông - Tây.

- Truyền thống và cách làm người lính.

- Doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội với phương châm chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, kinh doanh định hướng giải quyết các vấn đề của xã hội và lấy con người làm yếu tố cốt lõi.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức

Hiện nay, Tổng công ty Viettel Telecom hoạt động theo mô hình cấu trúc chức năng theo Hình 2.1.

Hình 2.1: Mô hình tổ chức của Tổng công ty viễn thông Viettel

(Nguồn: Tổng công ty viễn thông Viettel)

Theo đó, chức năng và nhiệm vụ của các vị trí như sau:

-Tổng Giám đốc: Chịu trách nhiệm trực tiếp trước Đảng ủy, Hội đồng Quản trị Tập

đoàn về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và toàn bộ các lĩnh vực quản lý của Tổng công ty trên địa bàn cả nước và các quốc gia được đầu tư.

Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo, điều hành các phòng kế hoạch, tài chính, chính trị, đầu tư, hành chính, kiểm soát nội bộ, tổ chức lao động trong Tổng công ty Viettelecom.

chức và quản lý các hoạt động mang tính chiến lược kinh doanh của Tổng công ty gồm có các lĩnh vực cố định băng rộng, dịch vụ giải pháp, thiết kế tối ưu, dịch vụ viễn thông di động, hạ tầng, kĩ thuật.

- Các phòng ban: chịu trách nhiệm thực hiện đúng các nội dung hoạt động trong phạm vi của mỗi bộ phận.

- Các trung tâm kinh doanh: đơn vị trực tiếp triển khai thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh theo chủ trương, đường lối, chính sách và kế hoạch được giám đốc chính nhánh giao trên địa bàn phân công. Các trung tâm cần quản lý hệ thống cửa hàng, siêu thị, hướng dẫn, hỗ trợ cho hệ thống đại lý, điểm bán cũng như tiến hành các hoạt động nghiên cứu và triển khai thị trường.

2.1.4. Các lĩnh vực kinh doanh và nhóm khách hàng của Tổng công ty viễn thông Viettel

a. Các lĩnh vực kinh doanh của Tổng công ty viễn thông Viettel

Tổng công ty viễn thông Viettel hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực sau đây:

- Cung cấp hạ tầng mạng viễn thông cho dịch vụ internet băng thông rộng.

- Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ viễn thông, internet.

- Dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng internet, điện thoại di động.

- Dịch vụ tin nhắn, dữ liệu, thông tin giải trí trên mạng điện thoại di động.

- Cung cấp trò chơi trực tuyến trên mạng internet, điện thoại di động.

- Thiết lập hạ tầng mạng và cung cấp các dịch vụ viễn thông, internet.

- Xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông và internet.

Hiện nay, Viettel Telecom đang cung cấp các sản phẩm chính bao gồm:

- Internet băng rộng; ADSL/VDSL, Triple play, FTTH, Wimax.

- Kênh thuê riêng, Tên miền, Email, Lưu trú web, Trung tâm dữ liệu.

-Các dịch vụ giá trị gia tăng trên Internet: Truyền hình trực tuyến (Next TV – truyền

hình số), Điện thoại cố định (VoIP), Giám sát từ xa (IP Camera). Chứng thực chữ ký số

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị thị trường chiến lược trong kinh doanh dịch vụ viễn thông của tổng công ty viễn thông viettel (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(157 trang)
w