Kiến nghị với Hiệp hội viễn thông Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị thị trường chiến lược trong kinh doanh dịch vụ viễn thông của tổng công ty viễn thông viettel (Trang 148 - 157)

6. Kết cấu luận văn

3.4.2. Kiến nghị với Hiệp hội viễn thông Việt Nam

Hầu hết các thiết bị viễn thông đầu cuối hiện nay, nhất là các thiết bị đầu cuối di động trên thị trường Việt Nam là do nhập khẩu. Việt Nam chỉ có một số công ty lắp ráp đầu cuối điện thoại cố định. Việc phải nhập khẩu làm cho giá thiết bị đầu cuối tăng cao, dẫn đến hạn chế khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ viễn thông của người dân. Vì vậy, hiệp hội có thể đứng ra làm cầu nối cho việc thành lập các liên doanh với đối tác nước ngoài. Phía nước ngoài sẽ chuyển vốn, công nghệ, dây chuyền sản xuất vào Việt Nam để tạo ra các nhà máy sản xuất, tận dụng nguồn nhân công giá rẻ và có trình độ tại chỗ để tạo ra các thiết bị đầu cuối có giá thành thấp, phù hợp với môi trường và khí hậu ở Việt Nam. Khi đã có thiết bị đầu cuối giá rẻ, cộng với giá cước hoà mạng thấp các nhà khai thác viễn thông đang sử dụng, số lượng thuê bao sẽ tăng lên, tạo tiền đề để các dịch vụ giá trị gia tăng phát triển.

Bên cạnh đó, hiệp hội có thể tăng cường việc đào tạo, trao đổi kinh nghiệm làm việc với các chuyên gia nước ngoài trong môi trường quốc tế. Điều này sẽ giúp lao động và các chuyên gia viễn thông Việt Nam học hỏi được kinh nghiệm làm việc từ nhiều quốc gia khác nhau. Để thực hiện có thể thông qua nhiều cách như:

- Cử các chuyên gia đi tham dự các khoá đào tạo để nhận chuyển giao công nghệ trong các dự án hợp tác hoặc hợp đồng mua thiết bị, công nghệ với đối tác nước ngoài.

- Thuê các chuyên gia giỏi nước ngoài sang làm việc tại những vị trí đòi hỏi cao về chuyên môn hoặc về khả năng tổ chức quản lý trong một thời gian nhất định.

- Cử các chuyên gia của Việt Nam sang làm việc tại các tập đoàn viễn thông lớn trên thế giới.

- Để tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ

ban hành các quy định về đào tạo chuyển giao công nghệ trong các dự án hợp tác và nhập khẩu thiết bị, công nghệ cao của nước ngoài. Mặt khác, Bộ Thông tin và Truyền thông

cũng sẽ phối hợp với các Bộ Lao động và Thương binh Xã hội, Bộ Tài chính… để ban hành các quy chế về trao đổi chuyên gia làm việc học hỏi kinh nghiệm giữa Việt Nam với các nước.

127

KẾT LUẬN

Ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông trong tương lai sẽ có nhiều sự thay đổi lớn do sự hoàn thiện của hạ tầng mạng viễn thông và sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ, đặc biệt là các thế hệ mới của truyền thông di động. Các đối thủ cạnh tranh mạnh sẽ có những biện pháp đối phó với tình hình mới cũng như sự đổi mới về chính sách mở cửa của Chính phủ đối với ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông. Do đó Viettel Telecom cần có những chiến lược cụ thể và hiệu quả để giữ được những ưu thế trên thương trường. Hoạt động quản trị thị trường chiến lược trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, Viettel Telecom cần phải có sự đầu tư thích đáng vào hoạt động quản trị thị trường chiến lược phát huy hiệu quả việc hoạch định chiến lược lâu dài và thực hiện chiến lược marketing phù hợp, khắc phục những mặt hạn chế nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng để cung cấp cho khách hàng một dịch vụ viễn thông có thể cạnh tranh được với những đối thủ mạnh đến từ quốc tế. Quản trị thị trường chiến lược tốt cũng là thước đo đánh giá về hiệu quả kinh doanh thành công cũng như khẳng định vị thế thương hiệu của Viettel Telecom trên thị trường Việt Nam.

Luận văn đã phản ánh thực trạng hoạt động quản trị thị trường chiến lược và dựa trên cơ sở phân tích điểm mạnh, điểm yếu đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị thị trường chiến lược và nâng cao vị thế cạnh tranh của Viettel Telecom trên thị trường Việt Nam.

Mặc dù, tác giả đã rất cố gắng và luận văn đã được thực hiện công phu, tuy nhiên do kiến thức và thời gian có hạn và phải đảm bảo công tác chuyên môn tại đơn vị, cũng như những hạn chế về kinh nghiệm, kiến thức nên luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, bản thân tác giá rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô, lãnh đạo đơn vị và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn và khả thi trong thực tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Thông tin và Truyền Thông, truy cập ngày 15/9/2016 tại

http://www.mic.gov.vn/solieubaocao/Pages/ChuyenMuc/1515/linh-vuc-vien-thong.html

2. David A. Aaker (2005), Strategic market management, NXB Wiley

3. Đào Trung Thành (2016), 8 khuynh hướng thị trường viễn thông Việt Nam năm 2016, truy cập tại http://ictnews.vn/vien-thong/8-khuynh-huong-thi-truong-vien-thong- viet-nam-nam-2016-133998.ict

4. Hoàng Thị Thu Trang (2011), Quản lý nhà nước đối với hoạt động khuyến mại

tronglĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông di động , Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Thươngmại.

5. J.David Hunger & Thomas L. Wheelen (2000),Essentials of Strategic Management, NXB Prentice Hall

6. Michael Porter (2009), Chiến lược cạnh tranh, Nhà xuất bản Trẻ.

7. Michael Porter (2009), Competitive Strategy:Techniques Analyzing Industries and Competitors, Tạp trí kinh tế Saga, truy cập ngày 09 tháng 09 năm 2012

<http://archive.saga.vn/view.aspx?id=2826>

8. Nguyễn Bách Khoa (2011), Giáo trình Marketing thương mại, Nhà xuất bản Thống

kê.

9. Nguyễn Bách Khoa & Nguyễn Hoàng Long(2005), Marketing thương mại, NXB

10. Nguyễn Hoàng Long & Nguyễn Hoàng Việt (2015), Giáo trình Quản trị chiến lược,

11. Nguyễn Hoàng Việt (2010), Luận cứ khoa học nhăm phát triển chiến lược kinh doanh thương mại của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần ngành may mặc Việt Nam giai đoạn hậu gia nhập WTO, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại Học Thương Mại

12. Nguyễn Thị Phương Thanh (2015), Quản trị xúc tiến thương mại dịch vụ 3G

củachi nhánh Viettel Hà Nội - Tập đoàn viễn thông quân đội , Luận văn thạc sĩ, Đại họcThương mại.

13. Pearce & Robinson (2003), Strategic Management - Formulation, Implementation and Control, NXBMcGraw-Hill.

129

15. Philip Kotler (2008), Quản trị Marketing, Nhà xuất bản Thống kê

16. Richard Lynch (2006). Corporate Strategy, NXB Prentice Hall.

17. Trần Thị Thanh Vân (2014), Hoàn thiện triển khai chiến lược phát triển thị trường tại chi nhánh Viettel Hà Nội, Luận văn đại học, Đại học Thương mại

18. Website http://www.vietteltelecom.vn/

19. Website http://vinaphone.com.vn/

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA CÁN BỘ QUẢN LÝ TRONG BAN LÃNH ĐẠO, CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG CỦA TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETTEL

(Về công tác quản trị thị trường chiến lược trong kinh doanh dịch vụ viễn thông của Tổng công ty viễn thông Viettel)

Thưa Ông (Bà):

Trường ĐHTM xin trân trọng cảm ơn tổ chức và cá nhân Ông (Bà) đã phối hợp cùng nhà trường trong sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học thông qua việc giúp đỡ cho các giáo viên và học viên trong triển khai nghiên cứu các vấn đề về quản trị thị trường chiến lược của chi nhánh trong bối cảnh hiện nay. Kính đề nghị Ông (Bà) vui lòng nghiên cứu và cho biết các thông tin, nhận định, đánh giá về các vấn đề sau:

Chân thành cảm ơn sự hợp tác của Quý Ông (Bà). A. PHẦN THÔNG TIN CÁ NHÂN Xin Ông

(Bà) vui lòng cho biết :

Họ và tên: ... Chức vụ :... Bộ phận : ……… Điện thoại:…………...……...Fax:…….………... Email:…………...…...….… B. PHẦN CỤ THỂ

Ông (Bà) vui lòng trả lời bằng cách đánh dấu () vào ô lựachọn:

1. Đánh giá của Ông (Bà) như thế nào về mức độ ưu tiên của khách hàng đang sử dụng dịch vụ viễn thông của Tổng công ty viễn thông Viettel đối với các yếu tố dịch vụ viễn thông sau đây (theo thứ tự thang điểm 1 là thấp nhất, mức 5 là mức cao nhất)

Các yếu tố Mức độ đa dạng sản phẩm Tốc độ kết nối Giá cước Dịch vụ chăm sóc khách hàng Khuyến mại

131

2. Xin Ông (Bà) đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố môi trường liệt kê trong bảng dưới đây ảnh hưởng tới hoạt động quản trị thị trường chiến lược của Viettel Telecom (theo thứ tự thang điểm 1 là mức độ ảnh hưởng thấp nhất, mức 5 là mức cao nhất).

Phân Các yếu tố chiến lược

loại

Công nghệ viễn thông phát triển nhanh Sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia

Cơ hội Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển dịch vụ viễn thông trung ương và địa phương

Nhu cầu sử dụng dịch vụ gia tăng Sự phát triển hạ tầng cơ sở

Sự phát triển nhanh của các ứng dụng miễn phí trên mạng Internet

Thách Cường độ cạnh tranh mạnh trong ngành

thức Yêu cầu của khách hàng ngày càng cao

Môi trường kinh doanh biến đổi nhanh chóng và khó dự đoán

3. Công ty Ông (Bà) sử dụng những tiêu chí nào sau đây để phân đoạn và lựa chọn thị trường chiến lược của Viettel Telecom:

□ Khu vực địa lý

□ Đối tượng khách hàng

4. Xin Ông (Bà) đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố giá trị gia tăng mà dịch vụ viễn thông có thể cung cấp cho khách hàng được liệt kê trong bảng dưới đây (theo thứ tự thang điểm 1 là mức độ quan trọng thấp nhất, mức 5 là mức cao nhất)

Các yếu tố giá trị gia tăng

Mức độ đa dạng sản phẩm Tốc độ kết nối

Mạng lưới phủ sóng rộng khắp Chiết khấu giá cước

132

Dịch vụ chăm sóc khách hàng

Dịch vụ gia tăng (giải trí, quảng cáo, chat...) Khuyến mại

Chuyển vùng quốc tế

5. Viettel Telecom lựa chọn yếu tố nào cho chiến lược khác biệt hóa dịch vụ?

□ Đầu tư cơ sở vật chất và công nghệ thông tin theo hướng hiện đại

□ Nâng cao chất lượng công tác phục vụ tốt nhất

□ Xây dựng uy tín và danh tiếng công ty

□ Yếu tố khác

6. Bộ máy quản trị Viettel Telecom có sự quan tâm và triển khai các hoạt động quản trị thị trường chiến lược ở mứcđộnào?

□ Không quan tâm và chưa triển khai bất cứ hoạt động quản trị thị trường chiến lược nào trong Viettel Telecom.

□ Có quan tâm và đã có những triển khai nhất định nhằm quản trị thị trường chiến lược theo mục tiêu đã xác định.

□ Rất quan tâm và triển khai có hiệu quả trong tổ chức bộ máy của Viettel Telecom

7. Xin Ông (Bà) đánh giá mức độ tổ chức hệ thống thông tin thị trường của Viettel Telecom?

□ Kém, còn hình thức và chưa mang lại hiệu quả

□ Bình thường, đáp ứng được yêu cầu của kinh doanh

□ Tốt, đáp ứng được yêu cầu của quản trị thị trường chiến lược

8. Bộ máy quản trị có nỗ lực để đo lường và cải thiện hiệu suất kiểm tra kiểm soát quản trị thị trường chiến lược?

□ Rất ít hoặc hầu như không.

□ Có một vài nỗ lực nhưng thiếu hệ thống và kết quả rõ ràng.

□ Có, rất tốt.

9. Bộ máy quản trị chứng tỏ có khả năng tốt để ứng xử nhanh và hiệu quả với sự biến đổi của thị trường?

□ Không. Các thông tin thị trường và thương mại không được cập thời lắm và thời gian ứng xử quản trị chậm.

□ Bình thường. Bộ máy quản trị tiếp nhận các thông tin thị trường và bán hàng khá cập nhật, thời gian ứng xử quản trị khác nhau và chưa cập thời.

□ Tốt, bộ máy quản trị đã thiết lập những hệ thống thu thập thông tin có tính cập thời cao và thời gian ứng xử nhanh.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị thị trường chiến lược trong kinh doanh dịch vụ viễn thông của tổng công ty viễn thông viettel (Trang 148 - 157)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(157 trang)
w