6. Kết cấu luận văn
2.2.3. Thực trạng các yếu tố thuộc môi trường nội tại của Tổng công ty viễn thông
Viettel a. Nguồn lực tài chính
Bảng 2.5: Cơ cấu vốn kinh doanh và nguồn vốn của Tổng công ty viễn thông Viettel
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Vốn kinh doanh
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
Nguồn vốn
Nợ phải trả
Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng
chiếm đa số vốn kinh doanh của Tổng công ty viễn thông Viettel, nguyên nhân chủ yếu là năm 2019 và 2020, Viettel Telecom đầu tư rất mạnh tay cho cơ sở hạ tầng để nâng cấp chất lượng dịch vụ 3G, 4G và phát triển dịch vụ 5G. Chính vì vậy, giá trị đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng cần thiết cho lâu dài sẽ lớn hơn lượng tài sản lưu động ngắn hạn. Nợ phải trả của Viettel Telecom năm 2020 giảm xuống 8,89% so với năm 2019, do Viettel Telecom đã vượt qua nhiều khó khăn để có mức tăng trưởng kinh doanh cực kỳ ấn tượng trong năm 2020. Trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu của Viettel Telecom năm 2020 tăng lên 2,7%. Điều này, có được là do trong năm 2020, Viettel Telecom phải triển khai nhiều hạng mục để phát triển thành nhà cung cấp dịch vụ số, vì vậy Tập đoàn có tăng nhẹ Nguồn vốn chủ sở hữu với mục đích để khuyến khích động viên Viettel Telecom. Điều này, đã thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Viettel Telecom và tạo đà sự tăng trưởng về quy mô cũng như thị phần của mình trên thị trường Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
b. Nguồn lực công nghệ
Sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ, ứng dụng nền tảng, mô hình kinh doanh mới…. vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội cho Viettel Telecom trong hành trình mới, hành trình chủ đạo kiến tạo số. Viettel Telecom đã và đang là doanh nghiệp tiên phong về công nghệ 5G, IoT và các hạ tầng đáp ứng cơ hội phát triển trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Việc hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ số của Viettel Telecom đã giúp đưa tỷ trọng doanh thu dịch vụ số của tập đoàn Viettel tương đương với các nhà mạng hàng đầu trong khu vực và trên thế giới. Tập trung sáng tạo sản phẩm dịch vụ; số hóa hoạt động bán hàng, lấy khách hàng làm trung tâm dựa trên nền tảng kỹ thuật và công nghệ thông tin luôn là kim chỉ nam cho mọi hành động của Viettel Telecom.
Với chiến lược làm chủ nền công nghiệp công nghệ cao và sẵn sàng vươn ra “biển lớn”, Viettel Telecom đã dần khẳng định với các công nghệ của mình bằng việc 4 sáng chế bao trùm 3 lĩnh vực quân sự, hạ tầng viễn thông và dân dụng vừa được cấp bằng bảo hộ độc quyền tại Mỹ. Gần đây nhất, trong tháng 4/2020, “Phương pháp hiệu chỉnh và điều khiển công suất tuyến thu thích ứng theo môi trường truyền dẫn trong hệ thống trạm thu phát gốc vô tuyến” của Trung tâm Nghiên cứu thiết bị Vô tuyến băng rộng (VHT) đã chính thức được cấp bằng bảo hộ độc quyền tại Mỹ. Hệ thống này được thiết lập theo phương pháp theo sáng chế có khả năng hiệu chỉnh và điều khiển công suất tuyến thu. Đồng thời, phương pháp theo sáng chế đem lại hiệu quả tối ưu khi tương thích với từng loại môi trường truyền dẫn, khắc phục được nhược điểm biến thiên chậm với kiểu điều khiển cũ, nâng cao
67
chất lượng mạng nói riêng và các chỉ số KPI mạng nói chung… Bằng sáng chế do Hoa Kỳ bảo hộ là sự ghi nhận những phát minh, nghiên cứu khoa học, qua đó, khẳng định Viettel Telecom có thể sánh vai với các doanh nghiệp công nghệ lớn… Chứng chỉ về quyền sở hữu trí tuệ là vật chứng bảo đảm cho thành công của mỗi doanh nghiệp khi tiến vào đấu trường thế giới.
Ngày 28/8/2020, Bộ TT&TT đã tổ chức Lễ ra mắt nền tảng Viettel AI Open Platform. Đây là một trong chuỗi sự kiện giới thiệu các nền tảng số "Make in Vietnam" nhằm thực hiện "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nền tảng công nghệ AI của Viettel cung cấp các công nghệ AI đa dạng như công nghệ nhận dạng chuyển đổi giọng nói thành văn bản, công nghệ thị giác máy tính, công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên tiếng Việt… có thể tích hợp vào các ứng dụng chuyển đổi số nhằm tự động hóa, nâng cao trải nghiệm người dùng và tối ưu chi phí. Các công nghệ này được Trung tâm Không gian mạng Viettel áp dụng để phát triển những giải pháp tương tác tự động với khách hàng bằng giọng nói (Cyberbot); giải pháp ghi chú nội dung cuộc họp (Meeting Note); giải pháp định danh và xác thực khách hàng (eKYC); giải pháp số hóa văn bản và tự động nhập liệu (OCR)…
Bên cạnh đó, với số lượng khách hàng lên tới hàng chục triệu nên việc đầu tư nguồn lực về nhân sự, công nghệ, tài chính cho việc chăm sóc thường xuyên là gần như bất khả thi nếu không có cách làm đúng. Tuy nhiên, đối với Viettel Telecom, điều đặc biệt là gần như 100% các công việc đã được doanh nghiệp này thực hiện số hóa dựa trên các công nghệ mới. Chính vì vậy, Viettel Telecom đã cho ra đời của một chương trình chăm sóc khách hàng quy mô khổng lồ là Viettel++ không đơn thuần là việc chuyển đổi toàn bộ mô hình tổ chức mà còn là việc các áp dụng công nghệ mới vào công tác quản trị kinh doanh. Nếu như trước đây Viettel phân theo dịch vụ (có công ty Internet, công ty điện thoại cố định, công ty di động…) thì khi chuyển mô hình chỉ còn khách hàng cá nhân, khách hàng tổ chức (các công ty dịch vụ được hợp nhất và quản lý khách hàng theo khối). Sau khi việc tập trung vào khách hàng được thực hiện, bước tiếp theo là số hoá việc chăm sóc với các nền tảng số do Viettel xây dựng. Điều này được thực hiện cùng chiến lược chuyển đổi số của Tập đoàn Viettel. Khi chương trình Viettel++ được ra mắt, hệ sinh thái chăm sóc khách hàng của Viettel được hỗ trợ bởi nhiều nền tảng số đã được xây dựng trước đó như ứng dụng My Viettel, ngân hàng số Viettel Pay, các nền tảng như VOSO, MyGo… và hệ sinh thái đối tác liên kết đã được xây dựng trên toàn quốc.
Đi cùng với các nền tảng số, Viettel cũng áp dụng những công nghệ 4.0 hiện đại nhất cho việc số hoá công tác chăm sóc khách hàng như AI, BigData… Nhờ đó, bất cứ một giao dịch hoặc tương tác nào mà khách hàng thực hiện với dịch vụ của Viettel thì đều được hệ thống Viettel++ ghi nhận và tích điểm ưu đãi. Đây là điều không dễ thực hiện nếu như không có nhiều nền tảng, cũng như công nghệ 4.0 hỗ trợ và không thể thực hiện được nếu dùng cách thức chăm sóc khách hàng kiểu cũ.
Nguồn lực công nghệ mạnh mẽ, sáng tạo trong triển khai moi hoạt động quản trị kinh doanh nói chung, và quản trị thị trường chiến lược nói riêng được bắt nguồn từ hành động phát triển các Viện nghiên cứu khoa học, công nghệ của Viettel Telecom. Với việc coi các viện nghiên cứu như một doanh nghiệp, chỉ vay chứ không đầu tư, mạnh dạn đặt các bài toán khó để tự gây áp lực tìm người giỏi... là những cách nghĩ khác, làm khác của Tập đoàn Viettel nói chung và Viettel Telecom nói riêng trong phát triển khoa học và công nghệ, hình thành "Tinh thần Viettel - Cách làm Viettel" riêng biệt và đạt được bước phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
c. Nguồn nhân lực
Trong những năm gần đây, mảng quản trị nhân sự của Tập đoàn Viettel nói chung và Viettel Telecom nói riêng cũng đã được chuyển dịch dần theo hướng tiếp cận với các quy trình thế giới. Là thương hiệu viễn thông nổi tiếng tại Việt Nam, đội ngũ nhân sự và văn hóa đặc trưng là những yếu tố giúp Viettel Telecom ngày càng lớn mạnh và chiếm được lòng tin trong lòng khách hàng. Từ khi thành lập và phát triển đến nay, Viettel Telecom luôn đề cao những con người tài năng, có đam mê và phù hợp với văn hóa công ty. Các cá nhân sẽ được doanh nghiệp tạo điều kiện để phát huy hết khả năng vốn có của mình bằng sự đam mê và nhiệt huyết, hiểu được văn hóa tại Viettel Telecom, có tinh thần làm việc tốt, phù hợp với các giá trị sống của Viettel Telecom. Mỗi nhân viên mới vào sẽ được tham gia hai khóa huấn luyện tập trung. Một khóa về văn hóa, lịch sử và các quy định của tập đoàn Viettel nói chung, Viettel Telecom nói riêng và một khóa huấn luyện quân sự. Đây chính là thời gian để các cá nhân có cơ hội làm quen với môi trường làm việc, văn hóa tại Viettel Telecom. Đồng thời, mỗi nhân viên của Viettel Telecom đều có cơ hội để đánh thức các giá trị bản thân của mình để trưởng thành hơn. Tất cả nhân viên, người lao động của Viettel Telecom đều được đào tạo một cách bài bản và có khả năng giải quyết vấn đề trong mọi hoàn cảnh.
69
Nam có môi trường làm việc tốt nhất. Đây cũng là đơn vị 100% vốn nhà nước duy nhất đạt thứ hạng cao. Viettel Telecom đã vượt qua nhiều doanh nghiệp lớn vốn đầu tư nước ngoài như IBM, Intel Vietnam… và doanh nghiệp cùng lĩnh vực trong nước để có danh hiệu này. Bình chọn được thực hiện thông qua khảo sát với 26.128 nhân viên có trên một năm kinh nghiệm và cấp quản lý thuộc 24 ngành nghề khác nhau. Các tiêu chí đánh giá gồm: lương thưởng, danh tiếng công ty, cơ hội phát triển, đội ngũ lãnh đạo, chất lượng công việc và cuộc sống, văn hóa và môi trường... Kết quả khảo sát đã cho thấy, Viettel Telecom đáp ứng được những tiêu chí quan trọng đối với người lao động như: thương hiệu công ty, cơ hội phát triển bản thân, môi trường làm việc cạnh tranh, năng động, tạo ra công ăn việc làm, thu nhập bình quân trên đầu người ở mức cao so. Ngoài ra, doanh nghiệp còn thu hút đông đảo đội ngũ nhân tài, chuyên gia giỏi nghiên cứu phát triển, quản trị kinh doanh, kỹ sư đầu ngành về công nghệ cao trên thế giới.
Hiện nhân sự tại Viettel khoảng 50.000 người, trong đó gần 30.000 người bao gồm cả nhân sự trong nước và nước ngoài chủ yếu làm việc tại Tổng công ty viễn thông Viettel. Giao việc khó và đặt niềm tin vào nhân viên là cách để Viettel Telecom đánh thức những năng lực còn tiềm ẩn trong mỗi con người. Điều này vừa truyền cảm hứng làm việc, vừa hoàn thiện bản thân để nâng cao hiệu suất.
Bên cạnh đó, quy luật đào thải ở Viettel Telecom khắc nghiệt không khác gì các công ty lớn ở nước ngoài, chính trên cơ sở đó Viettel Telecom duy trì được đội ngũ nhân lực tốt. Đó chính là động lực, công cụ thúc đẩy mọi người cố gắng hết sức làm việc để đạt hiệu quả cao nhất.