6. Kết cấu luận văn
3.1.1. Một số dự báo về thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam thời gian tới
Thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam trong những tương lai gần vẫn sẽ là một thị trường thế chân vạc với ba doanh nghiệp Nhà nước lớn trong nước chiếm thị phần chủ đạo là Viettel Telecom, MobiFone và VinaPhone, bất chấp việc các hiệp định WTO hay TPP tác động lên lĩnh vực viễn thông và CNTT. Dự báo, tăng trưởng doanh thu thị trường kinh doanh dịch vụ viễn thông trong thời gian tới khoảng 8.5%/năm. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ thông tin trực tuyến, các doanh nghiệp viễn thông sẽ chịu sức ép từ các dịch vụ OTT của các nhà khai thác dịch vụ như Facebook (Messenger, Whatsapp), Google, Viber… và cả OTT nội địa như Zalo. Theo đó, doanh thu của các dịch vụ như thoại, SMS sẽ tiếp tục suy giảm và các nhà mạng chuyển từ nhà khai thác viễn thông thuần túy sang nhà khai thác dịch vụ số và giải pháp CNTT, nhất là cung cấp các dịch vụ số.
Cuối năm 2021, ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông sẽ chứng kiến dịch vụ 5G được triển khai một cách thận trọng ở những nhà mạng và ở các đô thị, thành phố lớn trong nước. Tuy nhiên, chưa đến thời điểm bùng nổ 5G do giá thiết bị đầu cuối cho 5G và giá cước dịch vụ 5G còn cao so với mặt bằng chung của xã hội. Cùng với đó, các nhà khai thác viễn thông cũng sẽ chuẩn bị ráo riết cho việc áp dụng chính sách chuyển mạng giữ số MNP (Mobile Number Portability) dự kiến diễn ra vào năm 2017, tập trung vào chất lượng dịch vụ, cải tiến và nâng cao hoạt động chăm sóc khách hàng. Các công ty trong ngành sẽ ngày càng quan tâm một cách đặc biệt hơn đến công tác chăm sóc khách hàng, khi có những sự thay đổi về chất từ cạnh tranh về giá sang cạnh tranh về chất lượng dịch vụ, mang lại trải nghiệm tốt đẹp hơn về dịch vụ dưới con mắt của khách hàng. Một số nhà mạng đã có chiến lược chăm sóc khách hàng với những bước đi táo bạo, tạo sự khác biệt.
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ trong ngành, trong thời gian tới các doanh nghiệp viễn thông trong nước sẽ tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ IoT (Internet of Things - Internet kết nối với mọi vật), M2M (machine to machine, giao tiếp
giữa máy với máy) vào hoạt động kinh doanh, quản lý và cung cấp dịch vụ viễn thông của mình. So với thế giới, thị trường IoT, M2M của Việt Nam mới ở mức độ sơ khai và còn rất nhiều tiềm năng. Điều này sẽ mở ra có các nhà mạng nhiều dự án liên quan tới triển khai phân tích dữ liệu lớn (big data analytics) trong việc tìm hiểu hành vi, nhu cầu khách hàng để từ đó ra quyết định hợp lý và phản ứng kịp thời với thị trường, cũng như ưu tiên cho phát triển các dịch vụ về Video (VOD, Video Streaming) để đón đầu việc triển khai mạng 5G. Đây là dịch vụ hàng đầu được cung cấp trên nền tảng công nghệ 5G.
Về cơ bản, các xu hướng của thị trường kinh doanh dịch vụ viễn thông trong thời gian tới sẽ tập trung vào những vấn đề sau đây:
Thứ nhất, thị trường kinh doanh dịch vụ viễn thông truyền thống sẽ trở nên bão hòa. Lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam ghi nhận nhiều bước tiến trong việc hiện đại hóa và mở rộng hệ thống trong thời gian qua. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thị trường viễn thông truyền thống trong thời gian tới sẽ khó có thể kỳ vọng vào mức tăng trưởng cao, thậm chí sụt giảm doanh thu đáng kể do các hình thức liên lạc mới xuất hiện và phát triển như vũ bão. Ngoài ra, doanh thu từ dịch vụ viễn thông truyền thống cũng ảnh hưởng lớn bởi sự phổ biến của các ứng dụng OTT như Facebook, Tiktok, Zalo,... nhắn tin, gọi điện miễn phí. Việc đảm bảo có mức lợi nhuận dương từ thị trường viễn thông truyền thống sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn.
Thứ hai, chuyển đổi số là một chiến lược quan trọng của quốc gia và 5G được coi là xương sống của chiến lược này. 5G không chỉ mang lại tốc độ kết nối di động cao hơn, mạnh hơn mà xa hơn sẽ mở ra sự kết nối hạ tầng số đáp ứng các nhu cầu xây dựng chính phủ số, phát triển kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam trong tương lai. Ông Alexander H.Rogers - Phó Chủ tịch điều hành, Tập đoàn Qualcomm, Mỹ cho rằng: "5G là nền tảng quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Cam kết thúc đẩy chuyển đổi từ 4G sang 5G của chính phủ Việt Nam sẽ mang lại lợi ích đáng kể cùng các điều kiện để Việt Nam tăng trưởng, phát triển trong tương lai”.
Thứ ba, theo dự báo nhà sản xuất thiết bị mạng Cisco, đến năm 2025, số lượng thuê bao 5G tại Việt Nam dự kiến sẽ đạt 6,3 triệu. Việc triển khai sớm dịch vụ 5G có thể giúp các nhà mạng di động Việt Nam tăng doanh thu thêm 300 triệu USD/năm, bắt đầu từ năm 2025. Thống kê của đơn vị GSMA Intelligence thuộc Hiệp hội Thông tin di động thế giới (GSMA), số lượng thuê bao 5G tại Việt Nam dự kiến sẽ chiếm khoảng 5% tổng số lượng thuê bao di động trong năm 2025. Mặt khác, việc triển khai sớm dịch vụ 5G cũng có thể sẽ
102
giúp doanh thu của các nhà mạng di động Việt Nam tăng thêm khoảng 300 triệu USD/năm từ năm 2025. Vào cuối năm 2020, Viettel Telecom, VinaPhone và MobiFone đang thử nghiệm thương mại 5G, dự kiến trong năm 2021 sẽ chính thức thương mại hóa dịch vụ. Công nghệ 5G đang được xem là nhân tố thay đổi hẳn cuộc chơi của các nhà cung cấp dịch vụ, tác động sâu rộng tới đời sống kinh tế - xã hội, an ninh - quân sự của các quốc gia trên thế giới. Với ưu thế như vậy, rất khó đoán được tốc độ tăng trưởng của công nghệ mới này tại Việt Nam trong năm 2021
Thứ tư, nhu cầu về các ứng dụng trên nền dữ liệu không dây tăng cực nhanh. Thị trường Internet băng thông rộng cố định cáp quang tại Việt Nam những năm qua đang có những bước phát triển vượt bậc. Nếu như trong năm 2015, số lượng thuê bao Internet băng rộng cố định mới chỉ đạt 7.3 triệu thì tính đến hết tháng 11.2020 tổng số thuê bao đã lên tới hơn 16.5 triệu. Tốc độ tối đa cũng tăng từ 17.3Mbps năm 2015 lên hơn 54Mbps. Theo thống kê, tiềm năng phát triển internet băng rộng cố định được đánh giá là vẫn còn rất lớn khi tỷ lệ thuê bao Internet băng rộng cố định của Việt Nam hiện chỉ đạt khoảng 17.2 thuê bao/100 dân, tương đối thấp so với khu vực Đông Á - Thái Bình Dương khoảng 23 thuê bao/100 dân. Tuy nhiên, một nguyên nhân ảnh hưởng khá lớn đến tốc độ phát triển internet băng rộng cố định là công nghệ di động đang phát triển cực nhanh ở Việt Nam. Nhưng các nhà cung cấp dịch vụ băng thông rộng vẫn rất lạc quan khi, Chính phủ vừa ban hành “Chương trình chuyển đổi số quốc gia” với nhiều mục tiêu phát triển chính phủ số, xã hội số, kinh tế số. Trong đó, hạ tầng số đóng vai trò quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia và mục tiêu “Phổ cập dịch vụ mạng internet băng rộng cáp quang” đến toàn dân. Mục tiêu đến năm 2025, hạ tầng mạng băng rộng cáp quang bao phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh,…Đó vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các nhà cung cấp dịch vụ khi sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Trong bối cảnh thị trường thoại, tin nhắn liên tục suy giảm cả về doanh thu và lợi nhuận thì Internet băng rộng cố định được kỳ vọng sẽ trở thành một trong những điểm tựa vững chắc cho đà tăng trưởng của các nhà mạng trong năm 2021.