Hoạt động dạy học môn Tin họ cở trƣờng THCS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tin học ở các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 28)

8. Cấu trúc luận văn

1.4. Hoạt động dạy học môn Tin họ cở trƣờng THCS

Trên cơ sở vị trí và mục tiêu đƣợc nêu trong Tài liệu Bồi dƣỡng GV về thực hiện chƣơng trình và SGK THCS do GD&ĐT ban hành, HĐDH Tin học trong trƣờng trƣờng THCS gồm các nội dung cơ bản sau:

1.4.1. Mục tiêu của môn Tin học trong chương trình giáo dục THCS

1.4.1.1. Đối với chương trình giáo dục phổ thông 2006 ở bộ môn Tin học

Về kiến thức:

- Có những kiến thức cơ bản ở mức độ phổ thông về Tin học: Hệ điều hành, soạn thảo văn bản, bảng tính, thuật toán và lập trình, mạng máy tính và Internet.

- Biết đƣợc các ứng dụng cơ bản của công nghệ thông tin trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống.

Về kĩ năng:

Bƣớc đầu sử dụng máy tính và mạng máy tính trong hoạt động, trong vui chơi giải trí và trong những việc học những môn học khác.

Về thái độ:

- Ham thích môn học.

- Có ý thức về một số vấn đề xã hội, kinh tế, đạo đức liên quan đến tin học.

1.4.1.2. Đối với chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 ở bộ môn Tin học

Chƣơng trình môn Tin học ở cấp THCS giúp học sinh tiếp tục phát triển năng lực tin học đã hình thành ở cấp tiểu học và hoàn thiện năng lực đó ở mức cơ bản, cụ thể là:

Giúp học sinh phát triển tƣ duy và khả năng giải quyết vấn đề; biết chọn dữ liệu và thông tin phù hợp, hữu ích, biết chia một vấn đề lớn thành những nhiệm vụ nhỏ hơn, bƣớc đầu có tƣ duy mô hình hoá một bài toán qua việc hiểu và sử dụng khái niệm thuật toán và lập trình trực quan; biết sử dụng mẫu trong quá trình thiết kế và tạo ra các sản phẩm số, biết đánh giá kết quả sản phẩm số cũng nhƣ biết điều chỉnh, sửa lỗi các sản phẩm đó.

Giúp học sinh có khả năng sử dụng các phƣơng tiện, thiết bị và phần mềm, biết tổ chức lƣu trữ, khai thác nguồn tài nguyên đa phƣơng tiện, tạo ra và chia sẻ sản phẩm số đơn giản phục vụ học tập, cuộc sống, có ý thức và khả năng ứng dụng CNTT và truyền thông (ICT) phục vụ cá nhân và cộng đồng.

Giúp học sinh quen thuộc với dịch vụ số và phần mềm thông dụng để phục vụ cuộc sống, học và tự học, giao tiếp và hợp tác trong cộng đồng, có hiểu biết cơ bản về pháp luật, đạo đức và văn hoá liên quan đến sử dụng tài nguyên thông tin và giao tiếp trên mạng, bƣớc đầu nhận biết đƣợc một số ngành nghề chính thuộc lĩnh vực tin học.

1.4.2 Nội dung chương trình môn Tin học ở trường THCS

1.4.2.1. Đối với chương trình giáo dục phổ thông 2006 ở bộ môn Tin học

Bảng 1.1. Nội dung chƣơng trình Tin học cấp THCS

Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9

1. Một số khái niệm cơ bản của Tin học

1. Bảng tính điện tử -Khái niệm bảng tính điện tử -Làm việc với bảng tính điện tử -Tính toán trong bảng tính điện tử -Đồ thị -Cơ sở dữ liệu 1. Lập trình đơn giản -Thuật toán và ngôn ngữ lập trình -Chƣơng trình Pascal đơn giản

-Tổ chức rẻ nhánh -Tổ chức lặp -Kiểu mảng và biến có chỉ số -Một số thuật toán tiêu biểu 1. Mạng máy tính và Internet

-Khái niệm Mạng máy tính và Internet

-Tìm kiếm thông tin trên Internet

-Thƣ điện tử

-Tạo trang web đơn giản 2. Hệ điều hành

-Khái niệm về hệ điều hành

-Tệp và thƣ mục

2. Phần mềm trình chiếu

3. Soạn thảo văn bản -Phần mềm soạn thảo văn bản

-Soạn thảo văn bản tiếng việt -Bảng -Tìm kiếm và thay thế -Chèn một đối tƣợng vào văn bản

3. Đa phƣơng tiện

4.Bảo vệ dữ liệu và phòng chống Virus 4. Khai thác phần mềm học tập 2. Khai thác phần mềm học tập 2. Khai thác phần mềm học tập 5.Tin học và xã hội

1.4.2.2.Đối với chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 ở bộ môn Tin học

Bảng 1.2. Nội dung giáo dục môn Tin học cấp THCS

Chủ đề Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Chủ đề A. Máy tính và cộng đồng Thông tin và dữ liệu Sơ lƣợc về các thành phần của máy tính Sơ lƣợc về lịch sử

phát triển máy tính Vai trò của máy tính trong đời sống Biểu diễn thông tin

và lƣu trữ dữ liệu trong máy tính Khái niệm hệ điều hành và phần mềm ứng dụng Chủ đề B. Mạng máy tính và Giới thiệu về mạng máy tính và Internet

Chủ đề Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Internet

Chủ đề C. Tổ chức lƣu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông

tin

World Wide Web, thƣ điện tử và công

cụ tìm kiếm thông tin

Mạng xã hội và một số kênh trao

đổi thông tin thông dụng trên

Internet

Đặc điểm của thông tin trong môi

trƣờng số

Đánh giá chất lƣợng thông tin trong giải

quyết vấn đề Thông tin với giải

quyết vấn đề Chủ đề D. Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trƣờng số Đề phòng một số tác hại khi tham gia

Internet

Văn hoá ứng xử qua phƣơng tiện

truyền thông số

Đạo đức và văn hoá trong sử dụng công nghệ kĩ thuật số Một số vấn đề pháp lí về sử dụng dịch vụ Internet Chủ đề E. Ứng dụng tin học

Soạn thảo văn bản cơ bản Bảng tính điện tử cơ bản Xử lí và trực quan hoá dữ liệu bằng bảng tính điện tử Phần mềm mô phỏng và khám phá tri thức Sơ đồ tƣ duy và phần mềm sơ đồ tƣ duy Phần mềm trình chiếu cơ bản Chủ đề con (lựa chọn):So ạn thảo văn bản và phần mềm trình chiếu nâng cao Chủ đề Con (lựa chọn): Làm quen với phần mềm chỉnh sửa ảnh

Trình bày thông tin trong trao đổi và hợp

tác Chủ đề con lựa chọn): Sử dụng bảng tính điện tử nâng cao Chủ đề con (lựa chọn): Làm quen với phần mềm làm video Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính

Khái niệm thuật toán và biểu diễn

thuật toán

Một số thuật toán sắp xếp và tìm

kiếm cơ bản

Lập trình trực quan Giải bài toán bằng máy tính Chủ đề G. Hƣớng nghiệp với tin học Tin học và ngành nghề Tin học và định hƣớng nghề nghiệp

1.4.3. Hoạt động giảng dạy môn Tin học ở trường THCS

Đối với năm học 2020-2021 trở về trƣớc thì môn Tin học 6, Tin học 7, Tin học 8, Tin học 9 thời lƣợng giảng dạy đƣợc phân bổ 2 tiết/tuần, trong đó có tiết học lý thuyết và tiết học thực hành trên máy vi tính.

phân bổ 1 tiết/tuần( theo chƣơng trình giáo dục phổ thông mới 2018), còn môn Tin học 7, Tin học 8, Tin học 9 thời lƣợng giảng dạy đƣợc phân bổ 2 tiết/tuần, trong đó có tiết học lý thuyết và tiết học thực hành trên máy vi tính. Do đó, ngoài công tác soạn giáo án, chuẩn bị bài dạy, tổ chức hoạt động học tập và đánh giá học sinh nhƣ những môn học khác, giáo viên môn Tin học còn phải chuẩn bị các điều kiện hỗ trợ cho giảng dạy nhƣ máy vi tính, đèn chiếu, các mô hình phần cứng, phần mềm, phân nhóm và hỗ trợ học sinh trong giờ thực hành.

Bên cạnh thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo viên còn phải tổ chức các hoạt động hỗ trợ khác để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của môn học nhƣ tổ chức thi đua giữa các nhóm, lớp; hƣớng dẫn học sinh thực hiện bài tập nhóm, tham khảo tài liệu, internet về lĩnh vực Tin học cũng nhƣ hƣớng dẫn quá trình học tập tại nhà của các em ngoài giờ học chính khóa ở trƣờng.

1.4.4. Hoạt động học tập môn Tin học ở trường THCS

Hoạt động học tập của học sinh có quan hệ chặt chẽ với hoạt động giảng dạy của giáo viên. Đối với môn Tin học, học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập của mình nhằm đảm bảo tiếp thu, nắm vững kiến thức do giáo viên trang bị bao gồm cả kiến thức lý thuyết và kỹ năng trong thực hành đáp ứng các mục tiêu sau:

Về kiến thức: Trang bị cho học sinh một cách tƣơng đối có hệ thống các kiến thức cơ bản nhất ở mức phổ thông của khoa học Tin học gồm các kiến thức nhập môn về Tin học, hệ điều hành, thuật toán và ngôn ngữ lập trình, cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, mạng máy tính và internet. Giúp cho học sinh biết đƣợc các ứng dụng phổ biến của công nghệ thông tin trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống.

Về kỹ năng: Học sinh có khả năng sử dụng máy tính và mạng máy tính phục vụ học tập, bƣớc đầu vận dụng vào cuộc sống.

Về thái độ: Học sinh có ý thức, thói quen suy nghĩ và làm việc hợp lý, khoa học, chính xác; có ý thức tìm hiểu một số vấn đề xã hội, kinh tế, đạo đức liên quan đến Tin học.

Theo nội dung, chƣơng trình quy định, sau khi tiếp thu kiến thức trong giờ học lý thuyết học sinh sẽ thực hành trên máy vi tính để đảm bảo hình thành kỹ năng thao tác và ứng dụng vào thực tế phục vụ cho hoạt động học cũng nhƣ đáp ứng các nhu cầu khác của bản thân.

Bên cạnh hoạt động học tại trƣờng và ở nhà, học sinh còn tham gia các hoạt động khác nhƣ thi học sinh giỏi môn Tin học các cấp, thi Tin học trẻ các cấp, sinh hoạt câu lạc bộ Tin học….

1.4.5.Phương pháp dạy học môn Tin học ở trường THCS

Phƣơng pháp dạy học môn Tin học có thể đƣợc chia thành ba nhóm: Nhóm các phƣơng pháp dùng lời, nhóm các phƣơng pháp trực quan và nhóm các phƣơng pháp thực hành.

Trong nhóm các phƣơng pháp dùng lời, ngƣời GV khi hình thành kiến thức cho HS đã dùng phƣơng tiện chính là lời nói, đôi lúc có thể dùng mô hình hoặc các phƣơng tiện trực quan để minh họa, đàm thoại,... và cũng có thể diễn giải thông qua các phƣơng tiện thông tin nhƣ các phƣơng tiện truyền hình, video, phƣơng tiện công nghệ thông tin,... Hoạt động của học sinh trong nhóm này chủ yếu biểu hiện ở việc lắng nghe bài giảng, tƣ duy và cùng tham gia vào các HĐDH. Dƣới sự tổ chức của GV, HS có thể chủ động nắm vững kiến thức thông qua phƣơng pháp đàm thoại, phát vấn, trả lời các câu hỏi bằng các hình thức dùng lời nói hoặc trình bày ra giấy, thảo luận,...

Ở nhóm các phƣơng pháp trực quan, trong quá trình quan sát, HS tƣ duy, trên cơ sở các kết quả quan sát, các sự kiện thực nghiệm, thảo luận và chính xác hóa các kết luận dƣới sự chỉ đạo của GV, từ đó thu nhận đƣợc các kiến thức mới. Đôi lúc các thí nghiệm thực hành đồng loạt mà HS tiến hành khi nghiên cứu tài liệu mới dƣới sự hƣớng dẫn của GV, nhờ đó HS không chỉ thu đƣợc kiến thức mới mà cả những kỹ năng cần thiết, đơn giản cũng có thê xem nhƣ một hình thức trực quan

Nhóm các phƣơng pháp thực hành: HS thực hiện, thực hành trên máy tính để thực hiện các nội dung thực hành, hay để giải các bài toán phần lập trình. Trong quá trình áp dụng các phƣơng pháp này, HS không chỉ nhận đƣợc kiến thức thức mới mà còn thu nhận đƣợc kỹ năng và thói quen làm việc chuyên nghiệp với máy tính.

Trong thực tế dạy học môn Tin học cho thấy, không có một phƣơng pháp nào đƣợc áp dụng tách biệt hoàn toàn với các phƣơng pháp khác. Do đó GV cần phải biết kết hợp nhiều phƣơng pháp trong dạy học môn Tin học. Việc vận dụng phƣơng pháp dạy học còn tùy thuộc nội dung bài học và lứa tuổi, đối tƣợng HS.

1.4.6. Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học

quá trình giáo dục ở tất cả các môn học, ở giáo viên chủ nhiệm lớp. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh đƣợc tồn tại đồng thời với quy trình dạy học, đó là quy trình thu nhận và xử lý thông tin về trình độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp phù hợp, giúp học sinh học tập tiến bộ.

Để quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh đạt kết quả, cán bộ quản lý xem xét nội dung chƣơng trình có phù hợp với học sinh hay không, sự tiếp thu của học sinh trong các tiết dạy Tin học có thực sự đạt hiệu quả không, để có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ dạy học. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng cần phải đƣợc đổi mới nhƣ sử dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm trên máy tính, kiểm tra thao tác thực hành, sử lý các tình huống mắc phải khi thực hành... giúp học sinh tích cực chủ động, lĩnh hội các kiến thức mới.

1.4.7. Đổi mới giáo dục THCS và những yêu cầu đối với hoạt động dạy học môn Tin học Tin học

Đổi mới về định hƣớng phát triển năng lực; Đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa; Đổi mới phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học; Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo chƣơng trình GDPT mới 2018.

Môn Tin học giữ vai trò chủ đạo trong việc chuẩn bị cho học sinh khả năng tìm kiếm, tiếp nhận, mở rộng tri thức và sáng tạo trong thời đại thông tin, kết nối và toàn cầu hóa; hỗ trợ đắc lực học sinh tự học và tập nghiên cứu; tạo cơ sở vững chắc cho việc ứng dụng công nghệ kĩ thuật số, phục vụ phát triển nội dung kiến thức mới, triển khai phƣơng thức giáo dục mới và hiện đại cho tất cả các môn học. Do đó vấn đề cốt lõi của đổi mới phƣơng pháp dạy học môn Tin học ở trƣờng THCS là hƣớng dẫn HS học tập tích cực, chủ động, phát huy tính sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, phát triển tƣ duy thuật toán. Để làm đƣợc điều này đòi hỏi mỗi GV trƣớc hết phải có trình độ chuyên môn vững vàng, đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực, chủ động, lấy HS làm trung tâm trong quá trình dạy học.

Đổi mới giáo dục THCS đòi hỏi cần phải đổi mới PPDH nói chung, , PPDH môn Tin học nói riêng.

Chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp (P) trong mối quan hệ biện chứng với sự đổi mới mục tiêu (M), nội dung (N) trong chƣơng trình học tập.

*Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng:

- Phát huy triệt để tính tích cực chủ động, sáng tạo của HS trong học tập. - Phân hóa dạy học theo đặc điểm của đối tƣợng.

- Tăng cƣờng dạy cách tự học, tự hoàn thiện mình cho HS. - Tạo điều kiện cho ngƣời học hoạt động thực hành.

- Tạo điều kiện cho thông tin phản hồi 2 chiều (từ ngƣời dạy đến ngƣời học và ngƣợc lại).

- Hình thành năng lực tự quản cho ngƣời học.

- Chỉ đạo đầu tƣ và sử dụng tối ƣu các điều kiện cốt yếu phục vụ cho HĐDH. - Tiềm lực của đội ngũ giáo viên.

- Cơ sở vật chất, thiết bị, kỹ thuật, ...

- Xây dựng môi trƣờng giáo dục tích cực, tƣơng tác.

- Đổi mới cách tổ chức quản lý để tối ƣu hóa quá trình dạy học.

- Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh để thực sự góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục.

- Chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp dạy học nhằm nâng cao chất lƣợng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc.

Nhìn chung, muốn chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp dạy học có hiệu quả phải thực hiện một cách hệ thống đồng bộ các thành tố của quá trình dạy học cũng nhƣ toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân.

Chỉ đạo giáo viên tăng cƣờng sử dụng các biện pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại trong dạy học môn Tin học bao gồm các kĩ thuật sau đây: Kĩ thuật động não, kĩ thuật

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tin học ở các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 28)