Quản lý mục tiêu dạy học môn Tin học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tin học ở các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 35)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.1. Quản lý mục tiêu dạy học môn Tin học

“Mục tiêu bài học” là tuyên bố về những gì học sinh phải chỉ ra, phải thể hiện, phải làm đƣợc sau bài học. Mục tiêu dạy học cần đƣợc viết dƣới góc độ ngƣời học để nhấn mạnh kết quả cuối cùng của bài dạy là ở phía các học sinh chứ không phải

ở phía giáo viên. “Mục tiêu thực hiện là một lời phát biểu mô tả kết quả thực hiện đã dự định của học sinh vào cuối buổi dạy”(Robert F. Mager, 1994). Nó không chỉ đơn giản là cái đích cần đạt đến là con đƣờng cách thức để đạt đến kiến thức.

Mục tiêu dạy học của môn Tin học là trang bị cho học sinh một cách tƣơng đối có hệ thống các kiến thức cơ bản nhất ở mức phổ thông của khoa học Tin học gồm các kiến thức nhập môn về Tin học, hệ điều hành, thuật toán và ngôn ngữ lập trình, cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, mạng máy tính và internet. Giúp cho học sinh biết đƣợc các ứng dụng phổ biến của công nghệ thông tin trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống. Học sinh có khả năng sử dụng máy tính và mạng máy tính phục vụ học tập, bƣớc đầu vận dụng vào thực tiễn, xây dựng, từng bƣớc hình thành cho học sinh có ý thức, thói quen suy nghĩ và làm việc hợp lý, khoa học, chính xác, có ý thức tìm hiểu một số vấn đề xã hội, kinh tế, đạo đức liên quan đến Tin học.

Đối với chƣơng trình giáo dục phổ thông 2006 ở bộ môn Tin học thì chƣơng trình môn Tin học ở cấp trung học cơ sở giúp học sinh:

Về kiến thức:

Có những kiến thức cơ bản ở cấp độ phổ thông về tin học: Hệ điều hành, soạn thảo văn bản, bảng tính, thuật toán và lập trình, mạng máy tính và Internet.

Biết đƣợc các ứng dụng phổ biến của công nghệ thông tin trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống.

Về kĩ năng: Bƣớc đầu sử dụng máy tính và mạng máy tính trong hoạt động, trong vui chơi giải trí và trong việc học những môn học khác.

Về thái độ:

Ham thích môn học.

Có ý thức về một số vấn đề xã hội, kinh tế, đạo đức liên quan đến tin học.

Đối với chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 ở bộ môn Tin học thì

Chƣơng trình môn Tin học ở cấp trung học cơ sở giúp HS tiếp tục phát triển năng lực tin học đã hình thành ở cấp tiểu học và hoàn thiện năng lực đó ở mức cơ bản, cụ thể:

Giúp HS phát triển tƣ duy và khả năng giải quyết vấn đề, biết chọn dữ liệu và thông tin phù hợp, hữu ích, biết chia một vấn đề lớn thành những nhiệm vụ nhỏ hơn, bƣớc đầu có tƣ duy mô hình hoá một bài toán qua việc hiểu và sử dụng khái

niệm thuật toán và lập trình trực quan, biết sử dụng mẫu trong quá trình thiết kế và tạo ra các sản phẩm số, biết đánh giá kết quả sản phẩm số cũng nhƣ biết điều chỉnh, sửa lỗi các sản phẩm đó.

Giúp HS có khả năng sử dụng các phƣơng tiện, thiết bị và phần mềm; biết tổ chức lƣu trữ, khai thác nguồn tài nguyên đa phƣơng tiện, tạo ra và chia sẻ sản phẩm số đơn giản phục vụ học tập, cuộc sống, có ý thức và khả năng ứng dụng ICT phục vụ cá nhân và cộng đồng.

Giúp học sinh quen thuộc với dịch vụ số, phần mềm thông dụng để phục vụ cuộc sống, học và tự học, giao tiếp và hợp tác trong cộng đồng, có hiểu biết cơ bản về pháp luật, đạo đức và văn hoá liên quan đến sử dụng tài nguyên thông tin và giao tiếp trên mạng, bƣớc đầu nhận biết đƣợc một số ngành nghề chính thuộc lĩnh vực tin học.

1.5.2. Quản lý nội dung, chương trình môn Tin học

Nội dung dạy học Tin học đối với cấp THCS giúp HS hiểu đƣợc một cách tƣơng đối hệ thống các khái niệm cơ bản, những nguyên lý, quy trình chung, các lĩnh vực ứng dụng chủ yếu của CNTT; biết sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản; biết sử dụng máy tính để tìm kiếm, khai thác trao đổi thông tin cần thiết, hình thành kỹ năng tạo lập và quản lý dữ liệu, cơ chế tìm kiếm thông tin trên các trang thông tin điện tử, sử dụng có hiệu quả máy tính trong việc học tập các môn học khác, góp phần định hƣớng nghề nghiệp trong lĩnh vực CNTT. Nội dung này đƣợc thiết kế dƣới dạng các mô đun, các trƣờng có thể linh hoạt chọn lựa mô đun phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể.

Trong quản lý, lãnh đạo nhà trƣờng cần chỉ đạo cho GV Tin học thống nhất việc lựa chọn những mô đun là các tri thức thiết thực vừa đảm bảo tính phổ thông, vừa đảm bảo tính thích ứng của nội dung, đồng thời dựa vào cấu hình, tính năng kỹ thuật của hệ thống máy tính nhà trƣờng đang có để từ đó xác định nội dung dạy học Tin học phù hợp.

Chƣơng trình Tin học là văn bản do Nhà nƣớc ban hành, trong đó quy định một cách cụ thể về vị trí, yêu cầu của môn học, nội dung cơ bản của môn học, số tiết dành cho môn học, giải thích chƣơng trình và thực hiện chƣơng trình. Theo quy định, môn Tin học ở cấp THCS có thời lƣợng dạy học 2 tiết/tuần áp dụng cho khối lớp 6, 7, 8 , 9. Tuy nhiên, từ năm học 2021-2022 thì môn Tin học 6 có thời lƣợng

dạy học 1 tiết/tuần, dạy học 2 tiết/tuần áp dụng cho khối lớp 7, 8 , 9.

Chƣơng trình dạy học là căn cứ pháp lý để lãnh đạo nhà trƣờng quản lý công tác giảng dạy của GV. Lãnh đạo nhà trƣờng nắm vững chƣơng trình dạy học Tin học bao gồm cấu tạo chƣơng trình, nội dung và phạm vi kiến thức từng chƣơng, từng bài. Quản lý giảng dạy theo quy định của SGK hiện hành đúng tiến độ thời gian, không thay đổi, không chắp vá, thêm bớt và đảm bảo yêu cầu tỷ lệ quy định về lý thuyết, bài tập và nội dung thực hành của môn học.

1.5.3. Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên bộ môn Tin học

1.5.3.1. Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình môn Tin học

Chƣơng trình môn Tin học quy định nội dung, phƣơng pháp, hình thức, thời gian và nơi thực hiện thông qua khối lƣợng kiến thức mà GV cần làm cho HS lĩnh hội đƣợc. Thực hiện chƣơng trình môn Tin học phải đúng theo quy định của Bộ GD&ĐT mang tính pháp lệnh. Do đó đòi hỏi mỗi nhà trƣờng, mỗi GV phải nghiêm túc thực hiện. Nhà quản lý cần phải thông qua tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn cho GV Tin học nắm vững chƣơng trình từ đó để cho GV xây dựng chƣơng trình riêng của mình trên cơ sở chƣơng trình chung phù hợp với lớp giảng. Thực hiện tiến độ chƣơng trình là việc rất quan trọng, đôi khi khó thực hiện trong các tiết ngoại khóa, thực hành, ôn tập.

Quản lý việc thực hiện chƣơng trình môn học bao gồm: Xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung chƣơng trình, kiểm tra kế hoạch giáo dục môn học, kế hoạch bài dạy, kế hoạch giáo dục của giáo viên, theo dõi sổ báo giảng, theo dõi GV thực hiện thời khóa biểu, ghi sổ đầu bài.

1.5.3.2. Quản lý việc chuẩn bị kế hoạch bài dạy của giáo viên môn Tin học

Dạy học là một công việc vừa có tính khoa học lại vừa có tính nghệ thuật, nó luôn đòi hỏi sự sáng tạo của GV trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, không thể có một sự sáng tạo nào mà không có sự chuẩn bị chu đáo. Việc GV tự chuẩn bị cho các giờ lên lớp là việc quan trọng trong quy trình lao động sƣ phạm, là điều bắt buộc đối với mỗi GV.

Tác giả Nguyễn Văn Lê cho rằng: “Khâu thầy giáo tự chuẩn bị cho các giờ lên lớp và các hoạt động giáo dục là khâu quan trọng số một trong quy trình lao động sƣ phạm. Việc tự chuẩn bị của GV trong khâu lao động trí óc độc lập, GV có thể tự

quyết định thực hiện nó ở nhà hay ở trƣờng, tức là nơi có các điều kiện làm việc thuận lợi nhất. Cần rèn luyện cho GV phong cách làm việc có hệ thống trong khâu tự chuẩn bị cho các giờ lên lớp và các hoạt động giáo dục”[22]

Việc chuẩn bị lên lớp của ngƣời GV bao gồm việc chuẩn bị dài hạn cho cả năm học hoặc từng học kỳ và cho đến từng tiết học cụ thể (bài soạn hay kế hoạch bài dạy. Quản lý việc chuẩn bị giờ lên lớp là một hoạt động quản lý cần thiết để nâng cao hiệu quả của việc dạy và học.

* Quản lý việc xây dựng kế hoạch dạy học

Theo chƣơng trình dạy học mỗi GV phải xây dựng kế hoạch riêng cho mình phù hợp với đặc điểm học sinh của lớp dạy. Kế hoạch dạy học phải đƣợc xây dựng cho cả năm, từng học kỳ, từng tháng và chi tiết tới bài dạy dựa trên điều kiện cơ sở vật chất của nhà trƣờng. Trong kế hoạch dạy học phải có yêu cầu về kiến thức theo các mức độ biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá nhằm không gây nhàm chán với HS khá-giỏi và cũng tạo điều kiện cho học sinh yếu-trung bình vƣơn lên (có nghĩa là có lƣợng kiến thức phù hợp với mỗi đối tƣợng HS). Trong kế hoạch dạy học của GV phải thể hiện đƣợc:

- Kết quả học tập, giáo dục, thái độ và phong trào học tập, tu dƣỡng của lớp dạy, đặc điểm tâm lý chung của lớp và của những HS cá biệt. Trên cơ sở đó mà đề ra những yêu cầu hợp lý đối với HS.

- Nội dung dạy, tài liệu học tập và những hình thức dạy học thích hợp.

- PTDH có ở trƣờng để tiến hành tạo nên những phƣơng tiện mới; những tài liệu, sách báo trong tủ sách, thƣ viện nhà trƣờng để có kế hoạch đổi mới phƣơng pháp dạy học.

- Cách thức và nội dung kiểm tra, đánh giá với thời lƣợng 15 phút hoặc 45 phút. Kế hoạch tốt thì sẽ có thiết kế bài dạy tốt hơn nữa, nó định hƣớng cho các hoạt động khác.

* Quản lý việc soạn giáo án (kế hoạch bài dạy)

GV cần dựa trên kế hoạch dạy học theo chủ đề/ chƣơng mục, nội dung SGK, trình độ của HS và những điều kiện tiến hành bài dạy cụ thể mà xây dựng giáo án (kế hoạch bài dạy). Giáo án (kế hoạch bài dạy) là cơ sở để GV thực thi lên lớp. Do đó nó phải đảm bảo theo đúng phân phối chƣơng trình, tuân theo lôgic của kế hoạch

giảng dạy. Thiết kế bài dạy môn Tin học phải thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, PTDH cụ thể, trong đó phải có bài tập cần thiết để học sinh thực hành (bài tập ở các mức độ khác nhau) để phát huy hết khả năng sáng tạo của HS.

Nếu có thiết kế chi tiết cho bài dạy sẽ giúp GV làm chủ toàn bộ tri thức cần cung cấp cho HS, tránh tình trạng dạy chung chung, dạy tự do sẽ làm mất trọng tâm của bài học, giờ học. Trong các bộ môn trong chƣơng trình THCS thì bộ môn Tin học có đặc thù riêng đó là kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Do đó yêu cầu GV thiết kế bài dạy chi tiết từng nội dung, cụ thể cho từng loại đối tƣợng HS để các em có thể tiếp thu dƣợc những vấn đề cơ bản, cốt lõi nhất của bài học và vận dụng để thực hành một cách nhanh nhất.

Đối với môn Tin học, ngoài việc chuẩn bị bài dạy theo hình thức truyền thống, giáo viên còn phải chuẩn bị các phần mềm, phần cứng và thiết bị liên quan đến bài dạy để học sinh đƣợc tiếp xúc trực tiếp, thực hành trên phần mềm mô phỏng hoặc các bài tập cho học sinh giải quyết theo nhóm.

Thông qua việc quản lý thiết kế bài dạy, nhà quản lý biết đƣợc GV chuẩn bị nội dung có đúng theo chƣơng trình môn Tin học, theo SGK hay không. Từ đó có biện pháp uốn nắng những sai lệch, chỉ đạo GV thực hiện phù hợp, có hiệu quả. Ngoài ra, cần phân công trong lãnh đạo nhà trƣờng, tổ trƣởng chuyên môn theo dõi, kiểm tra kế hoạch giảng dạy, kiểm tra công việc chuẩn bị soạn bài của GV, tổ chức rút kinh nghiệm hàng tháng, sắp xếp thời khoá biểu hợp lý để GV có thời gian nghiên cứu tài liệu cũng nhƣ chuẩn bị bài dạy.

1.5.3.3. Quản lý việc thực hiện kế hoạch bài dạy của giáo viên môn Tin học

* Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong giờ dạy lý thuyết trên lớp

Hoạt động dạy học đƣợc thực hiện chủ yếu bằng hình thức dạy học trên lớp với những giờ lên lớp và hệ thống bài học. Lên lớp là một hoạt động cụ thể của GV nhằm thực hiện toàn bộ giáo án (kế hoạch bài dạy) đã vạch ra. Đây là lúc GV và HS tiếp xúc với nhau. Chính trong thời gian đó, ngƣời GV thể hiện năng lực, kinh nghiệm tổ chức, điều khiển, hƣớng dẫn, sử dụng phƣơng tiện, đồ dùng, PPDH, nghệ thuật sƣ phạm trong giảng dạy, giao tiếp, xử lý tình huống trong và ngoài dự kiến... nó giữ vai trò quyết định đến chất lƣợng dạy học.

định rất chặt chẽ về nội dung, kết quả, thời gian, địa điểm, thành phần học sinh cũng như sự tác động tương hỗ giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với học sinh” [34,tr48].

Giờ lên lớp của GV là hình thức cơ bản của dạy học phổ thông, giữ vai trò quyết định đến chất lƣợng dạy học. Giờ lên lớp của GV thể hiện năng lực, kinh nghiệm tổ chức, điều khiển, hƣớng dẫn, sử dụng phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học. Ngoài việc tiến hành bài dạy theo thiết kế, GV phải biết linh hoạt giải quyết các tình huống xảy ra sao cho tiết học đạt chất lƣợng cao nhất.

Khi lên lớp thì việc mở đầu tiết dạy có ảnh hƣởng rất lớn đến tiến trình sau này của tiết học. Chính nó quyết định nhịp điệu của tiết học, trạng thái tình cảm của GV và HS. Tiết học hiện đại thƣờng đƣợc bắt đầu bằng việc tạo nên những tình huống có vấn đề, gây hứng thú, thu hút sự chú ý của HS vào những vấn đề, tạo cho họ có nhu cầu, hứng thú, chờ đợi, tiếp nhận những tri thức mới mà tiết học mang lại nhƣng nhiều GV dạy Tin học hiện nay không chú ký điều này.

Trong tiến trình dạy học, GV cần phải chú ý duy trì đƣợc không khí tích cực, hào hứng trong HS đối với bài học, luôn đặt cho họ ở trong những tình huống phải tích cực hóa những tri thức, những kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề và thông qua đó mà lĩnh hội đƣợc tri thức mới...

Kết thúc tiết học phải làm sao đạt đƣợc mục đích, yêu cầu của tiết học.

Thực tế nhiều GV Tin học hiện nay vào bài bằng cách kiểm tra bài cũ hoặc kiểm tra bài tập, dạy bài mới cung cấp lý thuyết, cho HS làm bài tập nên làm cho giờ học luôn nhàm chán, làm giảm hứng thú, động cơ học tập cho HS.

Mặt khác, GV Tin học dạy thƣờng tuân thủ theo giáo án đã vạch ra nên có thể không tạo cơ hội bình đẳng cho mọi HS.

Nội dung quản lý giờ lên lớp bao gồm: - Quản lý nề nếp ra vào lớp của GV - CBQL dự giờ GV

- Kiểm tra sổ đầu bài và lịch báo giảng - Giám sát việc dạy trên lớp của GV.

Để quản lý giờ lên lớp của GV hiệu quả, lãnh đạo nhà trƣờng cần tổ chức thực hiện tốt những quy định, nội quy ra vào lớp của GV và HS, phân công theo dõi tình

hình giảng dạy và học tập, nề nếp dạy học, tổ chức dự giờ thăm lớp thƣờng xuyên và đột xuất, kiểm tra hồ sơ giảng dạy của GV, kiểm tra vở ghi, kiểm tra nhận thức của HS sau tiết dạy, bố trí dạy thay, dạy bù kịp thời…

* Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong giờ thực hành

Thực hành trên máy tính là bắt buộc và là một cấu thành của bài giảng lý thuyết. Đối với môn Tin học rất khó dạy khi GV hoàn toàn không đƣợc dùng máy

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tin học ở các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 35)