Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tin học ở các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 98 - 99)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.3. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Để nâng cao chất lƣợng HĐDH môn Tin học tại các trƣờng THCS huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định cần có các biện pháp quản lý phù hợp.

Khi đề xuất các biện pháp phải căn cứ vào thực trạng quản lý HĐDH môn Tin học ở các trƣờng THCS và các nguyên tắc nhƣ nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ, nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, hiệu quả, nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, phát triển.

3.1.3.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, hiệu quả

Việc xây dựng các biện pháp quản lý phải dựa trên điều kiện cụ thể, hoàn cảnh, môi trƣờng khách quan, chủ quan của các trƣờng THCS huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định. Các biện pháp quản lý đƣợc khả thi chỉ khi nó phù hợp với nhu cầu thực tế để giải quyết những khó khăn trong quản lý HĐDH môn Tin học ở các trƣờng THCS đang cần giải quyết để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả dạy học môn Tin học.

3.1.3.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Việc xây dựng các biện pháp quản lý phải xuất phát từ thực tiễn tình hình kinh tế, xã hội giáo dục của huyện Tuy Phƣớc, gắn với chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách, chiến lƣợc phát triển giáo dục của nhà nƣớc dựa trên điều kiện cụ thể, hoàn cảnh, môi trƣờng khách quan, chủ quan của các trƣờng cũng nhƣ thực trạng quản lý HĐDH môn Tin học ở các trƣờng THCS huyện Tuy Phƣớc. Những biện pháp đề xuất phải phù hợp với đặc thù bộ môn Tin học, trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các quy chế của ngành, của Sở GD&ĐT, của Bộ GD&ĐT.

3.1.3.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ

Quản lý HĐDH môn Tin học ở các trƣờng THCS tồn tại trong hệ thống của QTDH: Mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện, ngƣời dạy, ngƣời học và kết quả dạy học, môi trƣờng dạy học. Các nguyên tắc đề xuất phải có tính hệ thống tác động đến toàn bộ các thành tố của QTDH, nhằm tạo ra những thay đổi tích cực.

Các biện pháp phải tác động đồng bộ đến các khâu trong quá trình quản lý từ kế hoạch, tổ chức thực hiện đến kiểm tra, đánh giá HĐDH môn Tin học.

tách rời một yếu tố nào trong hoạt động quản lý. Chỉ khi thực hiện đồng bộ, có hệ thống các biện pháp mới phát huy đƣợc thế mạnh của từng biện pháp trong việc nâng cao chất lƣợng dạy học ở trƣờng phổ thông.

3.1.3.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, phát triển

Những biện pháp đề xuất phải phù hợp với nhu cầu và phải căn cứ vào điều kiện CSVC, đội ngũ, HS cũng nhƣ thực trạng quản lý HĐDH môn Tin học của các nhà trƣờng để có thể triển khai trong giai đoạn trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài.

Một số biện pháp trong thực tế ở trƣờng đã triển khai,bƣớc đầu phát huy tác dụng; điều này đƣợc nêu rõ trong phần đánh giá thực trạng ở chƣơng 2. Nên các biện pháp đề xuất phải kế thừa, phát huy những thành quả hiện có. Việc đổi mới là khắc phục yếu kém, cái không phù hợp để tìm ra biện pháp phù hợp, hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tin học ở các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 98 - 99)