Cơ sở xác lập biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tin học ở các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 94 - 98)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.1. Cơ sở xác lập biện pháp

Sự đổi mới và phát triển giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu, tạo cơ hội tốt cho giáo dục nƣớc ta nhanh chóng tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, tiếp cận với những cơ sở lý luận, phƣơng pháp tổ chức, nội dung hiện đại, đồng thời tận dụng các kinh nghiệm quốc tế để đổi mới và phát triển. Quá trình hội nhập quốc tế hiện nay là thời cơ cho GD&ĐT nƣớc ta vƣơn lên đạt chuẩn khu vực và quốc tế, nhanh chóng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực để bổ sung cho nguồn nhân lực vừa yếu, vừa thiếu, vừa không đồng bộ của nƣớc nhà, phải xem sự “phát triển nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin là yếu tố then chốt, có ý nghĩa quyết định đối với việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin”.

Xuất phát từ yêu cầu cấp bách của thực tiễn, Đảng và Nhà nƣớc đã có nhiều văn bản chỉ đạo nhằm đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT và truyền thông ở nƣớc ta, đặc biệt là đƣa CNTT vào GD&ĐT. Có thể nêu ra một số văn bản quan trọng sau sau:

1. Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ ban hành Chƣơng trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ƣơng 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

2. Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ ban hành Chƣơng trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

3. Quyết định 6200/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020

của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hƣớng đến năm 2025”

5. Quyết định 1432/QĐ-BGDĐT ngày 26/04/2017 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 99/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 phê duyệt Đề án Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020 và Quyết định số 893/QĐ-TTg ngày 19/6/2015 phê duyệt Đề án Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn thông tin đến năm 2020.

6. Kế hoạch 345/KH-BGDĐT ngày 23/5/2017 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện Đề án “Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hƣớng đến năm 2025”

7. Thông tƣ 21/2017/TT-BGDĐT ngày 06/09/2017 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồi dƣỡng, tập huấn qua mạng Internet cho giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý giáo dục.

Trên lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hƣớng đến năm 2025” đã nêu rõ mục tiêu tăng cƣờng giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục là:

Mục tiêu đến năm 2020:

Trong công tác quản lý, điều hành:

1. Hình thành cơ sở dữ liệu toàn ngành giáo dục và đào tạo;

2. Phấn đấu 100% các cơ quan quản lý nhà nƣớc về giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục và đào tạo thực hiện quản lý hành chính xử lý hồ sơ công việc trên môi trƣờng mạng;

tạo đƣợc áp dụng hình thức trực tuyến;

4. 70% lớp bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đƣợc thực hiện qua mạng theo phƣơng thức học tập kết hợp (blended learning);

5. 50% hồ sơ thủ tục hành chính đƣợc xử lý trực tuyến tối thiểu mức độ 3, trong đó 30% đƣợc xử lý trực tuyến ở mức độ 4;

Trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra đánh giá, nghiên cứu khoa học và công tác quản lý:

1. Đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thƣờng xuyên: Hình thành kho học liệu số dùng chung toàn ngành,gồm: Bài giảng, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác. Phấn đấu 90% cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thƣờng xuyên ứng dụng CNTT trong quản lý nhà trƣờng; trong đó 70% trƣờng học sử dụng sổ quản lý điện tử.

2. Đối với các cơ sở giáo dục đại học và trƣờng sƣ phạm: Hình thành cổng thông tin thƣ viện điện tử toàn ngành liên thông, chia sẻ học liệu với các cơ sở đào tạo; áp dụng phƣơng thức học tập kết hợp; phát triển một số mô hình đào tạo trực tuyến.

Định hƣớng đến năm 2025

Mức độ ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học đạt trình độ tiên tiến trong khu vực ASEAN, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. CNTT trở thành động lực đổi mới quản lý, nội dung, phƣơng pháp dạy - học, kiểm tra đánh giá trong GD&ĐT.

3.1.2.Định hướng phát triển và nhiệm vụ của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Định

Căn cứ định hƣớng của Đảng, Nhà nƣớc về đẩy mạnh công tác đào tạo và ứng dụng CNTT trong giáo dục, trong thời gian qua, Ủy ban nhân dân, Sở GD&ĐT tỉnh Bình Định đã ban hành một số văn bản, chính sách về công tác đào tạo, triển khai ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục nhƣ sau:

Quyết định số 566/QĐ-UBND ngày 11/9/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định về việc phê duyệt quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Bình Định đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020.

Quyết định số 900/QĐ- UBND ngày 17/03/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định về việc Phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan

Nhà nƣớc tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020;

Công văn số 2054/SGDĐT-VP ngày 13/10/2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định về việc hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2015-2016.

Công văn số 1653/SGDĐT-VP ngày 26/9/2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định về việc hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2016-2017.

Công văn số 1753/SGDĐT-VP ngày 14/9/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định về việc hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2017-2018.

Công văn số 1768/SGDĐT-VP ngày 18/9/2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định về việc hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2018-2019.

Theo Đề án Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Bình Định đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020, mục tiêu đề ra đối với công tác giảng dạy Tin học trong trƣờng phổ thông là: “Đưa vào giảng dạy chính khóa môn Tin học và thực hiện giáo án điện tử, học từ xa đến năm 2010 cấp Trung học Phổ thông đạt 70%, cấp Trung học Cơ sở đạt 30%; năm 2015 cấp Trung học Phổ thông đạt 100%, cấp Trung học Cơ sở đạt 90%, cấp Tiểu học đạt 10% và đến năm 2020 cấp Trung học Cơ sở đạt 100%, cấp Tiểu học đạt 30%”.

Cùng với mục tiêu trên, Đề án đã nêu nhiệm vụ cụ thể đối với ngành giáo dục và đào tạo trong từng giai đoạn nhƣ sau:

Giai đoạn trước năm 2010: Từng bƣớc trang bị đủ máy tính, kết nối mạng LAN, internet trong tất cả các trƣờng học, các cơ sở quản lý giáo dục nhằm đảm bảo việc triển khai có hiệu quả các chƣơng trình ứng dụng CNTT phục vụ cho quản lý giáo dục, nâng cao chất lƣợng dạy và học, cải thiện điều kiện học tập, nghiên cứu cho HS, sinh viên và GV trên địa bàn tỉnh.

Giai đoạn sau năm 2010: Trang bị đầy đủ CSVC tiến tới xây dựng trƣờng điện tử và môi trƣờng đào tạo trực tuyến.

Để đạt đƣợc những mục tiêu đề ra thì HĐDH và quản lý HĐDH ở các trƣờng THCS đóng vai trò quan trọng. nhƣ đã trình bày ở chƣơng 1, quản lý HĐDH là quản lý quá trình tổ chức, điều khiển, lãnh đạo hoạt động của GV trong quá trình giảng dạy đối với HS, đảm bảo cho HS thực hiện đầy đủ và có chất lƣợng những yêu cầu đã đƣợc quy định phù hợp với mục đích dạy học. Tiếp cận theo các thành tố của QTDH, thì nội dung quản lý HĐDH là quản lý mục tiêu, chƣơng trình, kế hoạch

dạy học; quản lý nội dung, hình thức, PPDH và đánh giá kết quả; quản lý các điều kiện đảm bảo cho HĐDH.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tin học ở các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 94 - 98)