Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên bộ môn Tin học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tin học ở các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 72 - 87)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.1. Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên bộ môn Tin học

2.4.1.1. Thực trạng quản lý việc phân công dạy cho giáo viên Tin học

Việc phân công đúng ngƣời, đúng việc sẽ tạo nên uy tín của GV, giúp cho họ tự tin, năng động, sáng tạo và có tinh thần trách nhiệm cao để hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Kết quả điều tra (40 GV Tin học và 14 CBQL) nhƣ sau:

Bảng 2.14. Thực trạng các căn cứ trong phân công giáo viên môn Tin học

TT Nội dung đánh giá

Mức độ thực hiện (%) SL Tốt SL Khá SL Trung

bình SL Yếu

1 Năng lực chuyên môn 31 57.4 19 35.2 4 7.4 0 0 2 Theo nhiệm vụ của nhà trƣờng 33 61.1 18 33.3 3 5.6 0 0 3 Theo đề nghị của Tổ Toán-Tin 33 61.1 20 37.0 1 1.9 0 0 4 Mỗi GV dạy 2 khối 26 48.1 18 33.3 10 18.5 0 0 5 Dạy ổn định 1-2 khối trong nhiều

năm 48 88.9 6 11.1 0 0.0 0 0 6 Dạy bám theo lớp (Từ lớp 6 đến

lớp 9) 47 87.0 7 13.0 0 0.0 0 0 7 Theo đối tƣợng HS 16 29.6 18 33.3 15 27.8 5 9.3 8 Nguyện vọng của cá nhân 12 22.2 16 29.6 20 37.0 6 11.1

(Nguồn: Khảo sát ở các trường THCS huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định tháng 6/2021)

Theo kết quả điều tra, đa số CBQL và GV đều thống nhất năng lực chuyên môn là cơ sở quan trọng nhất để phân công chuyên môn. 100% CBQL và GV nhất trí đây chính là cơ sở để các trƣờng căn cứ phân công chuyên môn.

Cả 13 trƣờng THCS huyện Tuy Phƣớc đều phân công mỗi GV dạy hai khối lớp để tạo điều kiện cho họ có thời gian nghiên cứu bài giảng và nắm bắt tốt hơn chƣơng trình môn học.

100% CBQL và GV đánh giá các nhà trƣờng thực hiện thƣờng xuyên việc phân công GV dạy theo lên. Việc này tạo thế ổn định về tâm lý, thói quen cho GV, HS, đồng thời GV và HS hiểu kỹ về đối phƣơng, HS quen với PPDH của GV, GV theo dõi sát sao và chính xác trình độ năng lực cũng nhƣ quá trình tiến bộ của mỗi HS. Từ đó phân loại chính xác đối tƣợng HS để có những biện pháp dạy học phù

hợp với từng đối tƣợng HS.

Phân công GV dạy ổn định 1 hoặc 2 khối trong nhiều năm sẽ hạn chế năng lực và kìm hãm ý thức học hỏi, nghiên cứu của GV. Do đó các nhà trƣờng đều không thực hiện theo tiêu chí này.

Việc phân công GV cũng đƣợc các nhà quản lý dựa trên ý kiến của tổ chuyên môn kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ công tác của nhà trƣờng.

Cả 13 trƣờng THCS huyện Tuy Phƣớc, khi phân công chuyên môn không thƣờng xuyên theo nguyện vọng cá nhân. Ở tiêu chí này có 66.7% CBQL và GV đánh giá là thực hiện ở mức độ trung bình và khá.

2.4.1.2. Thực trạng quản lý việc xây dựng kế hoạch, thực hiện nội dung, chương trình dạy học môn Tin học của GV

a) Thực trạng quản lý việc xây dựng kế hoạch dạy học của GV

Việc lập kế hoạch dạy học của GV là khâu có tính chất tiền đề, định hƣớng cho toàn bộ quá trình giảng dạy của GV, đồng thời làm cơ sở cho việc quản lý GV. Hàng năm, vào đầu năm học nhà trƣờng căn cứ vào nhiệm vụ năm học, chủ đề năm học, tình hình thực tế của đơn vị về nguồn lực, tài lực để xây dựng kế hoạch hoạt động cho năm học. Trên cơ sở đó, chỉ đạo các tổ chuyên môn, cá nhân GV xây dựng kế hoạch để thực hiện trong năm học.

Bảng 2.15. Thực trạng quản lý hoạt động lập kế hoạch dạy học của GV Tin học T

T Nội dung

Mức độ thực hiện (%)

Tốt Khá Trung bình Yếu

CBQL GV CBQL GV CBQL GV CBQL GV

1 Xây dựng kế hoạch tổ chuyên

môn 42.9 35.0 28.6 47.5 21.4 10.0 7.1 7.5 2 Xây dựng kế hoạch dạy học

của GV 50.0 47.5 35.7 37.5 14.3 15.0 0.0 0.0 3 Xây dựng kế hoạch giáo dục

trải nghiệm môn Tin học 0.0 0.0 71.4 70.0 28.6 30.0 0.0 0.0 4 Xây dựng kế hoạch phối hợp

các lực lƣợng giáo dục 42.9 45.0 35.7 45.0 21.4 10.0 0.0 0.0 5

Tổ chức kiểm tra việc xây dựng kế hoạch của Tổ chuyên môn, kế hoạch của GV

42.9 42.5 35.7 57.5 0.0 21.4 0.0 0.0

6

Sử dụng kết quả kiểm tra để đánh giá, xếp loại, xét thi đua đối với CBQL, GV

35.7 62.5 50.0 37.5 0.0 14.3 0.0 0.0

Kết quả khảo sát ở bảng 2.15. cho thấy việc xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn đã và đang thƣờng xuyên đƣợc quan tâm, có tới 42.9% CBQL và 35.0% GV đánh giá tốt, tuy nhiên vẫn còn tồn tại 7.1% CBQL và 7.5% GV đƣợc đánh giá việc thực hiện ở mức yếu.

Việc xây dựng kế hoạch của GV về dạy học đƣợc 100% CBQL và GV đánh giá đạt mức trung bình trở lên. Một số nhà quản lý và GV chƣa thật sự chú trọng tới việc lập kế hoạch, chƣa xác định tầm quan trọng trong công tác xây dựng kế hoạch. Việc xây dựng kế hoạch là căn cứ để CBQL và GV theo dõi để thực hiện và phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ năm học. Đặc biệt GV chƣa quan tâm sâu đến xây dựng kế hoạch giáo dục HS, tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm môn Tin học cho HS mà thiên về kế hoạch dạy học trên lớp.

Ngoài ra, những nội dung khác đa số CBQL và GV đều có sự thống nhất với nhau về mức độ đánh giá. Không có nội dung nào bị đánh giá ở mức độ yếu.

b) Thực trạng quản lý việc thực hiện nội dung, chương trình môn Tin học của GV

Thực hiện nội dung, chƣơng trình môn Tin học THCS là vấn đề quan trọng trong việc cung cấp hệ thống kiến thức Tin học cho HS. CBQL và GV cũng đã quan tâm và cho rằng việc thực hiện theo phân phối chƣơng trình là trách nhiệm bắt buộc. Các nhà trƣờng đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện thƣờng xuyên trong năm học. Ngƣời quản lý có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện chƣơng trình của GV thông qua lịch báo giảng, sổ đầu bài, nhằm tạo điều kiện phù hợp cho GV trong quá trình thực hiện chƣơng trình giảng dạy cũng nhƣ giám sát chặt chẽ hoạt động này.

Bảng 2.16. Thực trạng quản lý việc thực hiện nội dung, chƣơng trình giảng dạy của giáo viên môn Tin học

TT

Nội dung

Mức độ thực hiện (%) SL Tốt SL Khá SL Trung

bình SL Yếu

1 Chỉ đạo tổ chuyên môn chi tiết hóa kế hoạch và các quy định thực hiện chƣơng trình giảng dạy môn Tin học

15 27.8 20 37.0 19 35.2 0 0.0

2 Chỉ đạo tổ chuyên môn hƣớng dẫn GV thực hiện nền nếp và sinh hoạt chuyên môn

TT

Nội dung

Mức độ thực hiện (%) SL Tốt SL Khá SL Trung

bình SL Yếu

3 Kiểm tra việc thực hiện chƣơng trình của GV qua lịch báo giảng, sổ ghi đầu bài

19 35.2 27 50.0 8 14.8 0 0.0

4 Quản lý nền nếp lên lớp

của GV Tin học 21 38.9 19 35.2 14 25.9 0 0.0 5 Sử dụng kết quả thực

hiện nền nếp trong đánh giá xếp loại thi đua GV

16 29.6 22 40.7 15 27.8 1 1.9

(Nguồn: Kết quả ở các trường THCS huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định tháng 6/2021)

Kết quả ở bảng 2.16. cho thấy các ý kiến đánh giá của CBQL về việc theo dõi thực hiện chƣơng trình của GV môn Tin học ở mức thƣờng xuyên, các nội dung đều đƣợc CBQL đánh giá ở mức trung bình trở lên, trong đó tỷ lệ tốt và khá đều đạt trên 50%. Tuy nhiên, ở nội dung 2 và 5 vẫn có tỷ lệ CBQL đánh giá ở mức độ yếu. Quản lý việc thực hiện nội dung, chƣơng trình môn Tin học của các trƣờng THCS huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định chủ yếu mới bằng hình thức kiểm tra chủ yếu trên báo cáo, sổ sách chƣa đối chiếu với thực tế việc thực hiện nội dung , chƣơng trình dạy trên lớp của GV để có biện pháp xử lý kịp thời. Nội dung quản lý chƣa đƣợc đánh giá cao đó là quản lý chƣơng trình giáo dục trải nghiệm môn Tin học ở các trƣờng THCS. Tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi trao đổi với GV Tin học của trƣờng THCS thị trấn Tuy Phƣớc và thu đƣợc các thông tin sau: Nguyên nhân do GV nhận thức chƣa đúng về chƣơng trình giáo dục trải nghiệm môn Tin học, GV còn hạn chế về năng lực phát triển chƣơng trình trong nội dung trên. Do đó lúng túng khi triển khai thực hiện, trong khi đó, đây là nội dung cơ bản mà GV cần phải thực hiện trong chƣơng trình giáo dục phổ thông mới 2018, đối với khối lớp 6 sẽ áp dụng vào năm học 2021-2022.

Thực tế trên cho thấy, CBQL các trƣờng THCS phải quan tâm hơn nữa trong công tác quản lý đề ra các biện pháp khả thi để GV có thể thực hiện đƣợc tốt nhất.

2.4.1.3. Thực trạng quản lý việc chuẩn bị lên lớp của giáo viên

Quản lý việc chuẩn bị giờ lên lớp là một hoạt động quản lý cần thiết để nâng cao hiệu quả của việc dạy và học. Môn Tin học với đặc thù HS biết vận dụng lý thuyết để hoàn thành các bài tập thực hành trên máy tính nên càng đòi hỏi việc soạn

kế hoạch bài dạy phải chi tiết, cụ thể các bƣớc thực hiện từng đơn vị kiến thức, từng bài tập thực hành cụ thể để HS hiểu bài nhanh nhất tại lớp học.

Trong hoạt động quản lý chuyên môn, việc quản lý công tác soạn giảng, chuẩn bị lên lớp của GV là một việc thƣờng xuyên và bắt buộc. Thực tế trong khi giảng dạy đa số GV luôn tâm huyết với công tác soạn giảng, bênh cạnh đó vẫn còn một số ít GV soạn giảng mang tính chất đối phó, kế hoạch bài dạy chỉ là hình thức để CBQL kiểm tra, còn chất lƣợng kế hoạch bài dạy không đảm bảo.

Bảng 2.17. Quản lý việc chuẩn bị giờ lên lớp của GV Tin học

TT

Nội dung

Mức độ thực hiện (%) SL Tốt SL Khá SL Trung

bình SL Yếu

1 Quản lý soạn bài, chuẩn bị bài lên

lớp theo chuẩn kiến thức kỹ năng 12 22.2 21 38.9 18 33.3 3 5.6 2 Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng,

thiết bị dạy học 8 14.8 17 31.5 22 40.7 7 13.0 3 Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất kế

hoạch bài dạy của GV 19 35.2 29 53.7 6 11.1 0 0.0 4 Bồi dƣỡng phƣơng pháp soạn kế

hoạch bài dạy theo chuẩn kiến thức kỹ năng và chuẩn bị bài trƣớc khi lên lớp

10 18.5 8 14.8 16 29.6 20 37.0

5 Lấy kết quả kiểm tra kế hoạch bài

dạy để đánh giá GV 25 46.3 16 29.6 10 18.5 3 5.6 6 Kiểm tra hồ sơ GV 22 40.7 17 31.5 11 20.4 4 7.4

(Nguồn: Kết quả ở các trường THCS huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định tháng 6/2021)

Qua khảo sát cho thấy, các nhà trƣờng đã xác định khâu kiểm tra việc chuẩn bị lên lớp, đặc biệt là soạn kế hoạch bài dạy của GV là vô cùng quan trọng, nó ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng dạy học trong nhà trƣờng. Tuy nhiên, khâu kiểm tra việc chuẩn bị thiết bị dạy học trƣớc khi lên lớp và việc bồi dƣỡng phƣơng pháp soạn kế hoạch bài dạy môn Tin học theo hƣớng phát huy tính tích cực học tập của HS đƣợc đánh giá mức độ tốt với tỷ lệ thấp, còn tỷ lệ đánh giá ở mức yếu là 37.0%.

Nghiên cứu kết quả kiểm tra hồ sơ GV, chúng tôi nhận thấy các trƣờng THCS huyện Tuy Phƣớc đã chú trọng và có kết quả cụ thể trên từng nội dung của hồ sơ. Mỗi năm học nhà trƣờng tổ chức kiểm tra nhiều hơn 2-3 lần. Nhƣ vậy, số lƣợng kiểm tra ít, cần tăng cƣờng việc kiểm tra đột xuất hồ sơ GV.

2.4.1.4. Thực trạng quản lý giờ lên lớp và sau khi lên lớp của GV

Quản lý giờ lên lớp và sau khi lên lớp của GV là một khâu quan trọng góp phần nâng cao chất lƣợng học tập của HS. Để đánh giá thực trạng quản lý việc lên lớp và sau khi lên lớp của GV, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và đạt đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.18. Khảo sát thực trạng quản lý việc lên lớp và sau khi lên lớp của GV

TT Nội dung Mức độ thực hiện (%) SL Tốt SL Khá SL Trung bình SL Yếu 1 Quản lý nền nếp ra vào lớp của GV 14 25.9 24 44.4 16 29.6 0 0 2 CBQL dự giờ GV 6 11.1 23 42.6 22 40.7 3 5.6 3 Kiểm tra sổ báo giảng

và sổ ghi đầu bài của các lớp

18 33.3 23 42.6 13 24.1 0 0

4 Giám sát việc dạy trên

lớp của GV 15 27.8 19 35.2 16 29.6 4 7.4

(Nguồn: Kết quả ở các trường THCS huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định tháng 6/2021)

Qua bảng 2.18. cho thấy, quản lý giờ lên lớp và sau khi lên lớp của CBQL các trƣờng THCS huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định không đồng bộ, có nội dung CBQL các nhà trƣờng quan tâm chú trọng, với hơn 70.3% CBQL, GV đánh giá mức độ khá, tốt ở khâu quản lý nền nếp ra vào lớp của GV, kiểm tra sổ báo giảng, sổ ghi đầu bài của các lớp và giám sát việc dạy trên lớp của GV. Tuy nhiên, khâu dự giờ của GV và giám sát việc dạy trên lớp của GV vẫn chƣa tốt, vẫn còn tỷ lệ CBQL, GV đánh giá ở mức yếu. CBQL, GV cho là việc giám sát dạy trên lớp GV thực hiện ở mức độ tốt là 27.8%, mức độ yếu là 7.4% (GV). Đi dự giờ kiểm tra việc trên lớp thực hiện ở loại tốt còn thấp có 11.1% ý kiến CBQL và GV đánh giá ở loại tốt, có 5.6% ý kiến GV đánh giá ở mức yếu.

Quản lý việc lên lớp của GV ở các trƣờng THCS chƣa hiệu quả, chủ yếu mới thực hiện kiểm tra qua hồ sơ GV, việc kiểm tra thực tế chƣa đƣợc chú trọng.

2.4.1.5. Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học và việc bồi dưỡng phương pháp dạy học cho đội ngũ giáo viên Tin học

Thực tế giáo dục cho thấy, nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của đổi mới PPDH là năng lực đội ngũ GV. Qua khảo sát ý kiến của CBQL và GV đều

cho rằng để đổi mới PPDH thì việc bồi dƣỡng nâng cao trình độ cho GV là cần thiết và phải đƣợc làm thƣờng xuyên, liên tục.

Bảng 2.19. Thực trạng quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học

T

T Nội dung

Mức độ thực hiện (%) SL Tốt SL Khá SL Trung

bình SL Yếu

1 Tổ chức hội thi GV dạy

giỏi 45 83.3 5 9.3 4 7.4 0 0.0 2 Tổ chức các chuyên đề

đổi mới phƣơng pháp dạy học

4 7.4 17 31.5 25 46.3 8 14.8

3 Bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GV theo tinh thần đổi mới

16 29.6 20 37.0 15 27.8 3 5.6

4 Bồi dƣỡng kỹ năng sử dụng phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại trong giảng dạy

5 9.3 21 38.9 23 42.6 5.0 9.3

5 Tổ chức dự giờ thƣờng xuyên, đột xuất và đánh giá sau dự giờ

6 11.1 23 42.6 22 40.7 3 5.6

(Nguồn: Kết quả ở các trường THCS huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định tháng 6/2021)

Kết quả khảo sát ở bảng 2.19. cho thấy, các nội dung quản lý việc đổi mới PPDH ở mức độ tốt còn thấp, chủ yếu tập trung ở mức độ khá và trung bình. Đặc biệt, khâu tổ chức các chuyên đề đổi mới PPDH và bồi dƣỡng kỹ năng sử dụng phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại trong giảng dạy cả CBQL và GV đều đánh giá ở mức độ rất thấp, mức độ yếu là 14.8% ý kiến ở nội dung tổ chức các chuyên đề đổi mới phƣơng pháp và 9.3% ý kiến ở nội dung bồi dƣỡng kỹ năng sử dụng phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại trong giảng dạy. Tuy nhiên, vẫn có nội dung đƣợc đánh giá tốt, đó là tổ chức hội thi GV dạy giỏi, đa số CBQL và GV đánh giá ở mức khá và tốt. Mỗi năm học các nhà trƣờng tổ chức 2 đợt hội giảng GV giỏi cơ sở và hội thi GV dạy giỏi cấp huyện 2 năm 1 lần, sau đó lựa chọn GV tham gia hội thi GV giỏi cấp tỉnh 4 năm 1 lần. Nhƣ vậy, công tác quản lý đổi mới PPDH theo định hƣớng đổi mới cần đƣợc các nhà trƣờng chú trọng quan tâm nhiều hơn, cần phải có những biện pháp cụ thể phù hợp với điều kiện nhà trƣờng hơn để công tác này thật sự đạt hiệu quả.

2.4.1.6. Thực trạng quản lý hoạt động dự giờ của giáo viên Tin học

Bảng 2.20. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dự giờ môn Tin học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tin học ở các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 72 - 87)