Nhóm biện pháp quản lý các điều kiện hỗ trợ cho HĐDH môn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tin học ở các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 116 - 121)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Nhóm biện pháp quản lý các điều kiện hỗ trợ cho HĐDH môn

3.2.3.1. Tăng cường quản lý CSVC, phương tiện hỗ trợ dạy học môn Tin học a. Mục đích của biện pháp

Giúp GV dạy Tin học có môi trƣờng giảng dạy tốt, có các phƣơng tiện dạy học hiện đại để tổ chức các hoạt động học tập theo hƣớng PTNL ngƣời học.

Giúp cho HS lĩnh hội đƣợc kiến thức mới và có hƣớng suy nghĩ cho việc tìm tòi các lời giải bài tập Pascal, hoặc các bài tập Tin học khác, dần hình thành kỹ năng phân tích, tổng hợp kiến thức, giúp phát triển tƣ duy và rèn luyện khả năng tự học cho HS, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi trong dạy học môn Tin học theo hƣớng PTNL ngƣời học.

Phát huy nhiệt tình sáng tạo của GV dạy Tin học trong việc sử dụng các phần mềm giảng dạy lý thuyết và giảng dạy thực hành.Tăng cƣờng tự làm đồ dùng, thiết

bị dạy học bổ sung cho kho đồ dùng đã đƣợc trang bị nhằm góp phần nâng cao hứng thú học tập cho HS và hiệu quả giờ dạy.

Quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả trang thiết bị, đồ dùng dạy học hiện có trong nhà trƣờng.

b. Nội dung và cách thực hiện

Đầu năm học cán bộ quản lý nhà trƣờng thống kê CSVC hiện có, trang thiết bị phòng Tin học.

Lập kế hoạch xây dựng, sửa chữa, bổ sung mới CSVC, trang thiết bị dạy học đảm bảo có đủ số máy tính cho HS thực hành, bàn ghế, có đủ đồ dùng dạy học.

Hàng năm CBQL nhà trƣờng tổ chức thống kê CSVC phục vụ cho dạy học Tin học của đơn vị. Từ đó so sánh nhu cầu thực tế cần sử dụng với CSVC hiện có. Trong việc mua sắm thiết bị, ƣu tiên việc mua sắm các thiết bị hiện đại, phục vụ cho việc đổi mới nội dung PPDH.

CBQL cử GV có năng lực hỗ trợ cán bộ phụ trách việc bảo quản, sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị dạy học môn Tin học, có sổ theo dõi thƣờng xuyên việc sử dụng thiết bị dạy học vào bài giảng của GV và kiểm tra việc bảo quản thiết bị sau mỗi giờ học.

Huy động các nguồn lực ngoài ngân sách đầu tƣ, nâng cấp CSVC phục vụ giảng dạy môn Tin học.

Để quản lý CSVC, PTDH hiệu quả thì lãnh đạo nhà trƣờng cần thực hiện các nội dung sau:

Xây dựng đƣợc kế hoạch tài chính lâu dài phù hợp với tình hình nhà trƣờng, địa phƣơng, quan trọng là kế hoạch bảo quản, sử dụng hiệu quả CSVC và trang thiết bị trong hoạt động dạy học môn Tin học.

Xây dựng phòng học đa năng với hệ thống máy móc, thiết bị phù hợp với môn Tin học: Máy chiếu Projector(hoặc Smart Tivi), máy chiếu đa vật thể, bảng tƣơng tác thông minh, Laptop, phòng Tin học với hệ thống máy tính kết nối Internet và trang bị các phần mềm dạy học môn Tin học. Giúp HS tự học, tự sáng tạo tìm và phát hiện ra những kiến thức mới, những thuật toán hay,...

hoạch kiểm tra, kiểm kê CSVC để xử lý, sửa chữa, thay thế, bổ sung. GV hoặc nhân viên thiết bị quản lý phòng Tin học kiểm tra đồ dùng, các thiết bị máy tính, thống kê số lƣợng, hiện trạng thiết bị phòng Tin học, phối hợp với nhóm chuyên môn lên danh sách đề nghị sửa chữa, bổ sung các thiết bị máy tính hoặc mua mới máy tính.

c. Điều kiện thực hiện các biện pháp

Lãnh đạo nhà trƣờng phải nhận thức sâu sắc về vai trò của CSVC, thiết bị dạy học trong việc nâng cao chất lƣợng dạy học môn Tin học.

Nhà trƣờng phải chủ động nguồn kinh phí để mua sắm trang thiết bị và xây dựng CSVC phù hợp.

Tạo dựng đƣợc sự quan tâm của các cấp: Ủy ban Nhân Huyện Tuy Phƣớc, Sở GD&ĐT Bình Định, Phòng GD&ĐT Tuy Phƣớc về việc hỗ trợ kinh phí mua sắm CSVC phục vụ cho dạy học Tin học nói riêng và các bộ môn khác nói chung.

3.2.3.2. Tăng cường các hoạt động tạo mối quan hệ “Thầy-Trò” a. Mục tiêu của biện pháp

Tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa Thầy và trò từ đó tạo điều kiện cho HS chia sẻ những khó khăn thuận lợi trong học Tin học với GV.

Giúp các giờ học thêm sinh động, tạo bầu không khí cởi mở trong giờ học.

b. Nội dung và cách thực hiện

Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa Thầy và trò từ đó giúp HS tự chủ chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong học tập, đặc biệt chia sẻ những khó khăn trong học Tin học với GV.

Tổ chức các câu lạc bộ Tin học trong nhà trƣờng, nhằm tạo môi trƣờng học Tin học cho HS, tạo không gian để HS học hỏi lẫn nhau.

Phân công GV giúp đỡ, đỡ đầu HS, tƣ vấn hƣớng dẫn HS tự học môn Tin học một cách sát thực nhằm giúp HS vƣợt qua những khó khăn tâm lý trong học tập Tin học.

Tặng thƣởng cho GV giúp đỡ đƣợc nhiều HS yếu kém, HS khá vƣơn lên trong học tập.

c. Điều kiện thực hiện

GV nhiệt tình trong giảng dạy, thƣơng yêu và hiểu tâm lý học sinh THCS. Nhà trƣờng thƣờng xuyên giáo dục tình thầy và trò.

3.2.3.3. Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý HĐDH môn Tin học a. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm quản lý HĐ DH môn Tin học của GV và HS trong nhà trƣờng một cách hiệu quả, khoa học và chính xác. Cải cách thủ tục hành chính.

Giúp GV biết đƣợc công việc và kết quả đã thực hiện.

Giúp HS biết đƣợc điểm kiểm tra và thực hiện nền nếp học tập của bản thân. Giúp phụ huynh học sinh nắm bắt đƣợc tình hình học tập của con em mình.

b. Nội dung và cách thực hiện *Nội dung

Xếp thời khoá biểu cho GV; Quản lý hoạt động dạy học của GV và HS; Quản lý tài nguyên dạy và học Tin học; Cập nhật thông tin GV, HS vào phần mềm quản lý.

*Cách thực hiện

- Quản lý hoạt động dạy học của GV Tin học: Quản lý việc thực hiện chƣơng trình dạy học của GV; Công tác chuẩn bị giờ lên lớp của GV; Quản lý giờ dạy trên lớp của GV; Quản lý việc giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.

- Quản lý học tập của HS: Cập nhật thƣờng xuyên HS vi phạm hay thực hiện tốt nền nếp học tập; Cập nhật điểm kiểm tra và thi của HS; Tổ chức thi trắc nghiệm môn Tin học trên máy tính; Tổ chức thi Tin học qua website của nhà trƣờng; Đăng tải các tài liệu phục vụ cho dạy và học trên website của nhà trƣờng; Danh sách GV và HS có thành tích cao trong dạy và học.

c. Điều kiện thực hiện

CBQL, GV, HS biết sử dụng máy tính

Trƣờng phải có bộ phận phụ trách máy vi tính, có phòng Tin học kết nối mạng Internet và các phần quản lý chuyên dụng.

Kinh phí cho hoạt động ứng dụng Tin học trong quản lý.

Cung cấp mã số riêng cho từng GV và HS vào phần mềm quản lý.

3.2.3.4. Tăng cường thích ứng trong điều kiện dịch bệnh phức tạp đối với công tác quản lý HĐDH môn Tin học

a. Mục tiêu của biện pháp

CBQL luôn chủ động trong công tác quản lý để đề ra các biện pháp chống dịch hiệu quả, đảm bảo sức khỏe cho ngƣời dạy và ngƣời học. Đồng thời đảm bảo đƣợc

chƣơng trình giảng dạy hiện hành. Nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nhƣ hiện nay đã ảnh hƣởng rất lớn đến công tác GD&ĐT.

GV, HS, phụ huynh học sinh với tâm thế sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh xảy ra để chuẩn bị các điều kiện cần có để giảng dạy và học tập trong điều kiện dịch bệnh diễn biến nguy hiểm và phức tạp.

b. Nội dung và cách thực hiện

Linh hoạt thực hiện các kế hoạch dạy học.

Thống nhất với HS, phụ huynh về hình thức dạy học

c. Điều kiện thực hiện

*Đối với dạy học trực tuyến:

Đối với nhà trường: Xây dựng hạ tầng mạng, trang thiết bị CNTT (nhƣ máy

tính, camera, máy in, máy quét), đƣờng truyền, dịch vụ internet, tận dụng tối đa các phƣơng tiện để hỗ trợ cho giáo viên khi dạy học trực tuyến. Bồi dƣỡng đội ngũ nhân lực (CBQL, GV, HS) có kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. Trƣớc hết là kỹ năng sử dụng CNTT, kỹ năng an toàn thông tin, kỹ năng khai thác, sử dụng hiệu quả các ứng dụng phục vụ công việc dạy - học.

Nhà trƣờng, các thầy cô giáo cần phối hợp tốt với phụ huynh học sinh để trao đổi kế hoạch, thống nhất cách làm, tăng cƣờng sự phối hợp của phụ huynh khi các em học sinh học tập tại nhà.

Đối với GV: GV tự trang bị cho mình khả năng, kỹ năng ứng dụng CNTT, sử

dụng thành thạo các phần mềm, hệ thống dạy học trực tuyến. Ngoài ra, có thể lựa chọn một trong các hình thức nhƣ dạy thông qua trực tuyến, qua online, qua nhóm zalo, messenger, facebook, email... Ở những nơi không có điều kiện về mạng, kỹ thuật thì cần tìm giải pháp để giao bài, giao nhiệm vụ cho học sinh nhƣ soạn bài ôn tập, in và thông báo phụ huynh đến nhận.

Đối với cha mẹ học sinh: Cha mẹ luôn đồng hành, làm tốt công tác tƣ tƣởng

cho các em đối với việc học trực tuyến để HS hiểu rõ, chuẩn bị tâm thế để tiếp cận phƣơng pháp này nên tạo không gian yên tĩnh, cố định, sắp xếp đồ dùng học tập gọn gàng và dễ lấy khi cần.

Đối với HS: HS cần chuẩn bị tâm lý, tâm thế sẵn sàng, trang phục nghiêm túc

nhất là điện thoại thông minh, máy vi tính, tai nghe và SGK...

*Đối với dạy học trực tiếp:

Thực hiện nghiêm túc quy định phòng chống dịch đối với tất cả cán bộ, GV, nhân viên, HS và khách đến cơ quan. CBQL các cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm về việc bảo đảm các quy định phòng, chống dịch theo quy định.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tin học ở các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 116 - 121)