Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tin họ cở

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tin học ở các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 90)

8. Cấu trúc luận văn

2.5. Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tin họ cở

trƣờng THCS huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định

2.5.1. Ưu điểm

Đội ngũ CBQL năng động, sáng tạo, chỉ đạo một cách sâu sát đến việc lên các kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch tổ Toán-Tin tƣơng đối tốt, chú trọng quản lý HĐDH môn Tin học, biết khai thác triệt để thế mạnh của từng GV, phân công giảng dạy hợp lý, động viên họ yên tâm công tác, tự giác học tập nâng cao trình độ về mọi mặt. Việc giảng dạy và học tập thực chất đã dần đi vào nền nếp.

Hoạt động quản lý thực hiện chƣơng trình dạy học đã đƣợc quan tâm đặc biệt là chỉ đạo xây dựng nội dung, chƣơng trình bồi dƣỡng HS giỏi Tin học cấp THCS cơ sở để áp dụng dạy cho các trƣờng THCS huyện Tuy Phƣớc.

Giáo viên trẻ chiếm số lƣợng đông và có xu hƣớng phát triển, nhiệt tình trong công tác giảng dạy và giáo dục HS.

Bƣớc đầu đã quan tâm chỉ đạo đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá HS. Đội ngũ GV Tin học đã thực hiện tốt việc đổi mới chƣơng trình, nội dung, PPDH, trọng tâm là nâng cao chất lƣợng dạy học. Triển khai nhiều biện pháp tích cực bồi dƣỡng HS giỏi, giúp đỡ HS yếu kém. Đồng thời, các GV Tin học chịu khó tìm tòi, sử dụng triệt để các mô hình dạy học Tin học để áp dụng triển khai dạy học hiệu quả, đặc biệt là các GV tích cực ứng dụng CNTT vào giảng dạy, nhằm đem lại chất lƣợng giờ lên lớp cao hơn, tình trạng dạy chay đã giảm.

Hoạt động học môn Tin học cũng đƣợc quan tâm và có nhiều biện pháp phù hợp. Nhiều HS có động cơ và thái độ học tập đúng đắn, có thành tích cao trong học tập, tham gia các hội thi HS giỏi các cấp,hội thi Tin học trẻ đạt thành tích cao.

Công tác thi đua khen thƣởng thực hiện công bằng, khách quan đúng đối tƣợng.

2.5.2. Hạn chế

Công tác bồi dƣỡng đội ngũ GV Tin học đang thực hiện chuẩn hóa theo Luật giáo dục 2019.

Công tác bồi dƣỡng đội ngũ GV Tin học chƣa làm thƣờng xuyên.

Hoạt động đổi mới PPDH mới chỉ dừng lại ở hình thức chƣa có chất lƣợng. Biện pháp quản lý HĐDH môn Tin học mới dừng lại ở một số khâu nhƣ quản lý chƣơng trình, bồi dƣỡng HS giỏi bên cạnh đó hoạt động kiểm tra đánh giá HS chƣa làm thƣờng xuyên, chƣa có chiều sâu.

Các nhà trƣờng thực sự quan tâm, đầu tƣ CSVC, PTDH hiện đại nên còn đầu tƣ dàn trải, không đồng bộ, không kịp thời.

Công tác đầu tƣ CSVC, thiết bị thực hành chƣa hoàn chỉnh, đồng bộ, nội dung chƣơng trình và thời lƣợng bố trí cho môn học chƣa phù hợp.

Máy vi tính và các thiết bị hỗ trợ khác không đồng bộ do trang bị nhiều lần, đầu tƣ dần qua nhiều năm. Nhà trƣờng chƣa quan tâm đến công tác bảo trì định kỳ thiết bị nên không kịp thời sửa chữa, khắc phục để đảm bảo giờ thực hành cho HS.

Chỉ đạo ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học chỉ tập trung ở một số chuyên đề nhất định, chƣa áp dụng ở tất cả các lĩnh vực trong nhà trƣờng.

2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế

Nguyên nhân khách quan

Nguồn ngân sách chi cho giáo dục còn hạn chế, việc huy động xã hội hóa từ phụ huynh học sinh, các cơ quan đoàn thể còn gặp nhiều khó khăn nên việc đầu tƣ cơ sở vật chất còn chậm so với yêu cầu thực tế.

Nguyên nhân chủ quan

Việc dạy học môn Tin học ở các trƣờng THCS huyện Tuy Phƣớc còn nhiều bất cập do sự quan tâm đầu tƣ của các cấp quản lý chƣa mang tầm chiến lƣợc: đầu tƣ CSVC chƣa đồng bộ, trình độ giáo viên chƣa đồng đều.

Đội ngũ GV đủ về số lƣợng, trình độ chƣa đạt chuẩn, song về thực chất, năng lực chuyên môn cần phải quan tâm, nhiều lúc còn ngại đổi mới PPDH tích cực hay sử dụng PTDH chƣa mang lại hiệu quả cao.

Trình độ Tin học của CBQL để có thể đáp ứng đƣợc việc quản lý CNTT, dạy học môn Tin học còn hạn chế. Có thể do đội ngũ CBQL đều trƣởng thành đi lên từ

GV trực tiếp đứng lớp, đa số mới qua bồi dƣỡng sơ cấp về nghiệp vụ quản lý nên gặp nhiều khó khăn trong công việc nắm bắt hệ thống lý luận quản lý để thực hiện vận dụng vào thực tiễn, do đó làm việc thƣờng dựa vào kinh nghiệm, dựa vào suy diễn chủ quan của cá nhân.

Về quản lý hoạt động học của HS: việc quản lý nền nếp, động cơ, thái độ học tập của HS chƣa hiệu quả. Đặc biệt, HS lứa tuổi học sinh cấp THCS vẫn chƣa hình thành thói quen, động cơ học tập, chƣa xác định mục tiêu việc học.

Về phía nhà trƣờng: Một số CBQL làm việc còn dựa trên kinh nghiệm là chủ yếu, chƣa quan tâm tới công tác dự báo, thời cơ, thách thức, chiến lƣợc hoạt động lâu dài. Kế hoạch chỉ đạo một số nội dung trong quản lý HĐDH chƣa đồng bộ, chƣa thƣờng xuyên. Công tác kiểm tra, đánh giá HĐDH chƣa thƣờng xuyên, còn nặng nề về thành tích. CSVC, PTDH chƣa đảm bảo cho HĐDH môn Tin học. Do hạn chế về tài chính và các nguồn lực nên việc tăng cƣờng CSVC chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

Về phía GV: Không ít GV chƣa có PPDH phù hợp với các đối tƣợng HS có trình độ khác nhau, chƣa thực sự quan tâm đến tất cả HS trong cả lớp mà chỉ chú trọng một số em khá, giỏi. Một số GV chƣa khắc sâu kiến thức cơ bản, chƣa rèn các kỹ năng xác định thuật toán, kỹ năng thực hành các bài tập cơ bản và nâng cao. Đặc biệt, còn có GV yêu cầu quá cao, cho nhiều bài khó để đánh đố HS và chƣa thật tâm lý, chƣa động viên khéo léo kịp thời đối với những tiến bộ của HS.

Về phía HS: Nhiều HS yếu kém nên có tâm lý “sợ” môn Tin học. Một số HS chƣa chuẩn bị chu đáo đồ dùng, dụng cụ học tập, đặc biệt là chƣa học bài cũ và chuẩn bị nội dung bài mới trƣớc khi đến lớp. Một số em thiếu ý thức tìm tòi, sáng tạo trong học tập, không có sự phấn đấu vƣơn lên, còn có thái độ ỷ lại dựa dẫm vào các bạn và thầy cô.

Tiểu kết chƣơng 2

Chƣơng 2 đã khái quát tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định. Đồng thời thu thập, thống kê, phân tích số liệu cụ thể về tình hình đội ngũ CBQL, GV, HS và CSVC cũng thống kê số liệu, đánh giá thực trạng về hoạt động dạy học môn Tin học của GV và HS ở các trƣờng THCS huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định.

Đặc biệt, chƣơng 2 đã đi sâu khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý HĐDH môn Tin học của GV, quản lý hoạt động học môn Tin học của HS và quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học môn Tin học.

Kết quả khảo sát cho thấy, công tác quản lý HĐDH môn Tin học ở các trƣờng THCS huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định thì bên cạnh những ƣu điểm, còn nhiều bất cập, hạn chế.

Kết quả nghiên cứu chƣơng 2 là cơ sở thực tiễn để đề xuất các biện pháp quản lý nhằm quản lý có hiệu quả hoạt động dạy học môn Tin học ở các trƣờng THCS huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định.

Chƣơng 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC Ở CÁC TRƢỜNG THCS HUYỆN TUY PHƢỚC,

TỈNH BÌNH ĐỊNH

3.1. Cơ sở và nguyên tắc xác lập các biện pháp

3.1.1. Cơ sở xác lập biện pháp

Sự đổi mới và phát triển giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu, tạo cơ hội tốt cho giáo dục nƣớc ta nhanh chóng tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, tiếp cận với những cơ sở lý luận, phƣơng pháp tổ chức, nội dung hiện đại, đồng thời tận dụng các kinh nghiệm quốc tế để đổi mới và phát triển. Quá trình hội nhập quốc tế hiện nay là thời cơ cho GD&ĐT nƣớc ta vƣơn lên đạt chuẩn khu vực và quốc tế, nhanh chóng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực để bổ sung cho nguồn nhân lực vừa yếu, vừa thiếu, vừa không đồng bộ của nƣớc nhà, phải xem sự “phát triển nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin là yếu tố then chốt, có ý nghĩa quyết định đối với việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin”.

Xuất phát từ yêu cầu cấp bách của thực tiễn, Đảng và Nhà nƣớc đã có nhiều văn bản chỉ đạo nhằm đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT và truyền thông ở nƣớc ta, đặc biệt là đƣa CNTT vào GD&ĐT. Có thể nêu ra một số văn bản quan trọng sau sau:

1. Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ ban hành Chƣơng trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ƣơng 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

2. Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ ban hành Chƣơng trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

3. Quyết định 6200/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020

của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hƣớng đến năm 2025”

5. Quyết định 1432/QĐ-BGDĐT ngày 26/04/2017 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 99/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 phê duyệt Đề án Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020 và Quyết định số 893/QĐ-TTg ngày 19/6/2015 phê duyệt Đề án Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn thông tin đến năm 2020.

6. Kế hoạch 345/KH-BGDĐT ngày 23/5/2017 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện Đề án “Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hƣớng đến năm 2025”

7. Thông tƣ 21/2017/TT-BGDĐT ngày 06/09/2017 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồi dƣỡng, tập huấn qua mạng Internet cho giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý giáo dục.

Trên lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hƣớng đến năm 2025” đã nêu rõ mục tiêu tăng cƣờng giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục là:

Mục tiêu đến năm 2020:

Trong công tác quản lý, điều hành:

1. Hình thành cơ sở dữ liệu toàn ngành giáo dục và đào tạo;

2. Phấn đấu 100% các cơ quan quản lý nhà nƣớc về giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục và đào tạo thực hiện quản lý hành chính xử lý hồ sơ công việc trên môi trƣờng mạng;

tạo đƣợc áp dụng hình thức trực tuyến;

4. 70% lớp bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đƣợc thực hiện qua mạng theo phƣơng thức học tập kết hợp (blended learning);

5. 50% hồ sơ thủ tục hành chính đƣợc xử lý trực tuyến tối thiểu mức độ 3, trong đó 30% đƣợc xử lý trực tuyến ở mức độ 4;

Trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra đánh giá, nghiên cứu khoa học và công tác quản lý:

1. Đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thƣờng xuyên: Hình thành kho học liệu số dùng chung toàn ngành,gồm: Bài giảng, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác. Phấn đấu 90% cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thƣờng xuyên ứng dụng CNTT trong quản lý nhà trƣờng; trong đó 70% trƣờng học sử dụng sổ quản lý điện tử.

2. Đối với các cơ sở giáo dục đại học và trƣờng sƣ phạm: Hình thành cổng thông tin thƣ viện điện tử toàn ngành liên thông, chia sẻ học liệu với các cơ sở đào tạo; áp dụng phƣơng thức học tập kết hợp; phát triển một số mô hình đào tạo trực tuyến.

Định hƣớng đến năm 2025

Mức độ ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học đạt trình độ tiên tiến trong khu vực ASEAN, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. CNTT trở thành động lực đổi mới quản lý, nội dung, phƣơng pháp dạy - học, kiểm tra đánh giá trong GD&ĐT.

3.1.2.Định hướng phát triển và nhiệm vụ của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Định

Căn cứ định hƣớng của Đảng, Nhà nƣớc về đẩy mạnh công tác đào tạo và ứng dụng CNTT trong giáo dục, trong thời gian qua, Ủy ban nhân dân, Sở GD&ĐT tỉnh Bình Định đã ban hành một số văn bản, chính sách về công tác đào tạo, triển khai ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục nhƣ sau:

Quyết định số 566/QĐ-UBND ngày 11/9/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định về việc phê duyệt quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Bình Định đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020.

Quyết định số 900/QĐ- UBND ngày 17/03/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định về việc Phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan

Nhà nƣớc tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020;

Công văn số 2054/SGDĐT-VP ngày 13/10/2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định về việc hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2015-2016.

Công văn số 1653/SGDĐT-VP ngày 26/9/2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định về việc hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2016-2017.

Công văn số 1753/SGDĐT-VP ngày 14/9/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định về việc hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2017-2018.

Công văn số 1768/SGDĐT-VP ngày 18/9/2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định về việc hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2018-2019.

Theo Đề án Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Bình Định đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020, mục tiêu đề ra đối với công tác giảng dạy Tin học trong trƣờng phổ thông là: “Đưa vào giảng dạy chính khóa môn Tin học và thực hiện giáo án điện tử, học từ xa đến năm 2010 cấp Trung học Phổ thông đạt 70%, cấp Trung học Cơ sở đạt 30%; năm 2015 cấp Trung học Phổ thông đạt 100%, cấp Trung học Cơ sở đạt 90%, cấp Tiểu học đạt 10% và đến năm 2020 cấp Trung học Cơ sở đạt 100%, cấp Tiểu học đạt 30%”.

Cùng với mục tiêu trên, Đề án đã nêu nhiệm vụ cụ thể đối với ngành giáo dục và đào tạo trong từng giai đoạn nhƣ sau:

Giai đoạn trước năm 2010: Từng bƣớc trang bị đủ máy tính, kết nối mạng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tin học ở các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 90)