Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tin học ở các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 50)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.5. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học

Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS là một nội dung không thể thiếu trong quản lý hoạt động của GV vì "dạy – học – kiểm tra, đánh giá là một quá trình thống nhất, là ba khâu then chốt của quá trình sư phạm”.[31 ,34]. Thực tiễn giáo dục cho thấy cách đánh giá thi cử thế nào thì sẽ có lối dạy, lối học thế ấy. Vì thế, cần phải đổi mới một cách đồng bộ trong các khâu nội dung, hình thức kiểm tra, chấm bài, sửa bài, đổi mới tiêu chí đo lƣờng và đánh giá chất lƣợng HS, kết hợp với đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò.

Lãnh đạo nhà trƣờng yêu cầu GV đánh giá đúng đắn, trung thực kết quả học tập của HS với tinh thần nghiêm túc, khách quan, vô tƣ và lòng yêu thƣơng học trò.

CBQL cần thực hiện một số nội dung sau:

Xây dựng và cải tiến các hình thức và nội dung kiểm tra, đánh giá dạy học Tin học ở trƣờng THCS sao cho phù hợp với mục đích, nội dung dạy học.

đáp án đúng mức độ của yêu cầu chƣơng trình và đối tƣợng HS, đặc biệt là đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hƣớng phát huy tính tích cực của học sinh bằng cách kiểm tra thông qua đánh giá các sản phẩm của HS, của nhóm HS thực hiện theo đúng nhƣ tinh thần đổi mới của chƣơng trình giáo dục phổ thông mới 2018.

Tổ chức kiểm tra, thi cử, chấm bài nghiêm túc đúng quy chế ban hành.

Xây dựng các cấu trúc bài kiểm tra, bài thi mẫu, kiểm tra dƣới các hình thức trắc nghiệm hay tự luận với số lƣợng, thang điểm cụ thể, rõ ràng.

Ban hành các chế độ, quy chế kiểm tra, đánh giá và kết luận mức khen thƣởng hay kỷ luật đối với cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh.

1.5.6. Quản lý các điều kiện hỗ trợ dạy học môn Tin học ở trường THCS

Đối với môn Tin học, CSVC, TBDH phục vụ dạy học bao gồm: phòng máy vi tính đƣợc nối mạng có khả năng truy cập internet, thiết bị đa phƣơng tiện; các thiết bị hỗ trợ và phần mềm dạy học.

Với đặc thù của môn Tin học đồ dùng và thiết bị dạy học là rất cần thiết trong QTDH Tin học. Do đó, chúng ta phải:

Trang bị phòng học Tin học có đầy đủ ánh sáng, máy tính, máy chiếu projector, máy in, máy quay phim,...và một số phƣơng tiện khác cho HS để nâng cao chất lƣợng dạy và học. Trong đó các máy tính đƣợc nối mạng Internet.

CBQL lập kế hoạch xây dựng, sửa chữa, bổ sung mới CSVC, trang thiết bị dạy học,… nhằm đảm bảo yêu cầu của môn Tin học.

1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến học động dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Tin học ở trƣờng THCS môn Tin học ở trƣờng THCS

1.6.1. Các yếu tố khách quan

Đƣờng lối, chính sách của Đảng và nhà nƣớc; Nội dung chƣơng trình môn học và những yêu cầu về đổi mới; nhận thức của xã hội về tầm quan trọng của môn Tin học; Đội ngũ GV dạy môn Tin học; Năng lực học tập của HS; CSVC và thiết bị dạy học; Môi trƣờng sƣ phạm.

Môi trƣờng văn hóa, kinh tế, chính trị xã hội ở địa phƣơng. Nếu đƣợc tốt sẽ là hỗ trợ đắc lực cho nhà trƣờng đổi mới thành công dạy học môn Tin học nói riêng và đổi mới chƣơng trình dạy học ở trƣờng THCS nói chung.

đầy đủ thuận lợi sẽ là yếu tố ảnh hƣởng quyết định tới việc dạy và học môn Tin học ở trƣờng THCS.

Môi trƣờng dạy học ở nhà trƣờng thuận lợi đƣợc thiết lập dựa trên văn hóa học hỏi, văn hóa chia sẻ sẽ có tác động tích cực tới việc dạy học môn Tin học tại trƣờng THCS.

Ngoài những yếu tố khách quan chính trên thì tồn tại hai khách quan nhƣ sau:

Khả năng nhận thức và tinh thần hăng say học tập của học sinh về vai trò môn Tin học

Để đạt đƣợc hiệu quả trong giảng dạy môn Tin học, các GV Tin học phải biết cách khơi dậy niềm đam mê học tập môn học ở các em bằng những biện pháp và những hoạt động cụ thể để các em nhận ra vai trò của môn Tin học, giúp các em có đƣợc niềm đam mê với môn học và nhận thức đƣợc chính bản thân mình cũng có thể học tốt đƣợc môn học này nếu cố gắng học tập và tự tin vào bản thân mình

Sự quan tâm của phụ huynh học sinh và các tổ chức xã hội khác đến sự cần thiết phải học Tin học trong giai đoạn hiện nay

Nhận thức đƣợc vai trò và tầm quan trọng của Tin học trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nhƣ vậy, các bậc phụ huynh và các tổ chức xã hội cần quan tâm nhiều hơn đến việc động viên, khuyến khích, đầu tƣ cho con em mình học tập môn Tin học ngày càng đạt chất lƣợng và hiệu quả hơn.

1.6.2. Các yếu tố chủ quan

Năng lực quản lý dạy học môn Tin học theo hƣớng phân hóa sâu của CBQL nhà trƣờng. Với chƣơng trình SGK hiện nay và SGK mới theo chƣơng trình giáo dục phổ thông mới 2018 thì đòi hỏi ngƣời CBQL phải nắm vững nội dung chƣơng trình của môn Tin học.

Năng lực phát triển chƣơng trình môn Tin học và quản lý phát triển chƣơng trình môn Tin học ở trƣờng THCS của cán bộ quản lý sẽ tác động trực tiếp tới hiệu quả của dạy học môn Tin học ở trƣờng THCS.

Năng lực giảng dạy môn Tin học của GV là yếu tố tác động trực tiếp tới hiệu quả dạy học môn Tin học ở trƣờng THCS.

Hiện nay có rất nhiều PPDH nhƣng GV không hiểu đƣợc bản chất của các phƣơng pháp trên nên chƣa có sự phối hợp nhuần nhiễn các phƣơng pháp. Mặt

khác, có phƣơng pháp phù hợp với nội dung này nhƣng lại không phù hợp với nội dung khác. GV đƣợc bồi dƣỡng thƣờng xuyên, đƣợc tập huấn đổi mới phƣơng pháp, nâng cao tay nghề và việc sử dụng công nghệ trong dạy học nhƣng tìm ra phƣơng pháp phù hợp rất khó khăn.

PPDH theo kiểu “đọc chép, ghi chép” đã ăn sâu vào trong tiềm thức của GV. Kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin, trình độ ngoại ngữ ở một phận GV còn rất hạn chế nên chƣa làm chủ đƣợc thiết bị dạy học. Các phần mềm dạy học và quản lý phòng Tin học nhƣ Pascal, Geogebra, Netop School, IMindMap,… nhƣng nhiều GV Tin học chƣa sử dụng thành thạo.

Trình độ, năng lực nhận thức của HS trong một lớp học còn có sự chênh lệch lớn nên làm cho tất cả các em hiểu, vận dụng và ghi nhớ kiến thức SGK theo phân phối chƣơng trình 45 phút là rất khó.

Sự quan tâm, đầu tư cho hoạt động dạy và học môn Tin học của cán bộ quản lý nhà trường:

Nhƣ đã phân tích ở trên, ngƣời thầy có vai trò rất quan trọng đến kết quả học tập môn Tin học của HS. Do vậy, CBQL nhà trƣờng phải có những biện pháp và việc làm cụ thể để GV và HS hiểu đƣợc vai trò và tầm quan trọng của môn học. Những việc làm cụ thể để nâng cao chất lƣợng dạy và học môn Tin học của nhà trƣờng chính là việc bồi dƣỡng chuyên môn một cách thƣờng xuyên cho các GV Tin học, khuyến khích GV Tin học đổi mới phƣơng pháp và áp dụng những phƣơng pháp mới phù hợp với nội dung của chƣơng trình mới, đầu tƣ trang thiết bị hiện đại và hƣớng dẫn giáo viên biết cách sử dụng các trang thiết bị hiện đại đó phục vụ hoạt động dạy học Tin học, hình thức kiểm tra đánh giá phải đúng quy trình và phù hợp với đặc thù của môn học, có những biện pháp khuyến khích, khen thƣởng và kỷ luật kịp thời đối với những GV và HS đạt thành tích tốt hay yếu kém qua mỗi học kỳ.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng dạy học hiện đại phục vụ hoạt động dạy học Tin học:

Mỗi môn học đều có tính đặc thù riêng của nó nhƣng tựu chung lại nó đều chịu sự chi phối và ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tốt nhƣ: trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm của GV, khả năng nhận thức và tinh thần hăng say học tập môn học của HS, sự quan tâm của lãnh đạo nhà trƣờng, CSVC, trang thiết bị

và đồ dùng phục vụ HĐDH… Đối với môn Tin học thì CSVC, trang thiết bị và đồ dùng phục vụ HĐDH là rất quan trọng nhƣ: máy tính, smart tivi, máy chiếu projector, máy in, máy quay phim,.. Thông qua đó, nội dung bài học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn, lôi quấn đƣợc tinh thần hăng say học tập ở các em HS.

Tiểu kết chƣơng 1

HĐDH là hoạt động đặc thù của nhà trƣờng phổ thông, nó đƣợc quy định bỡi đặc thù lao động sƣ phạm của ngƣời GV. Công tác quản lý HĐDH giữ vị trí trọng tâm, trong đó công tác quản lý hoạt HĐDH môn Tin học giữ vai trò quan trọng trong nhà trƣờng. Việc nắm vững các khái niệm cơ bản về quản lý, QLGD, quản lý HĐDH, quản lý HĐDH môn Tin học và vị trí, vai trò, mục tiêu, cấu trúc nội dung chƣơng trình mon Tin học THCS để chỉ đạo GV dạy môn Tin học một cách sát thực là nhiệm vụ cơ bản của CBQL và GV dạy học môn Tin học nhằm nâng cao hiệu quả quản lý HĐDH nói chung và môn Tin học nói riêng.

Chƣơng 1 của luận văn đã xác định, phân tích đƣợc những nội dung cơ bản của quản lý HĐDH môn Tin học ở các trƣờng THCS bao gồm: Quản lý HĐDH của giáo viên, quản lý học tập của học sinh và quản lý các đối tƣợng hỗ trợ hoạt động dạy học môn Tin học.

Những vấn đề lý luận trên đây ở chƣơng 1 là cơ sở để khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý HĐDH môn Tin học ở các trƣờng THCS huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định ở chƣơng 2.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

HUYỆN TUY PHƢỚC, TỈNH BÌNH ĐỊNH 2.1. Khát quát quá trình khảo sát thực trạng

2.1.1. Mục đích khảo sát

Mục đích khảo sát nhằm đánh giá đúng thực trạng HĐDH môn Tin học và thực trạng quản lý HĐDH môn Tin học ở các trƣờng THCS huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định, xác định những bất cập, tồn tại làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý HĐDH môn Tin học.

2.1.2. Nội dung khảo sát

Nội dung khảo sát bao gồm:

- Thực trạng hoạt động dạy học môn Tin học ở các trƣờng THCS huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định.

- Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tin học ở các trƣờng THCS huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định.

- Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng quản lý hoạt động dạy học môn Tin học ở các trƣờng THCS huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định.

2.1.3. Đối tượng khảo sát

Khảo sát 14 CBQL và 40 GV giảng dạy môn Tin học ở các trƣờng THCS, huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định.

Khảo sát 160 HS ở các trƣờng THCS, huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định.

2.1.4. Phương pháp khảo sát

Tôi phối hợp sử dụng một số phƣơng pháp khảo sát chủ yếu dƣới đây: - Sử dụng phƣơng pháp khảo sát bằng bảng hỏi.

- Quan sát hoạt động quản lý , tham gia các buổi hội thảo, dự giờ thăm lớp. - Phỏng vấn CBQL, GV, HS và phụ huynh học sinh.

- Đến thực tế các trƣờng để quan sát tình hình hoạt động dạy học. - Nghiên cứu các văn bản đánh giá kết quả giáo dục.

- Nghiên cứu hồ sơ của GV Tin học, hồ sơ Tổ/Nhóm Tin học và hồ sơ quản lý của nhà trƣờng.

- Dùng phiếu hỏi để tìm hiểu thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Tin học ở các trƣờng THCS huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định, bao gồm: Phiếu hỏi dành cho CBQL (phụ lục 1), phiếu hỏi dành cho GV Tin học (phụ lục 2), phiếu hỏi dành cho HS (phụ lục 3).

- Dùng phần mềm Microsoft Excel để xử lí số liệu, tính phần trăm.

2.2. Khát quát các yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến sự phát triển giáo dục bậc THCS huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định bậc THCS huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định

2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội huyện Tuy Phước

Huyện Tuy Phƣớc nằm ở phía Nam tỉnh Bình Định, có vị trí địa lí phía Bắc giáp với huyện Phù Cát, phía Tây giáp thị xã An Nhơn, phía Tây Nam giáp với huyện Vân Canh, phía Đông, Đông Nam giáp thành phố Quy Nhơn.

Theo thông kê năm 2021, huyện Tuy Phƣớc có diện tích 216,77 km2, dân số 180.191 ngƣời, mật độ dân số đạt 831 ngƣời/km2. Huyện gồm 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 2 thị trấn và 11 xã; trong đó có 1 xã miền núi thấp, 4 xã nằm ven đầm Thị Nại. Địa hình của huyện dài và khá phức tạp, một số vùng cách trở nhƣ Cồn Chim (Phƣớc Sơn), Huỳnh Giản (Phƣớc Hòa), vùng trũng (Phƣớc Thắng)… nên ảnh hƣởng nhiều đến việc đi lại của HS, nhất là mùa mƣa lũ.

Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Tuy Phƣớc những năm qua tƣơng đối ổn định và từng bƣớc phát triển đi lên, đời sống của nhân dân không ngừng đƣợc nâng cao là huyện thứ hai của tỉnh Bình Định hoàn thành chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới cấp huyện.

2.2.2. Tình hình chung về giáo dục và đào tạo huyện Tuy Phước

Nhân dân Tuy Phƣớc vốn có truyền thống hiếu học, tôn sƣ trọng đạo. Mặc dù kinh kế còn khó khăn nhƣng nhân dân vẫn luôn chăm lo vật chất, cũng nhƣ tinh thần cho sự phát triển giáo dục của huyện nhà.

Về giáo dục Mầm non, toàn huyện có 15 trƣờng mầm non với 233 nhóm lớp; trong đó có 38 nhóm trẻ, 649 cháu nhà trẻ, tỷ lệ huy động nhà trẻ đạt 12.6%, có 195 lớp mẫu giáo với 5945 HS, tỷ lệ huy động đạt 71.3%. Số HS mẫu giáo 5 tuổi ra lớp là 2804/2804, tỷ lệ huy động đạt 100%.

Về giáo dục Tiểu học, Tuy Phƣớc có 30 trƣờng với 511 lớp và 14532 HS (trong đó có 97 HS khuyết tật hòa nhập). Đã huy động 100% số HS 6 tuổi ra lớp; không có HS tiểu học bỏ học.

Về giáo dục phổ thông cấp THCS, Tuy Phƣớc có 13 trƣờng THCS với 304 lớp, 11411 HS, huy động 100% số HS hoàn thành chƣơng trình tiểu học vào học ở lớp 6.

Tính đến năm 2021, Tuy Phƣớc có 51 trƣờng đạt chuẩn quốc gia, trong đó: Mầm non có 10 trƣờng Tiếu học: 28 trƣờng; THCS 13 trƣờng. Các trƣờng có đầy đủ CSVC để tổ chức HĐDH cho con em tại huyện. Cơ sở trƣờng lớp đƣợc đầu tƣ khá tốt, hiện đại. Thiết bị dạy học đƣợc trang bị khá đầy đủ, bên cạnh các trang thiết bị dạy học thông thƣờng theo quy định của Bộ GD&ĐT, nhiều trƣờng còn trang bị thêm hệ thống âm thanh trong từng lớp học, máy chiếu, bảng tƣơng tác, tivi, bổ sung máy tính và tăng số phòng thực hành Tin học tại một số trƣờng trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc … Hằng năm, các trƣờng đều mua sắm trang thiết bị dạy học theo yêu cầu của tổ chuyên môn,...

2.2.3. Tình hình chung về giáo dục THCS huyện Tuy Phước

a. Về quy mô trường lớp

Toàn hiện có 13 trƣờng THCS đóng trên 12 xã và thị trấn. Các số liệu cụ thể thể hiện ở Bảng 2.1:

Bảng 2.1. Thống kê số lớp, số học sinh Năm học Số trƣờng Số trƣờng đạt

chuẩn quốc gia Số lớp Số HS Số HS/lớp

2019 - 2020 13 13 300 11109 37.03 2020 - 2021 13 13 303 11416 37.68

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Tuy Phước)

Tỉ lệ tốt nghiệp THCS ở huyện Tuy Phƣớc hằng năm đều đạt trên 99%, các trƣờng trong toàn ngành xét tuyển 100% học sinh hoàn thành chƣơng trình tiểu học vào lớp 6 trong năm học 2020 - 2021.

b. Về đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên

Năm học 2020 - 2021, Tuy Phƣớc có 30 CBQL và 595 GV THCS, 40 GV

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tin học ở các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 50)