Chủ trương và mục đích phát triển giao thông của thực dân Pháp

Một phần của tài liệu Hệ thống đường thuộc địa ở vùng Đông Bắc Việt Nam từ năm 1897 đến năm 1945. (Trang 101 - 103)

7. Bố cục của luận án

3.2.1. Chủ trương và mục đích phát triển giao thông của thực dân Pháp

Trong giai đoạn này, để bù vào những thiệt hại khi tham gia Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp bắt đầu công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở

Đông Dương, nơi được coi là một thuộc địa “quan trọng nhất, phát triển nhất và giàu có nhất” [1; tr.463]. Chương trình khai thác thuộc địa này do Albert Sarraut - Bộ trưởng Bộ thuộc địa và nguyên là Toàn quyền Đông Dương đề ra nhằm góp phần phục hồi nền kinh tế của chính quốc một cách nhanh chóng sau chiến tranh. Nội dung và định hướng của Chương trình này thể hiện đầu tiên trong“Chương trình 5 năm hoạt động chính trị và kinh tế” (1919 - 1924), được Albert Sarraut đề ra vào tháng 5/1918, trong đó có 4 điểm dành cho Liên bang Đông Dương, kế hoạch được vạch ra về kinh tế là:“Phát triển công cụ kinh tế và nông nghiệp”, tức là phát triển các công trình công cộng, tạo cơ sở hạ tầng cho hoạt động của các ngành kinh tế khác và chú trọng khai thác các sản phẩm thuộc địa cần cho chính quốc. Kế hoạch này đã được Hội đồng chính phủ Đông Dương tán thành và cho phép thực hiện bởi “xứ Đông Dương hào phóng, bằng quỹ dự trữ của mình, cấp cho những lãnh thổ thuộc châu Đại Dương nhưng phương tiện để thoát khỏi sự uể oải và đạt được giá trị toàn diện...”. Albert Sarraut lúc đó muốn rằng: “Nghị lực, ý chí, những cánh tay và những khối óc...tất cả những lực lượng tích cực ấy đều phải hướng vào các thuộc địa của Pháp để hoàn thành việc khai thác theo một kế hoạch có phương pháp và chính xác”

[170; tr.20]. Sau đó trong “Dự luật khai thác thuộc địa” được Albert Sarraut trình bày trước Quốc hội Pháp vào ngày 12/4/1921 thì mục đích được ưu tiên trước hết của việc khai thác thuộc địa không phải chỉ trong nông phẩm nhiệt đới mà còn là những nguồn tài nguyên thiên nhiên dưới lòng đất, tức là mỏ quặng. Đó là cơ sở của công cuộc khai thác kinh tế nhằm định hướng các công việc phải quan tâm trong quản lý hành chính ở chính quốc và thuộc địa. Chủ trương của Pháp lúc này là tăng cường đầu tư để bóc lột thuộc địa ở mức cao hơn. Nhưng để khai thác được cần có công cụ hữu hiệu, trước hết là hệ thống đường giao thông.

Người Pháp cũng chủ trương xây dựng mạng lưới đường bộ ở Bắc Kỳ kết nối với cả Đông Dương. Việc xây dựng và nâng cấp các tuyến đường trên đều nhằm mục đích nâng cao năng lực vận tải, nhất là cho xe ô tô, một phương tiện mới và ngày càng phổ biến ở Bắc Kỳ. Đồng thời, hệ thống đường mới được xây dựng, nâng cấp sẽ nối liền với các cảng sông, cảng biển và đường sắt, nối kết các địa phương với trung tâm Hà Nội, Hải Phòng nhằm kích thích khai thác khoáng sản, lúa gạo trên quy mô lớn.

Về mục tiêu chung, trong suốt giai đoạn này, thực dân Pháp vẫn theo đuổi một ý đồ duy nhất và cao nhất là bòn rút, vơ vét tài nguyên của thuộc địa để làm giàu cho chính quốc nhưng không cho thuộc địa có cơ hội cạnh tranh với chính quốc. Đồng thời còn để củng cố bộ máy chính quyền thống trị và tăng cường xung lực của chủ nghĩa thực dân phong kiến đối với các tầng lớp nhân dân ta.

Một phần của tài liệu Hệ thống đường thuộc địa ở vùng Đông Bắc Việt Nam từ năm 1897 đến năm 1945. (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(198 trang)
w