7. Bố cục của luận án
2.1.3. Đặc điểm vùng Đông Bắc của Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
XX Vị trí địa lý
Trong thời kỳ thuộc địa, vùng Đông Bắc thuộc xứ Bắc Kỳ. Xứ Bắc Kỳ (Tonkin) được xác lập theo các Hiệp ước Harmand năm 1883, Patenotre năm 1884 và Sắc lệnh của Tổng thống Pháp ngày 17/10/1887. Bắc Kỳ nằm ở phía Bắc Đông Dương, được chia thành 3 vùng rõ rệt: Khu vực thượng du, khu vực trung du và khu vực đồng bằng châu thổ. Theo Hiệp ước Patenotre, địa giới Bắc Kỳ được tính từ phía Nam tỉnh Ninh Bình trở ra, diện tích khoảng 115.800 km2 [30; tr.9], trong đó vùng trung du và thượng du chiếm 102.000 km2, tức khoảng 88% diện tích toàn Bắc Kỳ.
Cuối thế kỷ XIX, các đơn vị hành chính của Bắc Kỳ có sự biến động do thường xuyên bị chia tách. Năm 1888, để thực hiện chính sách vừa bình định, vừa chiếm đóng, thực dân Pháp đã chia tách địa bàn từ Thanh Hóa trở ra thành 14 phân khu. Sang đầu thế kỷ XX, địa bàn vùng Đông Bắc của Bắc Kỳ gồm các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Lào Kay (Lào Cai), Phúc Yên, Phú Thọ, Quảng Yên, Sơn Tây, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Yên.
Vùng Đông Bắc tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc; Phía Đông tiếp giáp với biển Đông, phía Nam tiếp giáp với đồng bằng Bắc Bộ; phía Tây tiếp giáp với vùng Tây Bắc. Với vị trí địa lí như trên, vùng Đông Bắc giống như một “cửa vào ra” của Việt Nam, cả trên biển và trên đất liền, rất thuận lợi để giao lưu, trao đổi, vận chuyển hàng hóa với bên ngoài. Đông Bắc có đường giao thông vừa bằng đường bộ và đường thủy với các nước trong châu lục, đặc biệt là với các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam (Trung Quốc). Trong khu vực, Đông Bắc có vị trí chiến lược rất quan trọng về quốc phòng, an ninh, ngoại giao và quan hệ lân bang. Trong mục tiêu xâm lược của thực dân Pháp, đây là vùng đất béo bở vào hạng nhất ở Đông Dương, là bàn đạp để xâm nhập Trung Quốc, thôn tính Đông Dương và tiến xa hơn là thiết lập một vùng thuộc địa rộng lớn trên bán đảo Trung - Ấn. Nhưng để làm được điều đó, cần phải có công cụ đắc lực và giao thông vận tải chính là những công cụ hữu hiệu đó.
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Địa hình: Vùng Đông Bắc Bắc Kỳ là vùng có địa hình vừa đa dạng vừa phức tạp, địa thế hiểm trở, bị chia cắt bởi các dãy núi lớn, thung lũng và cao nguyên xen kẽ nhau. Độ cao phổ biến là từ 200 đến 2000m. Địa hình nghiêng dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Vùng Đông Bắc có đỉnh núi Mẫu Sơn, núi Cai Kinh với hệ thống núi đá vôi dựng đứng, hiểm trở, nhiều hang động xen kẽ với các thung lũng; dãy núi Tam Đảo chạy qua các tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang là nơi đan xen giữa những dãy núi đá vôi chia cắt sâu sắc. Ở vùng núi cao giáp biên giới phía nam Trung Quốc là những cảnh quan caxtơ, biểu hiện rõ nhất ở các huyện phía bắc tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lạng Sơn gây khó khăn cho hoạt động giao thông. Như trường hợp tỉnh Lạng Sơn: “Đất đai đều rừng núi rậm rạp, đường sá xa khơi, chỉ có đất ở tỉnh thành là nơi rộng phẳng, lại có các sông quanh co bao bọc, thành ra hiểm trở, chỉ có một đường đi Lạng Sơn, vừa vắn tắt vừa thuận tiện để giao thông. Tỉnh này thực là phên dậu che chở cho Bắc Kỳ”. Khu vực phía Nam là các tỉnh trung du tiếp giáp với đồng bằng gồm vùng bán sơn địa. Đây là nơi đất đai bằng phẳng, nhiều đồng bằng ven các lũng núi và xen kẽ giữa các đồi. Địa hình nơi đây là những dải đồi với đỉnh tròn, sườn thoải, đèo dốc nhưng không kéo dài liên tục, mà bị chia cắt thành những khối rời rạc.
Nhìn chung địa hình vùng Đông Bắc có núi non trùng điệp, chia cắt mạnh gồm núi đá vôi, núi đất, thung lũng, nhiều đèo dốc hiểm trở, ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển mạng lưới giao thông khu vực.
Khí hậu: Khu vực Đông bắc nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới, nhưng lại là nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa đông bắc. Nhiệt độ trung bình là 200C - 270C; cao nhất: 290 C; thấp nhất: 13 0C. Chế độ gió mùa có sự tương phản rõ rệt. Mùa hè có gió Tây Nam nóng, mưa nhiều. Đối với người Pháp, thời gian đầu khi mới sinh sống ở Bắc Kỳ thì đây là một khó khăn: “Dù có bão hay không thì mùa hè Bắc Kỳ cũng chẳng dễ chịu gì đối với người châu Âu hoặc dân Nam Kỳ” [9]. “Mùa hè Bắc Kỳ thật là khét tiếng: Khí ẩm ướt, mặt trời nóng không sao chịu đựng nổi” [168; tr.5] Vào mùa này, lượng mưa cao, lên đến 2.400 mm. Tình trạng ngập úng diễn ra khá phổ biến. Bắc Kỳ thường phải đối mặt với nhiều cơn bão và áp thấp nhiệt đới gây ra lũ lụt, mực nước dâng cao, làm ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất của nhân dân, gây ách tắc giao thông cục bộ trong vùng. Chỉ trong 25 năm (từ năm 1910 đến năm 1934) đã có 45 cơn bão tác động đến Bắc Kỳ. Những cơn mưa này gây vỡ đê trên các con sông, tạo ra sự biến động trên biển, ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động kinh tế và giao thông vận tải. Mùa đông có gió mùa Ðông Bắc lạnh, khô, ít mưa, là khu vực có
mùa đông lạnh nhất ở nước ta. Chế độ gió mùa tạo nên thời tiết khắc nghiệt, ẩm thấp, lạnh giá, sương muối, mưa phùn làm trở ngại đến sản xuất và sinh hoạt của cư dân cũng như việc xây dựng các tuyến đường. Đó là “một trong những kẻ thù ghê gớm nhất của người Âu”. Ngay khi quân Pháp hành quân đánh chiếm Bắc Kỳ đã phải chịu nhiều tổn thất vì khí hậu và bệnh nhiệt đới. Quân Pháp thừa nhận: “Quân đội của chúng ta lúc đó bị thất bại nặng nề vì bệnh sốt rét rừng” [159; tr.249]. Nhưng cuối cùng, người Âu cũng thích ứng dần: “Những thiệt hại xảy ra cho khối nhân sự từ chính quốc thì không đến đỗi quá nhiều, còn tỷ lệ người chết, trong toàn bộ châu thổ này thì cũng thấp như ở bất kỳ đất nước nhiệt đới nào. Vậy nên nhìn chung thì có thể nói, nếu đem mùa đông bù trừ cho mùa hè, rằng khí hậu ở Bắc Kỳ khá tốt, nó cho phép nền thuộc địa tiến triển dưới mọi hình thức” [9].
Sông ngòi: Vùng Đông Bắc có nhiều sông lớn chảy qua: Sông Lô, sông Gâm ở Hà Giang và Tuyên Quang; Thái Nguyên có sông Cầu, sông Công; Lạng Sơn có sông Kỳ Cùng, sông Rạng, sông Chung, sông Bắc Khê và sông Văn Mịch. Cao Bằng có sông Bằng Giang, sông Máng…Ngoài ra còn một số sông ngắn như sông Bạc, sông Chừng (Hà Giang); Sông Phó Đáy (Tuyên Quang), với hàng ngàn con suối to nhỏ, phân bố dày đặc xen giữa núi rừng. Những con sông này chảy qua các tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giao thông, thuỷ lợi, phục vụ sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, phần lớn các sông là nhánh thượng nguồn với đặc điểm chung là ngắn, dốc, thuỷ chế thất thường, có độ nông sâu không đều, nhiều thác ghềnh, độ chia cắt sâu. Do ảnh hưởng của khí hậu và địa hình nên các dòng sông trên thường gây nên lũ lụt, sạt lở, gây khó khăn trong khâu kết nối, không thuận lợi cho giao thông đường bộ. Dễ hiểu là các con đường giao thông chính từ đồng bằng lên đều men theo các thung lũng các sông lớn: các hướng đông nam - tây bắc, nam -bắc hoặc tây nam - đông bắc. Việc xây dựng các con đường chạy theo hương tây - đông gặp không ít trở ngại vì hướng núi và mạng lưới sông rậm rạp. Trong cuộc bình định khu vực miền núi Bắc Kỳ, người Pháp đã nhận định: “Cái khó khăn của địa hình do cấu trúc hiểm trở của núi non và một sự xói mòn mạnh do mưa lũ, tạo thành vô số các sơn cốc và rãnh sâu, nhất là tại các vùng nham động, tiếp theo là rừng rậm nhiệt đới, làm việc lưu thông của quân Pháp cực kỳ khó khăn” [159; tr.75].
Khoáng sản: Khu vực Đông Bắc tập trung nhiều than và các loại khoáng sản kim loại, phi kim loại. Nguồn khoáng sản này có ý nghĩa quan trọng đối với nền công nghiệp của các nước đế quốc. Người Pháp viết về vùng này:“...khá giàu về khoáng sản và các sản phẩm khác để tự cung tự cấp, nếu người ta biết lợi dụng những của cải này thì chắc chắn sẽ là một nguồn lợi lớn cho nước Pháp chứ không phải là một
gánh nặng cho nước Pháp" [159; tr.266]. Henri Cucherousset mô tả về sự trù phú của khoáng sản than trong vùng: “Mỏ than thực là nhiều. Mỏ than quan trọng nhất thì ở Hongay thuộc về vịnh Hạ-long. Tại hạt này lại có khai mỏ than Kébao, Đông-dang, Daden, Mong-bi, Mao-khê. Bởi hạt này lắm mỏ than cho nên gọi là xứ mỏ than Đông-triều. Thế nhưng lại còn những mỏ than ở Phan-mế, gần Thái-nguyên; ở Tuyên-quang [7; tr.47- 48]. Khoáng sản kim loại đen cũng rất phong phú. “… lòng đất ở đây chứa đựng không phải bàn cãi gì nữa: Vàng, bạc, kẽm, chì, sắt, than… có khi nằm ngay trên mặt đất không sâu lắm” [47; tr.23]. Các mỏ sắt thuộc tỉnh Thái Nguyên có hàm lượng lượng sắt trong quặng lớn nhất (trên 60%) và chủ yếu thuộc loại quặng manhêtit đã bị máctít hoá. Đó là các mỏ Trại Cau, Linh Nham, Tiến Bộ, Cù Vân, Bờ Đậu... vùng Hà Giang có các mỏ sắt Tòng Bá, Cao Vinh. Vùng Cao Bằng - Lạng Sơn có các mỏ Nà Lung, Già Chu, Hà Quảng... Riêng ở đới quặng sắt Bằng Lũng (Huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) còn phát hiện được một số mỏ sắt mangan ở Nà Mè. Mangan đáng kể là ở Trùng Khánh, Trà Lĩnh (Cao Bằng), bên cạnh đó ở Hạ Lang (Cao Bằng). Ngoài ra, còn có thêm titan ở vùng Bắc Kạn - Thái Nguyên. Khoáng sản kim loại màu có đồng và niken ở Cao Bằng nhưng trữ lượng thấp. Mỏ bôxit có ở các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn. Vùng Cao Bằng - Lạng Sơn tập trung rất nhiều mỏ nhôm, trong đó có nhiều mỏ trung bình ở Hà Quảng, Nguyên Bình. Ở chợ Điền - chợ Đồn (Bắc Kạn) tập trung 80% trữ lượng chì kẽm cả nước. Ngoài ra còn có mỏ Lang Hít (Thái Nguyên), mỏ Tú Lệ - Sơn Dương (Tuyên Quang). Trong phạm vi vòng cung Ngân Sơn - Cao Bằng, các mỏ chì kẽm ở đây còn chứa vàng và bạc. Cao Bằng có mỏ thiếc Piaoắc là kiểu mỏ gốc và mỏ Tĩnh Túc là mỏ sa khoáng. Vùng Tam Đảo - Tuyên Quang cũng có các mỏ gốc và mỏ sa khoáng. Tuyên Quang có mỏ thiếc ở Sơn Dương và Na Dương với trữ lượng thiếc tập trung cao. Vàng bạc chủ yếu phân bố ở Bảo Lạc, Ngân Sơn (Cao Bằng), Trại Cau (Thái Nguyên). Đới quặng Chiêm Hoá (Tuyên Quang) chứa các mỏ antimoan và vàng kéo dài từ Na Hang qua Chiêm Hoá.
Như vậy, có thể nhận thấy, vùng Đông Bắc có tiềm năng khoáng sản kim loại đa dạng và to lớn. Từ đặc điểm hình thành, tính chất rất lâu đời trong quá trình biến đổi của địa chất đã tạo nên nhiều loại khoáng sản kim loại có chất lượng tốt, giá trị kinh tế cao và là nguồn nguyên liệu đáng kể cung cấp cho nghành công nghiệp: “Tại bản xứ còn nhiều mỏ nữa, chưa khai được khắp là vì không có đường vận tải, lại không có phu, có thợ, vả lại hiện nay thời giá ở thị trường còn kém lắm [7; tr.47-48].
Rừng: Vùng Đông Bắc được bao phủ phần lớn bởi rừng rậm cung cấp gỗ, củi, mặt khác thuận lợi phát triển các loại cây như chè, cà phê, quế, hồi, sa nhân… có giá
trị kinh tế cao mà các nước tư bản phương Tây rất khao khát. Nhưng rừng rậm nhiệt đới sinh ra nhiều bệnh tật ác tính như sốt rét rừng, dịch tả… ảnh hưởng rất lớn đến nhân công xây dựng các tuyến đường.
Đây cũng là vùng có nhiều thuận lợi để phát triển các đồn điền như ở các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hà Giang. “Đất đai ở Bắc Kỳ phì nhiêu màu mỡ, cũng hệt như ở Nam Kỳ” [9; tr.84]. Đất feralit đỏ vàng chiếm tỷ lệ lớn về diện tích. Được tưới nước hoặc có đủ độ ẩm cần thiết, loại đất này rất thích hợp với việc trồng cây công nghiệp, rau, quả cận nhiệt và ôn đới. Các tỉnh vùng Đông Bắc cũng thuận lợi cho việc trồng lúa. Các tỉnh xuất khẩu gạo chính như Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang.
Như vậy, vùng Đông Bắc Bắc Kỳ là nơi có nhiều lợi thế về vị trí địa lí và sự đa dạng phong phú về tài nguyên thiên nhiên. Ngay từ xa xưa, nơi đây là “miền trù mật” hấp dẫn để bao kẻ thù phải khát thèm, nhòm ngó. Trong lịch sử, nơi đây sớm trở thành một địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng cả về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng của Việt Nam. Vì vậy, phương Tây đại diện cho thế lực thương mại, công nghiệp của giai cấp tư sản, trong khi đua nhau tìm đất mới ở phương trời xa xăm, đã sớm phát hiện ra. Vì lẽ đó, Bắc Kỳ nói chung và vùng Đông Bắc nói riêng trở thành mục tiêu mà thực dân Pháp xâm lược, và chú trọng đầu tư xây dựng để khai thác.
Đặc điểm dân cư - xã hội và hiện trạng kinh tế
Theo số liệu của Toàn quyền Paul Doumer vào năm 1897: “Dân số Đông Dương ước tính khoảng 20 triệu. Trong đó Bắc Kỳ có khoảng tám triệu” [9]. Đây là vùng có cơ cấu dân tộc đa dạng nhất trong cả nước với khoảng hơn 30 dân tộc. Ngoài người Kinh, ở hầu khắp các địa phương còn có người Tày, Thổ, Lào, Dao, Mông, Nùng, Thái, Mường, Việt, Hoa, Pà Thẻn, Lô Lô, La Chí, La Hủ, Lự, Pu Péo, Bố Y, Phù Lá, Giáy, Xa Phó, Hà Nhì, La Ha, Khơ Mú, Kháng, Xinh Mun, Mảng, Si La, Cờ Lao, Ngái, Sán Chay. Do địa hình chia cắt, địa bàn cư trú của các dân tộc này cũng bị phân tán theo. Quanh năm ngày tháng họ sống trong các bản của mình và thông thường chỉ tiếp xúc với một phần nhỏ thế giới bên ngoài thông qua các phiên chợ được định ngày, họp ở các huyện lỵ bao quanh khu vực cư trú. Họ vẫn gần như giữ y nguyên các tập tục, nghi thức, phương thức lao động mà tổ tiên để lại. Sự phân bố dân cư rất không đồng đều cộng với phong tục địa phương còn khá đậm nét, đó yếu tố gây khó khăn trong việc cung cấp nhân lực phục vụ xây dựng các tuyến đường.
Các cư dân sinh sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, gắn chặt với đất đai. Ở vùng thấp, cư dân chủ yếu trồng lúa nước. Vùng cao, cư dân canh tác ruộng bậc
thang, làm nương rẫy. Ngoài ra, cư dân còn trồng ngô, khoai, sắn và cây hoa màu như đậu, lạc, bầu, bí... Do địa hình đồi núi nên giao thông đi lại khó khăn, hoạt động buôn bán ít phát triển. Một bộ phận dân cư đã tiến hành trao đổi hàng hóa dọc các cửa khẩu và vùng giáp biên giới, tạo nên sự gắn bó giữa cư dân ở vùng biên của Việt Nam với vùng phía Nam Trung Quốc và Thượng Lào.
Đồng bào các dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong canh tác sản xuất và sáng tạo trong cuộc sống: “Người An Nam chắc chắn là tộc người ưu trội so với các dân tộc xung quanh. Người Cao Miên, Ai Lao và Xiêm La đều không thể chống lại được họ. Không một dân tộc nào trong Đế quốc các xứ Ấn Độ có những phẩm chất như họ. Phải tới tận Nhật Bản mới có tộc người có phẩm chất của người An Nam và giống như người An Nam [9]. Tuy nhiên, nhìn chung trình độ sản xuất, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, công cụ thô sơ và lệ thuộc vào tự nhiên là chủ yếu. Vì thế, năng suất lao động và sản lượng không đủ để đảm bảo cuộc sống. Tình trạng du canh du cư còn phổ biến ở nhiều tộc người. Đặc trưng kinh tế chủ yếu ở vùng trung du và thượng du Bắc Kỳ là