+ Câu dẫn: Nhưng dù cố gắng đến đâu thì những câu chuyện vui, những niềm lạc quan và bà cụ tứ cố gắng nói ra cũng khơng đủ trên lấp đi hiện thực nghiệt ngã của bữa ăn ngày đói. Món ăn dù q xồng xĩnh cũng khơng đủ để ba mẹ con vượt qua được cái đói. Bởi vậy cuối cùng dù khơng muốn bà lão vẫn phải xuống bếp để bê lên nổi cám mà bà gọi tránh đi là chè khoán.
+ Phân tích: Ở chi tiết này bà cụ tứ thật đáng thương, tội nghiệp, bà đã cố gắng để Tràng và người vợ nhặt không bị sốc khi đối mặt với hiện thực này bằng những câu nói:
chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ ....... chè khốn đây ngon đáo để cơ.
Cùng với ngôn ngữ là dáng điệu, cử chỉ, Kim Lân đã tỏ ra rất tinh tế khi phát huy tối đa hiệu quả biểu đạt của tiếng Việt. Với ba từ láy liên tiếp lật đật, lễ mễ, khuấy khuấy Kim Lân đã đặc tả thành công dáng điệu bất tất bật, vội vã gắn với sự hào hứng, đồng thời vẫn đậm chất nông dân của bà cụ tứ. Dường như từ ngôn ngữ đến điệu bộ, cử chỉ bà lão đang cố gắng làm cho nồi cám trở nên hấp dẫn hơn, để hiện thực bớt đắng chát hơn. Dù không thể hiện được nhưng sau khi đưa miếng cám vào miệng cả ba người đều cảm thấy cái đắng chát nghẹn bứ trong cổ
họng, nhưng những cố gắng và tình cảm của bà cụ tứ một lần nữa làm sáng lên vẻ đẹp của một người mẹ nhân từ hết lòng yêu thương con.