xóm bỗng thấy Tràng về với mơt người đàn bà nữa” -> sự kiện đặc biệt trong cuộc đời của
Tràng: dẫn vợ về nhà. -> hé mở tình huống éo le của câu chuyện.
- Tâm trạng của Tràng: biểu lộ ra khuôn mặt, ánh mắt, cử chỉ, lời nói, hành động… rấtsinh động, hồn nhiên. sinh động, hồn nhiên.
+ Vẻ mặt của Tràng: “Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười
nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh”, “cái mặt cứ vênh lên tự đắc với mình”
Kim Lân đã chứng tỏ mình là một bậc thầy về sử dụng ngôn ngữ khi ông miêu tả những biểu hiện trong tâm trạng của nhân vật Tràng trên đường dẫn vợ về nhà bằng những từ láy biểu cảm thần tình: phớn phở, tủm tỉm, lấp lánh… Đặc biệt nhất là từ láy
hở, phấn khởi, mừng vui ra mặt. Đó là niềm vui sướng, sự thích thú khơng thể che giấu, lồ lộ hiện ra trên khuôn mặt của hắn, cả niềm hạnh phúc lâng lâng. Như một đứa trẻ mơ ước món quà bấy lâu nay, nay bỗng dưng có được, Tràng “phớn phở” hạnh phúc ra mặt. Niềm vui, niềm hạnh phúc ấy đã được nở thành nụ cười “tủm tỉm”, thành đôi mắt “sáng lên lấp
lánh” và cái mặt “vênh lên tự đắc với mình”.
Qua những chi tiết miêu tả vẻ mặt của Tràng, người đọc có thể cảm nhận được khát khao hạnh phúc, khát khao có một gia đình trong sâu thẳm tâm hồn của người đàn ơng khốn khổ. Dầu có nghèo, có xấu xí thơ kệch và thậm chí là ngờ nghệch đi chăng nữa, con người ai cũng khao khát hạnh phúc, Tràng cũng vậy.
Niềm hạnh phúc ấy của Tràng dường như tiếp thêm động lực để vượt lên hiện thực tăm tối, đói khát. Trong phút chốc, người đàn ông nghèo khổ ấy quên hết sự mệt mỏi, những gánh nặng cơm áo để được sống với cảm giác thực sự của một con người. Phải chăng đó là biểu hiện sâu sắc trong tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân - nhà văn trân trọng từng giây phút hiếm hoi ấy trong cuộc đời của Tràng, của những người nghèo khổ, đói khát như Tràng?
+ Lời nói và cử của Tràng:
> Cử chỉ: Mọi khi Tràng đi làm về, hắn được lũ trẻ chạy xơ ra đón, đùa giỡn “Anh Tràng ơi, bế em mấy! Anh Tràng ơi!” Tràng cảm thấy vui vẻ, thích thú “hắn ngửa cổ lên trời cười hềnh hệch”… Nhưng hôm nay, khi lũ trẻ thấy lạ vội chạy ra đón xem, thì “sợ chúng nó đùa như ngày trước, Tràng vội vàng nghiêm nét mặt, lắc đầu ra hiệu khơng bằng lịng”.
Cử chỉ, hành động ấy của Tràng hết sức tự nhiên, như một phản ứng muốn bảo vệ người đàn bà của mình. Tràng khơng muốn thị trở thành đối tượng để bọn trẻ trêu đùa, không muốn thị phải xấu hổ, muốn chứng tỏ mình là người lớn - người đàn ơng trước mặt người đàn bà. Hành động đó của Tràng thật tâm lí, ga lăng - đó là biểu hiện đầu tiên của sự trưởng thành ở Tràng.
> Lời nói: “Tràng bật cười: “Bố ranh!” - trong tiếng cười và tiếng chửi yêu của Tràng, ta thấy một niềm hạnh phúc thực sự. Anh ta không cáu với sự trêu chọc của lũ trẻ nữa mà dường như đồng thuận, vui sướng. Có lẽ, việc cơng khai chuyện mình có vợ cũng là điều mà Tràng mong muốn, tự hào.
=> Giữa bối cảnh tăm tối của nạn đói, nhà văn đã miêu tả Tràng trong tâm trạng vui sướng, hạnh phúc khi dẫn vợ về nhà. Trong hồn cảnh éo le, khắc nghiệt đó người ta thấy dường như đoạn đường về nhà của Tràng khơng cịn u ám, khơng cịn bóng ma của nạn đói nữa, chỉ còn niềm hạnh phúc lâng lâng của người đàn ơng mới có được vợ. Tâm trạng ấy của Tràng như thắp lên 1 tia sáng, một ngọn lửa ấm áp xua đi tử khí bao bọc xung quanh. Qua đó, nhà văn gửi gắm niềm tin bất diệt vào hạnh phúc, sức sống của con người.
* Nhân vật người vợ nhặt: