Tâm trạng của người đàn bà vợ nhặt: nhà văn không đi sâu miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật, mà nhân vật chủ yếu hiện lên qua dáng vẻ, cử chỉ, hành động, lời nói Dường

Một phần của tài liệu VỢ NHẶT chuẩn chất lượng (Trang 89 - 90)

nhân vật, mà nhân vật chủ yếu hiện lên qua dáng vẻ, cử chỉ, hành động, lời nói… Dường như, Kim Lân đã cố tình tạo một khoảng cách nhất định - sự xa lạ giữa Tràng và người đàn bà, giữa người đàn bà với gia đình Tràng, hàng xóm của Tràng - tơ đậm cái sự “theo khơng” bất ngờ của thị.

+ So sánh với lúc gặp Tràng ở ngoài chợ tỉnh: cả hai lần, thị đều là người chủ động gặp Tràng, trêu đùa, bám riết lấy Tràng, gợi ý để được ăn, rồi theo không Tràng về… Ngỡ rằng, người đàn bà táo bạo, chao chát, chua ngoa, chỏng lỏn kia là bản chất của thị. Nhưng

không, đến lúc này, khi trên đường theo Tràng về, thị lại thấy xấu hổ, ngượng ngùng, khác hẳn.

+ “Người đàn bà đi sau hắn chừng ba bốn bước” - thị ngại không dám đi sánh ngang, sánh đơi với Tràng. Có lẽ phần vì ngượng, vì xấu hổ, phần vì lo ngại, khơng biết theo người đàn ơng này về thì mình có được chấp nhận khơng? Cuộc đời mình rồi sẽ thế nào?.... Sau phút liều lĩnh, có lẽ thị bắt đầu thấy sợ.

+ Dáng vẻ: “Thị cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng

nghiêng che khuất đi nửa mặt. Thị có vẻ rón rén, e thẹn.”

Gia tài của thị về nhà chồng chỉ có mỗi một cái thúng con với cái nón mê rách tàng khiến thị xấu hổ, khơng dám ngẩng mặt để đi, để “vênh lên tự đắc như Tràng”. Tình cảnh của thị thật tội nghiệp, đáng thương. Có lẽ, thị cũng ý thức được tình cảnh éo le, thê thảm cấy của mình, nên thị khơng muốn để ai nhìn thấy khn mặt mình, hoặc khơng đủ dũng khí để nhìn mặt ai. Bao nhiêu sự táo tợn, đanh đá chua ngoa của thị khi gặp Tràng ở chợ tỉnh hóa ra chỉ là sự “xù lơng” trong lúc đói khát. Giờ đây, thị xấu hổ, thị sợ - sợ dư luận người ta đàm tiếu, sợ người ta trêu đùa, sợ người ta rẻ rúng, khinh thường… nên thị “rón

rén, e thẹn”.

Tuy nhiên, trong cái dáng ngượng nghịu, xấu hổ, e thẹn của thị, người ta lại thấy một vẻ gì rất đáng u, ý tứ của những cơ dâu mới về nhà chồng.

+ Khi bị bọn trẻ con trêu, “người đàn bà khó chịu lắm, nhíu đơi lơng mày, xóc lại tà

áo” và trước ánh mắt dồn về phía mình của những người dân xóm ngụ cư, thị “càng ngượng nghịu, chân nọ bước ríu cả vào chân kia” … Hóa ra, cái vẻ chua ngoa, chỏng lỏn,

trơ trẽn kia không phải bản chất của thị. Thị vẫn là người ý tứ, biết xấu hổ, biết ngượng ngùng… Đây phải chăng là vẻ đẹp khuất lấp của thị mà nhà văn đang nỗ lực kiếm tìm và khẳng định?

* Những người dân xóm ngụ cư:

Một phần của tài liệu VỢ NHẶT chuẩn chất lượng (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w