+ Những người sống: đang lay lắt chống chọi, cầm cự với cái đói
Những gia đình tha hương: “từ Nam Định, Thái Bình… đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt
díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ”; “Dưới những gốc đa, gốc gạo xù xì, bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma”.
-> Hơn một lần, Kim Lân đã so sánh hình ảnh những người sống xanh xám, dật dờ lặng lẽ “như những bóng ma” - dáng vẻ hốc hác, khơng cịn sức sống, khơng thể chống chọi được lâu hơn nữa trước cơn bão táp của nạn đói. Cái đói đã hủy hoại hình hài, vóc dáng của con người, biến những người sống mang dáng vẻ, hình hài của những bóng ma - của cái chết hiện hình. Đằng sau hình ảnh so sánh ấy là nỗi xót xa của nhà văn trước tình trạng sống thê thảm, bĩ cực của con người, nhất là những người lao động nghèo, những nơng dân nghèo trong nạn đói. Họ khơng phải đang sống mà đang chết dần, chết mịn vì đói. Nói như chính Kim Lân: “Tơi tận mắt chứng kiến người chết đói nằm rải rác khắp nơi. Khi con
người bị đẩy đến bờ vực cuối cùng của cuộc sống thì tồn bộ số phận và tính cách của con người họ sẽ biểu lộ ra. Chết đói là một thực tế khốc liệt. Đó là cái chết từ từ, hao mịn dần, quằn quại dần”. Thực tế khốc kiệt và đau xót ấy thử thách cả với sinh mệnh và nhân tính,
phẩm giá con người.
+ Người chết: “như ngả rạ”, thây người “nằm còng queo bên đường” - Bức tranh thê thảm nhất của nạn đói được nhà văn miêu tả bằng thành ngữ “chết ngư ngả rạ” - người chết đói nhiều q, khơng đếm xuể, khơng có người chơn cất mai táng, những thây người chết đói nằm cịng queo bên đường, chết đường chết chợ. Đó khơng chỉ là nỗi đau, nỗi ám ảnh xót xa của nhà văn Kim Lân (“Tơi tận mắt chứng kiến người chết đói nằm rải rác khắp
nơi) mà là nỗi đau chung của cả dân tộc ta trong thời kì lịch sử tăm tối, bi thương nhất.
-> Cả người sống và người chết (những người nông dân nghèo) trở thành nạn nhân thê thảm của nạn đói.
+ Khơng khí của nạn đói: bầu khơng khí tang thương, chết chóc bao trùm khắp nơi: “Khơng khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”, “từng trận gió từ
cánh đồng thổi vào, ngăn ngắt”, “tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết”…
=> Bằng vài nét phác họa, Kim Lân đã giúp người đọc hình dung bầu khơng khí, bối cảnh thê thảm của nạn đói khủng khiếp trong lịch sử thế kỉ XX, tựa như một đám ma khổng lồ đang bao trùm lên cả dân tộc. Bầu khơng khí u ám, chết chóc, tang thương càng làm nổi bật sự éo le, trớ trêu trong cuộc hôn nhân của Tràng. Tràng lấy vợ, rước dâu về lủi thủi trong cảnh hồng hơn chạng vạng thật đáng thương.
Đám cưới của Tràng diễn ra giữa một đám ma khổng lồ càng làm tăng thêm chất kịch tính cho câu chuyện. Những câu hỏi được đặt ra day dứt và ám ảnh: liệu những con người khốn khổ kia có vượt qua được nạn đói này khơng? Liệu họ có thể chống chọi, cầm cự được bao lâu? Họ sẽ sống, cư xử với nhau thế nào trong nạn đói? Câu chuyện tiếp tục được mở ra theo cách dẫn chuyện tự nhiên, chân thực, sinh động của nhà văn.
2b. Các nhân vật
* Tràng: