Người lớn: “họ thấy lạ lắm, đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán Hình như họ cũng

Một phần của tài liệu VỢ NHẶT chuẩn chất lượng (Trang 90 - 91)

hiểu được đôi phần. Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ”.

+ Họ quan tâm đến Tràng, họ vui mừng ra mặt, mừng cho hạnh phúc của anh cu Tràng. Họ cũng như được vui lây, như có một luồng sinh khí thổi vào cuộc sống đói khát, thê thảm ấy của họ. Trong cuộc đời, có nhiều khi thấy người khác khổ sở, đói khát hơn mình thì dễ cảm thơng, chia sẻ. Nhưng cũng vẫn những người ấy, bỗng dưng họ được sung sướng, hạnh phúc hơn mình thì mấy ai mừng vui cho họ trong khi mình đang đói khổ, tăm tối? “Một người đau chân có thể thể nào quên đi cái chân đau của mình để nghĩ cho người

khác”, huống chi đây lại là niềm vui, sự sung sướng của người khác? Ấy vậy mà những

người dân xóm ngụ cư nghèo khổ, tăm tối vì đói khát ấy lại thực sự vui mừng, rạng rỡ khi nhìn thấy hạnh phúc của Tràng: “có cái gì lạ lùng, tươi mát thổi vào cuộc sống tăm tối đói

khát ấy của họ”. Lần đầu tiên trong xóm ngụ cư ảm đạm, ta nghe thấy “tiếng cười rung rúc” vui vẻ khi Tràng dẫn người đàn bà lạ mặt về. Họ đã vui với niềm vui của Tràng, dù họ

cũng đang ở bờ miệng vực của cái đói.

+ Đằng sau tiếng cười, niềm vui mừng, họ bàn tán và lo lắng thay cho Tràng: “Ơi chao! Giời đất này cịn rước cái của nợ đời về. Biết có ni nổi nhau sống qua được cái thì

người vợ mới như tình cảm của những người trong 1 gia đình, lo lắng cho người thân của mình.

-> Có thể xem đây là một biểu hiện sâu sắc, đẹp đẽ của lòng nhân ái, tình cảm đơn hậu, sự thương yêu giữa con người với con người.

3. Đánh giá - Nội dung: - Nội dung:

+ Đoạn trích mở đầu tác phẩm “VN”, với nhãn quan hiện thực sắc sảo, nhà văn không chỉ tái hiện bức tranh thê thảm của nạn đói năm 1945 - nơi con người đang phải cầm cự, chống chọi với cái đói và nạn chết đói, mà cịn làm sáng lên niềm khát khao hạnh phúc, tình yêu thương, sự cưu mang đùm bọc lần nhau của những con người trong nạn đói, đặc biệt là nhân vật Tràng.

+ Tư tưởng nhân đạo của Kim Lân: Qua đoạn trích, nhà văn bày tỏ niềm thương cảm xót xa cho những người lao động nghèo - nạn nhân trực tiếp của nạn đói. (…) Đồng thời, nhà văn cũng bày tỏ sự nâng niu, trân trọng niềm khao khát hạnh phúc, khao khát tổ ấm gia đình của những con người cùng khổ trong nạn đói. Thơng qua nhân vật Tràng và người vợ nhặt, nhà văn khẳng định: dẫu trong bĩ cực, trước sự đe dọa của cái cái đói và cái chết - con người vẫn khao khát được sống như một con người thực sự. Họ vẫn yêu thương, cưu mang, đùm bọc lấy nhau trong tình tương thân tương ái, lá rách ít ít đùm lá rách nhiều của dân tộc ta.

- Nghệ thuật:

+ Ngòi bút miêu tả chân thực, sinh động, sắc sảo: chỉ bằng vài nét phác họa, nhà văn đã dựng lên bức tranh thu nhỏ của nạn đói - khoảng tối thê thảm của lịch sử dân tộc; tái hiện những số phận người trong nạn đói, khát khao sống của họ.

+ NT miêu tả nhân vật sinh động, hấp dẫn, tuy không đi sâu vào thế giới nội tâm của các nhân vật nhưng đã thể hiện được những biến chuyển trong tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật qua nét mặt, dáng vẻ, cử chỉ, hành động -> sự thấu hiểu của Kim Lân với những người dân quê - những người mà ơng am hiểu sâu sắc tâm lí và cảnh ngộ của họ.

+ NT kể chuyện (trần thuật) tự nhiên, hấp dẫn, xen giữa hiện thực với yếu tố hài hước. Ẩn sau trang văn của KL bao giờ cũng thấp thống một nụ cười hóm hỉnh, đơn hậu của nhà văn.

Một phần của tài liệu VỢ NHẶT chuẩn chất lượng (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w