vun vén cho tổ ấm; chăm chút cho bữa cơm gia đình; hiền thục đoan trang khác hẳn trước đây, chính Tràng cũng nhận ra hôm nay “nom thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền
hậu đúng mực khơng cịn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngồi tỉnh”
+ Để tăng tính khách quan, Kim Lân đã để Tràng là người nhận thấy và suy nghĩ về những thay đổi của thị: Tràng nom thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực, khơng cịn vẻ gì
chao chát, chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh. Những lời nhận xét đầy sự trân trọng, yêu
thương, bao dung của Tràng xuất phát từ chính những việc làm, hành động của người vợ nhặt trong buổi sáng đầu tiên. Thị đã dậy sớm cùng người mẹ già thu dọn, quét tước, sắp xếp lại nhà cửa. Để vẫn là một gia cảnh nhưng người ta khơng cịn thấy sự nhếch nhác, bẩn thỉu, bừa bộn mà là sự gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp. Như vậy, bằng những hành động nhỏ bé nhưng thiết thực đầy sự chăm lo, thu vén của mình, Thị đã làm hiện hình những màu nét tươi sáng trên khung cảnh ngôi nhà u ám, tối tăm. Bằng sự hiền hậu, đúng mực của mình, thị đã gắn kết đc mối quan hệ chặt chẽ trong gia đình. Khơng cịn cảm giác lạnh lẽo mà thực sự là một tổ ấm mà trước đây Tràng và bà cụ Tứ chưa bao giờ cảm nhận được.
=> Tất cả những việc làm, hành động của thị đã làm ánh lên vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam hiền hậu, đảm đang, tần tảo, biết chăm lo thu vén để xây dựng hạnh phúc gia đình. Đồng thời những hành động này của còn cho thấy khát vọng mãnh liệt của người vợ nhặt về hạnh phúc.
- Trong lời nói, cử chỉ: “Trống gì đấy, u nhỉ?”, “Ừ, sao nhà
biết?”
* Biết cảm thơng với hồn cảnh khốn khó của nhà chồng:
Trong bữa cơm, khi đón nhận bát chè khốn thực ra là cháo cám từ người mẹ, Thị “đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại.
Thị điềm nhiên và vào miệng”
+ Sự thay đổi của người vợ nhặt không chỉ được KL khai thác sâu sắc ở cảm xúc, tính cách mà cịn ở cái nhìn, ở niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống. Trong tác phẩm, người vợ nhặt chính là nhân vật có thân phận khốn khổ nhất, một nửa cuộc đời vất vưởng, khổ sở trong sự dồn đuổi của cái đói, thị đã lấy chồng giữa khung cảnh những người chết đói như ngả dạ. Đêm tân hơn của thị diễn ra giữa những tiếng khóc hờ tỉ tê của những gia đình có người chết. Sự đeo bám của cái đói, cái chết tưởng như đến thế là tận cùng nhưng hạnh phúc mong manh mà thị vừa có được vẫn chưa vẫn chưa thơi bị giành giật, bị bám đuổi bởi cái đói và cái chết. Điều đó được thể hiện rõ trong bữa cơm đón cơ dâu mới. Bữa cơm đầu tiên ăn cùng gia đình, thị đã phải đón nhận cái nghèo túng, khổ sở: ba người ăn nhưng chỉ có một niêu cháo lõng
bõng và một lùm rau chuối thái rối. Nhưng những thứ thức ăn xồng xĩnh, rẻ mạt ấy cũng khơng đủ mỗi người được có lưng lưng hai bát đã hết nhẵn. Thị háo hức chờ đợi nồi chè khoán. Nhưng lại một lần
nữa thị thất vọng “ hai con mắt thị tối lại”. Nhưng cũng như khi mới về thị đã nén tiếng thở dài, lần này thị “điềm nhiên và vào miệng”, sự điềm nhiên ấy khác hẳn cử chỉ của Tràng “mặt hắn chun ngay lại,
miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ”. Thị giấu đi cảm xúc có lẽ vì khơng nỡ làm mất đi niềm
vui tội nghiệp của người mẹ già nua. Hành động tuy nhỏ nhưng đã cho thấy sự nhân văn, nhân hậu, sự khéo léo và tế nhị trong cách ứng xử của người phụ nữ này.
* Thị còn là người gieo niềm tin và hướng về tương lai: