Chỉ đạo công tác KTNB

Một phần của tài liệu Quản lý công tác kiểm tra nội bộ tại các trường thpt trên địa bàn huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 38 - 40)

7. Cấu trúc luận văn

1.4.3. Chỉ đạo công tác KTNB

Nội dung quan trọng tiếp theo là việc triển khai thực hiện các nội dung KTNB. Việc triển khai thực hiện các nội dung công tác KTNB là việc làm nhằm giúp các bộ phận, các cá nhân được giao nhiệm vụ KT trong nhà trường làm việc hiệu quả để thực hiện tốt kế hoạch đã xây dựng. Để tạo được tiếng nói chung, sự nhất trí trong việc thực hiện kế hoạch tổng thể, cũng như những điều chỉnh cần thiết (nếu có) kế hoạch đã đề ra. Việc triển khai hoạt động KTNB cần nắm chắc các biện pháp khuyến khích động viên để tạo tâm lý thoải mái, tự tin, nắm vững các nhiệm vụ cơ bản của tổ chức để phối hợp với các đồng nghiệp tham gia KT hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Việc triển khai thực hiện bất cứ nội dung nào ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng có ý nghĩa quyết định cụ thể thắng lợi của công việc. Có thể nói, bất kỳ kế hoạch hay các biện pháp tổ chức nào dù chuẩn bị kỹ càng, chi tiết đến đâu trong quá trình thực hiện cũng có những phát sinh ngoài dự kiến. Vì vậy, phải triển khai thực hiện một cách bao quát, toàn diện, đồng thời xử lý kịp thời, chính xác và linh hoạt các vấn đề nảy sinh. Trong quá trình thực hiện các nội dung công tác KTNB tại các trường THPT, cần đề cao vai trò lãnh chỉ đạo toàn diện của HT, nhiệm vụ quan trọng của các nhóm trưởng được phân công các lĩnh vực KTNB. Trong quá trình hướng dẫn, điều hành các tổ chức, cá nhân hoàn thành nhiệm vụ nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Để triển khai thực hiện tốt các nội dung công tác KTNB, ta lưu ý một số việc sau:

- Các thành viên thực hiện nghiêm chỉnh kế hoạch KT đã xây dựng.

- Việc phối hợp thực hiện giữa các thành phần có liên quan; xử lý linh hoạt các vấn đề phức tạp, phát sinh trong quá trình kiểm tra, đảm bảo cho hoạt động dạy học của đơn vị vẫn diễn ra binh thường.

- Các thành viên, tổ chức được KT phải hoàn thiện các yêu cầu về thủ tục, thực hiện tốt các nhiệm vụ: kiểm tra, đánh giá, tư vấn và thúc đẩy.

- Thực hiện tốt việc động viên, khen thưởng và có những biện pháp xử lý những trường hợp vị phạm (nếu có); chỉ đạo đối tượng được KT thực hiện nghiêm Thông báo kết quả KT và việc khắc phục sai phạm sau KT.

Sau khi KT, căn cứ trên kết quả KT, người HT và người phụ trách các bộ phận cần thực hiện nghiêm túc việc tập hợp, theo dõi và xử lý, sử dụng các nội dung kiến nghị của người KT và người được KT. Việc xử lý, sử dụng kết quả KT đòi hỏi phải được thực hiện đúng nguyên tắc KT trong giáo dục, đó là: bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, dân chủ, công khai và kịp thời. Song song với việc xử lý,sử dụng kết quả KT, cần thực hiện lưu trữ kết quả KTNB theo đúng quy định để phục vụ cho các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường.

1.4.3.1. Xử lý, sử dụng kết quả KTNB

Thực hiện công tác KT nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong nhà trường: Căn cứ trên kết quả KT của ban KTNB, căn cứ những đánh giá của HT nhà trường qua thực tế KT và những thông tin có được trong công tác quản lý, HT nhà trường phải phân tích, tuyên dương người tốt, việc tốt, chú trọng phổ biến những kinh nghiệm tốt, làm cho những kinh nghiệm đó trở thành tài sản chung của tập thể sư phạm. Đối với việc làm chưa tốt ở một cá nhân, bộ phận nào đó không nên giới hạn việc đánh giá ở những sự kiện mà quan trọng hơn là phân tích nguyên nhân sinh ra nó từ đó có hướng khắc phục, đề ra những biện pháp để khắc phục, thời hạn khắc phục, phân công người hỗ trợ, giúp đỡ và theo dõi, KT việc khắc phục tồn tại.

Sau khi KT, HT nhà trường phải biết lắng nghe từ hai phía (đối tượng KT và đối tượng được KT): Việc thu thập thông tin phản hồi từ hai phía này phải được thực hiện trên tinh thần cầu thị, lắng nghe và tôn trọng để đánh giá đúng bản chất sự việc, để nhà trường có kế hoạch tư vấn, điều chỉnh phù hợp, tạo ra sự đồng thuận giữa người quản lý và GV, NV. Đồng thời, đây cũng là một hình thức quản lư nhằm phát huy tính dân chủ trong nhà trường.

Tập hợp các ý kiến để kiến nghị cấp trên: trong quá trình KT thực tế, nhiều nội dung như những văn bản quy định, chính sách, chế độ, quy chế chuyên môn… không phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, với sự phát triển giáo dục. HT nhà trường cần tập hợp, báo cáo, kiến nghị đến cơ quan cấp trên để xem xét và điều chỉnh kịp thời cho phù hợp. Nội dung này cũng là thể hiện công tác tham mưu của HT trong công tác QLGD, đồng thời tạo được sự tin tưởng của tập thể, giúp tập thể thấy rõ được những lợi ích của công tác KTNB trong nhà trường.

Thực hiện công khai kết quả KT với tập thể sư phạm nhà trường: Hội đồng sư phạm nhà trường sẽ có nhận thức đúng đắn hơn khi được công khai kết quả KTNB. Qua đó nắm rõ kết quả công việc của từng bộ phận, hoạt động của toàn trường. Những việc còn hạn chế, những vấn đề sai phạm qua quá trình KT đã phát hiện cần được nêu rõ để rút kinh nghiệm, tổ chức điều chỉnh. Việc công khai cũng nhằm công nhận kết quả của KT, xác định giá trị của việc KT, xác định kết quả lao động của người KT, góp phần nâng cao hiệu quả KT. Trong công khai kết quả KT, cần tuyên dương người tốt, việc tốt, chú trọng phổ biến những kinh nghiệm tốt, làm cho những kinh nghiệm đó được phổ biến và áp dụng rộng rãi trong tập thể sư phạm. Đối với việc làm chưa tốt ở một cá nhân, một bộ phận cần nêu đánh giá rõ ràng, cụ thể và quan trọng hơn là phân tích nguyên nhân, đề ra những biện pháp để khắc phục, thời hạn khắc phục, phân công người hỗ trợ, giúp đỡ và theo dõi, KT việc khắc phục.

1.4.3.2. Lưu trữ kết quả KTNB

Hồ sơ KTNB trường học là một trong những hồ sơ quan trọng trong nhà trường, là cơ sở để tổ chức quản lý các hoạt động của nhà trường, là một trong những nguồn minh chứng để đánh giá tập thể sư phạm, thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, xử

lý các vụ việc liên quan đến cán bộ, GV, nhân viên, HS. Việc KTNB còn là điều kiện quan trọng phục vụ cho công tác đánh giá, thi đua khen thưởng, quy hoạch, luân chuyển, đề bạt cán bộ. Do đó, người lãnh đạo cần đầu tư xem xét tính hợp pháp, chất lượng nội dung của biên bản, tài liệu đính kèm, số lượng từng loại trong việc thiết lập các loại hồ sơ KT theo quy định; phải quản lý chặt chẽ, khai thác hiệu quả hồ sơ KTNB. Trong quá trình quản lý lưu trữ, cần đảm bảo các yêu cầu của hồ sơ KT như sau:

- Tính toàn diện: Hồ sơ KT phải phản ánh đầy đủ, toàn diện các nội dung đã kiểm tra.

- Tính chính xác, khách quan: Hồ sơ KT phải phản ánh được tính trung thực hoạt động của đối tượng KT. Tránh những nhận xét mang tính cá nhân đối với đối tượng KT. Phải đảm bảo các thủ tục pháp lý của hồ sơ KT.

- Tính rõ ràng, cụ thể: Hồ sơ KT phải sử dụng văn phong hành chính. Văn viết trong hồ sơ KT phải ngắn gọn, trong sáng, dễ hiểu, rõ ràng, đơn nghĩa để mọi người đọc đều hiểu đúng, không hiểu khác nhau, đồng thời các ý trong một hồ sơ không mâu thuẫn nhau. Ngôn ngữ viết trong hồ sơ KT phải dùng ngôn ngữ phổ thông, không dùng tiếng địa phương hay từ cổ ít dùng, không viết tắt những từ khó hiểu, cần viết đúng chính tả.

- Tính nhân văn: Mục đích KT là để giúp đỡ đối tượng KT làm việc tốt hơn. Đó là tính nhân đạo cao cả của hoạt động KT. Vì vậy hồ sơ KT không chỉ nêu lên những ưu điểm cần phát huy, nhược điểm, thiếu sót cần khắc phục, điều chỉnh mà điều quan trọng là trong hồ sơ KT phải đưa ra các lời khuyên, các kiến nghị hết sức cụ thể, rõ ràng, xác đáng để giúp đỡ đối tượng KT cải thiện hoạt động của mình theo hướng ngày càng tốt hơn.

Hiện nay, hồ sơ KTNB hàng năm của nhà trường THPT chiếm một khối lượng tương đối lớn. Do việc đầu tư CSVC cho công tác lưu trữ bảo quản hiện nay còn bất cập nên việc lưu trữ, sử dụng hồ sơ KTNB trong thời gian dài để đánh giá cả một quá trình của cá nhân, tập thể chưa đáp ứng được yêu cầu. Có thể xem xét việc ứng dụng CNTT trong việc số hóa, lưu trữ và quản lý trực tiếp hồ sơ KTNB trên hệ thống máy tính để đảm bảo việc lưu trữ, chia sẻ và sử dụng kết quả trong nhiều năm, việc đánh giá cá nhân, tập thể sẽ toàn diện và chính xác hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác kiểm tra nội bộ tại các trường thpt trên địa bàn huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)