Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý công tác kiểm tra nội bộ tại các trường thpt trên địa bàn huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 100 - 101)

7. Cấu trúc luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Trên đây là 7 biện pháp quản lý công tác KTNB của các trường THPT trên địa bàn huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam. Các biện pháp này tuy có tính độc lập tương đối với nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau nhằm mục đích giúp HT các trường THPT đổi mới và nâng cao chất lượng công tác KTNB trong nhà trường. Nếu thực hiện tốt biện pháp 1 (Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm đối với công tác kiểm tra nội bộ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, đặc biệt là đội ngũ Hiệu trưởng) thì nó sẽ là tiền đề để thực hiện tốt các biện pháp còn lại. Bởi vì, khi mọi người có nhận thức đúng đắn về công tác KTNB thì họ sẽ có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật và sự hăng say, tích cực phối hợp cùng nhau để thực hiện tốt các giải pháp Biện pháp 2 (Đổi mới phương thức chỉ đạo của Thanh tra Sở GDĐT Quảng Nam đối với công tác kiểm tra nội bộ) nếu thực hiện tốt sẽ là cơ sở lý luận, phương hướng để thực hiện có hiệu quả biện pháp 3, 4, 5, 6, 7. Bởi vì, phương thức chỉ đạo đúng đắn cụ thể, chi tiết, phù hợp với từng thời điểm thực tiễn về nhân sự, các điều kiện hỗ trợ; đồng thời, đảm bảo tính khoa học, khả thi và hiệu quả thì mới có thể thực hiện tốt các các biện pháp khác.

Biện pháp 3 (Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra cho đội ngũ cộng tác viên thanh tra và Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông) nếu thực hiện tốt thì sẽ hỗ trợ hoàn thành tốt kế hoạch KTNB đề ra.

Biện pháp 4 (Đẩy mạnh công tác tự kiểm tra của các chủ thể trong nhà trường) là hiện thực hóa kế hoạch đã đề ra, đồng thời nâng cao hiệu quả kiểm tra, tự kiểm tra tránh

những sai sót đáng tiếc.

Biện pháp 5 (Tạo động lực cho cán bộ, giáo viên tham gia công tác kiểm tra nội bộ) và biện pháp 6 (Đẩy mạnh sử dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra nội bộ) là những biện pháp cần thiết để phát huy hiệu quả công tác KTNB.

Biện pháp 7 (Vận dụng kết quả công tác kiểm tra nội bộ để đánh giá đội ngũ giáo viên của trường) nếu được áp dụng tốt sẽ có tác dụng thúc đẩy các biện pháp còn lại. Vận dụng kết quả công tác kiểm tra nội bộ để đánh giá đội ngũ giáo viên của trường để làm cơ sở, minh chứng cho công tác đánh giá thi đua cuối năm; qua đó để phát huy điểm mạnh đồng thời hạn chế những yếu kém.

Do đó, nếu thực hiện đồng bộ 7 biện pháp nêu trên sẽ đem lại hiệu quả cao cho công tác KTNB trường học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác kiểm tra nội bộ tại các trường thpt trên địa bàn huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 100 - 101)