Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm đối với công tác kiểm tra nội bộ

Một phần của tài liệu Quản lý công tác kiểm tra nội bộ tại các trường thpt trên địa bàn huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 78 - 86)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm đối với công tác kiểm tra nội bộ

bộ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, đặc biệt là đội ngũ Hiệu trưởng.

3.2.1.1. Mục đích biện pháp

Nhận thức là yếu tố có vai trò quan trọng quyết định hành động của mỗi cá nhân. Nhận thức đúng đắn sẽ là tiền đề thúc đẩy hành động diễn ra đúng đắn. Hoạt động KTNB trường học như đã nói ở trên có vai trò quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng toàn diện của nhà trường nói chung và trường THPT nói riêng. Nếu đội ngũ CBQL, GV, nhân viên... có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác KTNB thì các khâu của quá trình QL công tác KTNB ở trường THPT mới có thể đạt được những kết quả tốt nhất.

Hoạt động KTNB luôn quan trọng xuyên suốt các khâu, các quá trình trong kế hoạch thời gian của năm học, có tác động trực tiếp đến hầu hết các bộ phận trong nhà trường. Mỗi một bộ phận, tổ chức, cá nhân đều có vai trò trong tổng thể công tác KTNB của nhà trường. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức về công tác KTNB cho toàn bộ đội ngũ CBQL, GV, nhân viên nhà trường là biện pháp quan trọng, tạo tiền đề cho các biện pháp khác. Thực hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác thanh tra, KT trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay, yêu cầu đặt ra cho công tác KTNB trường học là phải trở thành một trong những công cụ quan trọng để nâng cao hiệu lực QL nhà trường, tăng cường kỷ cương, làm cho pháp luật, nội quy, quy chế được thực thi nghiêm chỉnh, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Bằng nhiều hình thức đa dạng và phong phú cần làm cho CBQL, GV, nhân viên nhận thức rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc, hình thức, phương pháp và quy trình của KTNB trường học; thấy rõ KTNB không đơn thuần là một hoạt động kiểm tra, góp ý, KT để dẫn đến kiểm điểm mŕ đây lŕ một trong bốn chức năng cő bản của quá trình QL. Từ đó tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động KT; thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nhiệm vụ được phân công trong quá trình KT; biến quá trình KT thành quá trình tự KT. Chỉ khi hoạt động KT và tự KT diễn ra thật sự nghiêm túc, khoa học thì mới có thể nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay.

Mỗi người CBQL cần nhận thức rỏ: HT nhà trường là người đứng đầu cơ quan và trực tiếp chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác KTNB trường học. Phải nhận thức KTNB là một trong những chức năng QL cơ bản của người HT nhằm KT, theo dõi, xem xét, đánh giá tất cả các hoạt động GD, hoạt động dạy và học trong phạm vi nhà trường; xác định kết quả GD có phù hợp với định hướng mục tiêu, kế hoạch, nội dung, phương pháp đã đề ra hay không. Từ đó hình thành cơ chế điều chỉnh hướng đích trong quá trình QL nhà trường, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả QL trường học. CBQL vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của hoạt động KTNB, nhận thức và thực tế chỉ đạo công tác KTNB của HT là một kênh quan trọng để đánh giá năng lực điều hành, QL của người đứng đầu trường học.

Với các thành viên trong Ban KTNB: phải nhận thức rõ nhiệm vụ quan trọng của mình với tư cách là người trực tiếp tiến hành thực hiện các khâu trong công tác KTNB, là những người có vai trò quan trọng để tham mưu, giúp cho HT đánh giá đúng thực trạng hoạt động của các bộ phận, cá nhân trong nhà trường và có các kiến nghị kịp thời nhằm cải tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Với đối tượng được KT thì KTNB tác động tới ý thức, hành vi và hoạt động của con người, nâng cao tinh thần trách nhiệm, động viên thúc đẩy mọi người thực hiện tốt nhiệm vụ của mình; đồng thời uốn nắn, giúp tổ chức, cá nhân sửa chữa sai sót, khuyết điểm, điều chỉnh những lệch lạch phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Qua KT cá nhân được giúp đỡ, tự hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tác, khẳng định giá trị bản thân trong tập thể đơn vị. Có thể thấy rằng việc KT, đánh giá tốt sẽ dẫn đến việc tự KT, tự đánh giá của đối tượng được kiểm tra.

3.2.1.3. Cách thức tiến hành biện pháp

Tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức cho toàn đội ngũ trong nhà trường, chú trọng quán triệt bắt đầu từ đội ngũ đảng viên trong chi bộ, cán bộ, giáo viên cốt cán nhà trường để họ sẽ là những người tiên phong, đi đầu trong việc nâng cao nhận thức, đồng thời sẽ vận động, lan tỏa đến quần chúng, người lao động ở các bộ phận, đoàn thể biết và thực hiện theo.

thể đội ngũ về vai trò, tầm quan trọng của công tác KTNB. HT nhà trường cần cập nhập kịp thời những văn bản, hướng dẫn, những chính sách pháp luật của nhà nước, những văn bản chỉ đạo của ngành... về công tác KTNB.

Tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện công tác KTNB hằng năm, thảo luận về các nội dung cần KTNB, các đối tượng cần KTNB trong năm học để tránh tìnhtrạng kế hoạch KTNB hằng năm không phù hợp với tình hình thực tiễn của đơn vị. Mặt khác, HT nhà trường cũng cần thường xuyên cập nhật những văn bản liên quan đến việc đổi mới công tác KT của các cấp, những văn bản hướng dẫn về công tác chuyên môn và các công tác khác, những văn bản hướng dẫn về chính sách, chế độ đối với công chức, viên chức và người lao động trong ngành để triển khai rộng rãi trong hội đồng sư phạm nhà trường, góp phần giúp đội ngũ công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị hiểu rõ và thực hiện đúng, hạn chế những sai sót và tình trạng đơn thư kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo.

Tham mưu với các cấp tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ về công tác KTNB cho CBQL, đội ngũ GV và nhân viên toàn trường. Qua đó thường xuyên củng cố và trau dồi nhận thức, kĩ năng về công tác KTNB cho toàn thể đội ngũ.

Gắn chặt việc thực hiện công tác KTNB với công tác thi đua, khen thưởng nhằm động viên đánh giá một cách kịp thời, hiệu quả những cá nhân, tổ chức thực hiện tốt nội dung này. Bên cạnh đó, cũng cần lồng ghép hoạt động KTNB một cách khéo léo vào các phong trào, các cuộc vận động của ngành như cuộc vận động “Tiếp tục học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học, tự sáng tạo”...

Thực hiện việc đưa các văn bản quy phạm pháp luật về công tác thanh tra, KT và các nội dung liên quan đến công tác KTNB lên trang thông tin điện tử hoặc bản tin của nhà trường; đồng thời sao gửi đến các tổ chuyên môn để tổ trưởng triển khai đến toàn thể tổ viên trong các buổi sinh hoạt tổ.

Khuyến khích CBQL, GV và nhân viên viết những sáng kiến cải tiến về quy trình, lề lối tổ chức thực hiện các nội dung của công tác KTNB. Việc làm này sẽ giúp cho các bộ phận trong nhà trường thường xuyên theo dõi, quan tâm, tìm tòi những ý tưởng mới trong cách làm, qua đó giúp họ tự bồi dưỡng. nâng cao nhận thức của mình về công tác này.

HT nhà trường cũng cần có kế hoạch khảo sát ý kiến của CBQL, GV, nhân viên nhà trường về kế hoạch, cách thức thực hiện công tác KTNB nhằm thu thập các ý kiến đánh giá khách quan, thiết thực để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác KTNB.

Cần dành một khoản kinh phí nhất định để đầu tư cho việc mua sắm tài liệu, CSVC phục vụ cho công tác KTNB. Chỉ đạo bộ phận thư viện xây dựng tủ sách về công tác KTNB nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ thường xuyên được trau dồi, nâng cao kiến thức, nhận thức về công tác KTNB. Chú ý giới thiệu những tài liệu, sách hay về công tác KTNB trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt toàn trường, sinh hoạt chi bộ...

Trong công tác xây dựng đội ngũ tham gia công tác KTNB, cần lưu ý đến bộ phận có chức năng tuyên truyền, dân vận nhằm chuyển tải những nội dung, văn bản mới, những yêu cầu mới về công tác KTNB nhằm giúp nâng cao nhận thức của đội ngũ trong trường đối với công tác này.

Tổ chức tham quan, học tập các mô hình hay ở các đơn vị bạn trong và ngoài tỉnh để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện công tác KTNB trong nhà trường.

Để CB, GV, NV của nhà trường có nhận thức đầy đủ và chính xác các nội dung, tầm quan trọng của công tác KTNB, HT cần tổ chức tuyên truyền phổ biến những nội dung cơ bản của các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác thanh, kiểm tra. Dựa và các văn bản hướng dẫn về công tác thanh, kiểm tra và hướng dẫn của Sở GD&ĐT, HT cần tập trung phổ biến các nội dung như: Vị trí, chức năng của KTNB; nguyên tắc hoạt động; nội dung; hình thức; quy trình hoạt động. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn của ủy viên ban KTNB, nhiệm vụ quyền hạn của HT và ủy viên làm nhiệm vụ KT; các điều kiện đảm bảo hoạt động; trách nhiệm của đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan. Ngoài ra, các trường cần phổ biến thêm một số nội dung cơ bản của Luật Thanh tra 2010, Luật Khiếu nại 2011, Luật Tố cáo 2011, Luật xử lý vi phạm hành chính và một số văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan của Chính Phủ, các Bộ, Ngành đã ban hành.

Hiệu trưởng phải tuyên truyền, phổ biến cho CB, GV, nhân viên hiểu rõ tầm quan trọng của công tác KTNB không chỉ đơn thuần là một hoạt động phối hợp nằm trong biện pháp động viên thi đua hay chỉ đơn thuần là một biện pháp quản lý, KT để đánh giá, KT để dẫn đến kiểm điểm. Mà nó là một trong bốn chức năng cơ bản của quá trình quản lý; làm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên hiểu và nắm vững cơ sở khoa học, sự cần thiết của công tác KTNB, từ đó tích cực tham gia các nhiệm vụ được phân công trong quá trình KT, biến các quá trình kiểm tra thành quá trình tự KT; xác định cho cán bộ, giáo viên nắm được làm tốt công tác KTNB trường học chính là tiền đề, là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc nâng cao chất lượng dạy học và các hoạt động khác của nhà trường. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các nội dung trên bằng nhiều hình thức như: thực hiện sao gửi tài liệu đến các tổ chuyên môn để tổ trưởng triển khai trong các buổi họp tổ chuyên môn; tổ chức quán triệt trong các buổi họp Hội đồng hàng tháng; niêm yết các tài liệu liên quan đến công tác KT tại bảng công khai thông tin hoặc đăng tải trên website của đơn vị. Lồng ghép báo cáo nội dung KTNB vào trong các Hội nghị sơ kết, tổng kết của nhà trường.

Qua việc triển khai các hình thức như đã nêu trên sẽ góp phần nâng cao nhận thức về công tác KTNB của CB, GV, nhân viên trong nhà trường. Từ đó, mọi người sẽ nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao hiệu quả công tác KTNB của nhà trường. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng phải nắm rõ vai trò, nhiệm vụ… của Ban KTNB và thành lập Ban kịp thời.

* Vai trò, nhiệm vụ Ban KTNB

+ Ban KTNB giúp Hiệu trưởng thực hiện chức năng kiểm tra trong nhà trường:

- Thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học đã được xây dựng;

- Đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy trình, thủ tục về kiểm tra; được quyền yêu cầu đối tượng kiểm tra cung cấp các hồ , tài liệu liên quan để tiến hành việc kiểm tra;

- Qua kiểm tra phải cung cấp thông tin chính xác, khách quan, kịp thời về kết quả kiểm tra cho lãnh đạo nhà trường; phát hiện được các nhân tố tích cực, các hạn chế tồn tại; đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, việc thực hiện công việc của các cá nhân, bộ phận trong phạm vi quản lý của Hiệu trưởng.

+ Ban KTNB giúp Hiệu trưởng thực hiện chức năng tư vấn giúp Hiệu trưởng về chuyên môn, quản lý nhà trường

- Có trách nhiệm tư vấn:

+ Với các thành viên trong nhà trường: Có ý kiến đóng góp đểtự điều chỉnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình;

+ Với các bộ phận có liên quan: đểhỗ trợ, tác động đến đối tượng kiểm tra; + Có kiến nghị cho Hiệu trưởng và lãnh đạo các cấp: trong việc điều chỉnhquản lý nhằm giúp các bộ phận, cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ, công việc được giao; góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý của Hiệu trưởng.

Trong công tác kiểm tra nội bộ tại các cơ sở giáo dục trong thời gian qua, Ban KTNB mà chủ yếu là thành viên của Ban KTNB (còn gọi là Người kiểm tra) khi kết thúc kiểm tra, thì việc tư vấn thường tập trung là góp ý với đối tượng kiểm tra nên trong biên bản kiểm tra các kiến nghị cho hiệu trưởng rất ít và nhiều nơi không có kiến nghị. Không có các kiến nghị, đề xuất đến ngƣời quản lý nhà trường, điều này đã làm hạn chế vai trò tham mưu, tư vấn của Ban KTNB.

* Tổ chức Ban KTNB:

+ Tại sao phải thành lập Ban KTNB

Trong điều kiện hiện nay, cùng với sự phát triển về quy mô, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhà trường có nhiều bộ phận chức năng khác nhau, cho thấy đối tượng kiểm tra rất đa dạng phức tạp và phong phú. Người Hiệu trưởng không đủ thông thạo, chuyên sâu về nhiều bộ môn, nội dung hoạt động trong trường, không có nhiều thời gian để trực tiếp kiểm tra tất cả các cá nhân, bộ phận trong nhà trường; do đó, người Hiệu trƣởng cần phải xây dựng lực lượng kiểm tra cũng đa dạng, nhiều thành phần nhằm đảm bảo việc kiểm tra hoạt động của toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị…

+ Tổ chức Ban KTNB của nhà trường

Ban KTNB do Hiệu trưởng thành lập vào đầu mỗi năm học, thành phần Ban KTNB do Hiệu trưởng lựa chọn, quyết định.

Ban KTNB gồm: Hiệu trưởng là Trưởng ban, Phó ban là các Phó Hiệu trưởng, thành viên của Ban gồm: Tổ trưởng Tổ chuyên môn, Tổ trưởng Tổ Văn phòng, giáo viên, nhân viên có năng lực chuyên môn, uy tín trong nhà trường.

Tổ chức Ban KTNB nhà trường cần khoa học, đảm bảo tổ chức kiểm tra theo phân cấp quản lý, phân công hợp lý; cần đảm bảo việc phân công người phụ trách từng mặt công tác, đảm bảo kiểm tra toàn diện nhà trường.

Xây dựng lực lượng kiểm tra nhiều thành phần, Hiệu trưởng cần phải chọn lựa những người có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín, nghiệp vụ chuyên môn giỏi và am hiểu các văn bản quy định, hướng dẫn của Nhà nước, của ngành giáo dục, có bản lĩnh, đạo đức để có thể giúp mình tiến hành kiểm tra; đảm bảo tính khoa học, tính độc lập của người kiểm tra.

- Số lượng thành viên trong Ban kiểm tra nội bộ trường học tùy thuộc vào quy mô đơn vị và do Hiệu trưởng quyết định.

- Các thành viên trong Ban kiểm tra nội bộ trường học phải được phân công nhiệm vụ cụ thể, xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn.

Sơ đồ vị trí Ban Kiểm tra nội bộ trong trường học trong cấu trúc tổ chức quản lý nhà trường

Thành phần Ban KTNB cần phát huy vai trò tham gia của nhiều thành viên có năng

Một phần của tài liệu Quản lý công tác kiểm tra nội bộ tại các trường thpt trên địa bàn huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 78 - 86)