Nguyên nhân thực trạng

Một phần của tài liệu Quản lý công tác kiểm tra nội bộ tại các trường thpt trên địa bàn huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 73 - 74)

7. Cấu trúc luận văn

2.4.4. Nguyên nhân thực trạng

a) Nguyên nhân khách quan

Cơ cấu nhân sự trong Ban kiểm tra nội bộ các trường đều là cán bộ quản lý và giáo viên của đơn vị nên khi làm nhiệm vụ KT cũng gặp khó khăn khi đối tượng kiểm tra là

những đồng nghiệp tại đơn vị, vẫn còn tính vị nể trong KT.

Đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra tuy đã được lựa chọn có trình độ chuyên môn sâu, có phẩm chất chính trị tốt, có nhiều kinh nghiệm trong dạy học và quản lý nhưng chưa được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ KT một cách bài bản nên hiệu quả của công tác kiểm tra nội bộ chưa cao.

Điều kiện, phương tiện phục vụ cho công tác kiểm tra nội bộ vẫn còn thiếu. Chế độ đãi ngộ cho các kiểm tra viên còn nhiều bất cập, thậm chí không có, chỉ là công tác kiêm nhiệm, chưa thỏa đáng đã ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng công tác của đội ngũ này.

b) Nguyên nhân chủ quan

Hoạt động kiểm tra nội bộ được Hiệu trưởng quan tâm, trực tiếp chỉ đạo, hỗ trợ thường xuyên và điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tiễn của đơn vị. Chính vì vậy, trong những năm qua, hoạt động kiểm tra nội bộ đã giúp Hiệu trưởng quản lý đánh giá và nâng cao chất lượng các hoạt động khác của đơn vị như việc thực hiện chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra, đánh giá, thực hiện quy chế chuyên môn, thực hiện các quy định của pháp luật của cán bộ, giáo viên, nhân viên ngày càng hoàn thiện hơn và có những điều chỉnh, uốn nắn kịp thời những sai sót của tổ khối, cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Một bộ phận cán bộ quản lý còn cho rằng KTNB chỉ đơn thuần là một biện pháp quản lý trường học, chưa thấy được đó chính là chức năng cơ bản của quản lý trong quá trình quản lý nhà trường. Thời gian cán bộ quản lý dành cho hoạt động kiểm tra nhìn chung còn ít so với các chức năng quản lý khác và chưa thật sự chú trọng việc tổ chức, chỉ đạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra nội bộ trường học cũng như hướng dẫn cách làm cụ thể cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong Ban kiểm tra của nhà trường, việc phân cấp trong kiểm tra chưa mạnh dạn và rõ ràng hoặc khoán trắng công tác kiểm tra nội bộ cho một cá nhân (Phó Hiệu trưởng chuyên môn) hay bộ phận nào đó trong nhà trường mà không quan tâm, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra của họ.

Kết quả KTNB chưa được các trường xem xét, xử lý, chưa được làm căn cứ để đề bạt, đào tạo bồi dưỡng hay xử lý kỷ luật. Sau khi kiểm tra, công tác phúc tra chưa trở thành nề nếp nên các kết luận, kiến nghị của Ban kiểm tra nội bộ chưa được một số giáo viên chấp hành nghiêm. Vì thế, hiệu lực, hiệu quả của công tác kiểm tra chưa cao, chưa phát huy hết vai trò, tác dụng của công tác kiểm tra nội bộ.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác kiểm tra nội bộ tại các trường thpt trên địa bàn huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)