Đánh giá chung về thực trạng quản lý công tác kiểm tra nội bộ

Một phần của tài liệu Quản lý công tác kiểm tra nội bộ tại các trường thpt trên địa bàn huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 74 - 77)

7. Cấu trúc luận văn

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý công tác kiểm tra nội bộ

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, ngành giáo dục huyện Núi Thành đã có những bước chuyển mình đáng kể, trong đó có công tác thanh, kiểm tra nói chung và công tác KTNB các trường THPT nói riêng.

Trong những năm gần đây, HT các trường THPT có nhiều biện pháp tích cực để quản lý công tác KTNB trường học. Trong chừng mực nào đó đã tạo được sự chuyển

biến về chất lượng và hiệu quả của công tác KTNB, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Tuy nhiên, xét về mức độ và kết quả thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới hoạt động KTNB trong giai đoạn hiện nay. Qua nghiên cứu thực trạng, tác giả nhận thấy có những ưu điểm và tồn tại sau:

a) Những ưu điểm

Với việc ban hành Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04/12/2013 "Hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục" của Bộ GD&ĐT, công tác KTNB trường học đã được quan tâm chú ý hơn và đầy đủ căn cứ thực hiện hơn. Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện công tác KTNB của Sở GD&ĐT cũng như nhiệm vụ trọng tâm năm học của ngành giáo dục, Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch công tác kiểm tra của Sở GD&ĐT , trong đó có hướng dẫn chi tiết, cụ thể các nhà trường đối với công tác KTNB trường học. Thông qua các hoạt động kiểm tra cũng như qua việc báo cáo, đánh giá sơ kết, tổng kết hàng năm, Sở GD&ĐT đã có sự uốn nắn, chấn chỉnh kịp thời giúp cho hoạt động KTNB các trường THPT đi đúng hướng, trở thành con mắt, cánh tay nối dài của Sở GD&ĐT.

Hiệu trưởng và CB, GV, NV trong nhà trường nhận thức được tầm quan trọng của đội ngũ làm công tác KTNB trong trường học, chính vì điều đó mà hiệu trưởng chú ý việc xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác KTBN có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất chính trị tốt, có uy tín trong đội ngũ, nhiệt tình, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, luôn có gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao, đảm bảo về số lượng và chất lượng. Qua việc quản lý, chỉ đạo của các cấp quản lý về công tác KTNB trường học, các trường THPT trên địa bàn huyện Núi Thành đã chú trọng đến công tác KTNB trường học, các đơn vị có kiện toàn Ban KTNB trường học, xây dựng kế hoạch công tác KTNB trường học cụ thể từ đầu năm học, triển khai thực hiện có nề nếp và hiệu quả; lực lượng làm công tác kiểm tra được lựa chọn đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng, có tư tưởng chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt.

Chất lượng giảng dạy và giáo dục trong nhà trường có chuyển biến tích cực, giáo viên thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới việc kiểm tra, đánh giá trong nhà trường. Công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu và phụ đạo học sinh còn yếu, kém trong học tập được nhà trường chú ý và góp phần đưa chất lượng giáo dục nhà trường đi lên.

Trong những năm gần đây, các trường THPT được tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy, học tập và đáp ứng tốt cho việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường. Trong năm 2020, đã có 01 trường đạt chuẩn CSVC và dự kiến trong năm 2021, tiếp tục có thêm 01 trường đạt chuẩn CSVC.

b) Những tồn tại

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tham gia công tác kiểm tra phần lớn được trưởng thành từ hoạt động dạy học, chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ KTNB trường học bài bản, do đó việc thực hiện nhiệm vụ KTNB trường học còn hạn chế:

Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về vị trí vai trò, chức năng, tầm quan trọng của kiểm tra nội bộ chưa đầy đủ, đúng đắn, hiểu kiểm tra nội bộ chỉ như một hoạt động phối hợp nằm trong biện pháp động viên thi đua, coi đó chỉ là biện pháp để đánh giá.

Công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra thực hiện không thường xuyên, chưa đảm bảo đúng quy trình, đôi lúc còn đánh giá theo cảm tính.

Công tác tổ chức, sử dụng kết quả kiểm tra nội bộ, tạo dựng các điều kiện hỗ trợ cho công tác kiểm tra nội bộ còn nhiều bất cập.

Các thành viên trong Ban kiểm tra nội bộ chỉ một số ít được bồi dưỡng thường xuyên nên nhiều ủy viên vẫn còn ở mức đạt yêu cầu, do vậy cũng ảnh hưởng đến kết quả đánh giá của hoạt động kiểm tra.

Việc đôn đốc thực hiện kiến nghị, xử lý kết quả sau KT đồng thời phát huy hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra còn nhiều hạn chế.

Việc xây dựng hệ thống thông tin (bộ chuẩn) phục vụ cho công tác KT chưa được các trường đầu tư xây dựng một cách cụ thể, đúng quy trình.

Tiểu kết chương 2

Trên cơ sở kết quả khảo sát, phân tích thực trạng như đã trình bày, có thể nói, trong thời gian qua việc QL công tác KTNB tại các trường THPT trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam đã đạt được những kết quả, thành tựu nhất định góp phần không nhỏ vào sự vươn lên của một địa phương có nền giáo dục chưa phát triển, khẳng định sự cố gắng của CBQL, giáo viên, nhân viên trên địa bàn. Với sự chỉ đạo tập trung, bài bản của Sở GD&ĐT, nhận thức về công tác KTNB của CBQL, GV, nhân viên ở các nhà trường đã từng bước được nâng lên; cùng với đó là tổ chức triển khai thực hiện việc KT từng bước bài bản hơn đã giúp cho hoạt động QL của các đơn vị đi vào nề nếp, ổn định, thúc đẩy chất lượng GD toàn diện. Đây cũng là một cơ sở để HT các trường THPT tự đánh giá và nhìn nhận lại bản thân mình, từ đó có hướng rèn luyện, tự bồi dưỡng năng lực QL nhà trường của bản thân nhằm thực hiện tốt hơn công tác QL nhà trường.

Tuy nhiên, trước những yêu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội đối với sự nghiệp GD, công tác QL hoạt động KTNB ở các trường THPT trên địa bàn huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam phải được tiếp tục cải tiến, thay đổi để theo kịp với thực tiễn đổi mới của nền giáo dục, để theo kịp sự phát triển giáo dục của các huyện tiên tiến khác. Đó là một trong những vấn đề cấp bách đang đặt ra hiện nay. Những phân tích về thực trạng công tác KTNB ở các trường THPT trên địa bàn huyện Núi Thành ở chương 2 này là cơ sở thực tiễn cho những đề xuất biện pháp QL chỉ đạo hoạt động KTNB ở các trường THPT trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam trong chương 3 tiếp theo với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng công tác KTNB ở các trường THPT huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu Quản lý công tác kiểm tra nội bộ tại các trường thpt trên địa bàn huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)