Thực trạng nhận thức về công tác KTNB

Một phần của tài liệu Quản lý công tác kiểm tra nội bộ tại các trường thpt trên địa bàn huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 56 - 57)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Thực trạng nhận thức về công tác KTNB

Để đánh giá được thực trạng nhận thực của CBQL và giáo viên THPT về công tác KTNB, từ đó, đánh giá đúng đắn vai trò của nó trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường THPT trong toàn huyện, chúng tôi đã dùng phiếu trưng cầu ý kiến CB, GV THPT. Kết quả ý kiến thu được từ 66 phiếu với 09 cán bộ, 57 giáo viên THPT được thống kê trong các bảng dưới đây:

Bảng 2.5. Nhận thức chung về công tác kiểm tra nội bộ trường học

TT Nội dung Rất đồng ý Đồng Ý Không đồng ý SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 1 Mục đích của kiểm tra nội bộ trường học:

- Phát hiện những sai sót, sơ hở trong chuyên môn

để xử lý kỷ luật 10 15,2 02 3 54 81,8 - Phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa ngăn

chặn các sai phạm, giúp đỡ đối tượng (nhà trường, thầy giáo, học sinh) hoàn thành tốt nhiệm vụ

25 37,9 15 22,7 26 39,4

- Đánh giá xếp loại chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên và nhà trường theo định kỳ 1 năm một lần

15 22,7 05 7,6 46 69,7

2 Thẩm quyền kiểm tra nội học:

- Hoạt động kiểm tra nội bộ trường học thuộc

thẩm quyền của Sở và Bộ 25 37,9 09 13,6 32 48,5 - Hoạt động kiểm tra nội bộ trường học thuộc

thẩm quyền của hiêu trưởng. 0 0 15 22,5 51 77,3 - Hoạt động kiểm tra nội bộ trường học thuộc

thẩm quyền của phó Hiệu trưởng 15 22,7 09 13,6 42 63,7 - Hoạt động kiểm tra nội bộ trường học thuộc

thẩm quyền của tổ trưởng CM 0 0 12 18,2 54 81,8 3 Đối tượng thanh tra chuyên môn:

- Những giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn 07 10,6 15 22,7 44 66,7 - Những trường học và giáo viên có chất lượng

giảng dạy-giáo dục thấp 02 3,0 05 7,6 59 89,4 - Bao gồm cả công tác giảng dạy và giáo dục của

giáo viên và hoạt động học tập của học sinh 12 18,2 25 37,9 29 43,9 Phân tích bảng thống kê trên cho thấy:

+ Đề cập đến mục đích KTNB: Chỉ có 60,6% số người được hỏi xác định đúng mục đích của việc KTNB là để phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa ngăn chặn các sai

phạm, giúp đỡ đối tượng kiểm tra hoàn thành tốt nhiệm vụ; 30,3% số người được hỏi cho rằng, đặc biệt có 15,2% số người được hỏi lại cho rằng mục đích của việc KTNB là để phát hiện những sai sót, sơ hở trong chuyên môn của giáo viên để xử lý kỷ luật.

+ Về thẩm quyền kiểm tra: Có 51,5% ý kiến được hỏi xác định đúng thẩm quyền kiểm tra THPT là của Sở GD-ĐT và Bộ GD-ĐT. Điều đó, cho thấy nhiều CBQL và GV chưa có sự hiểu biết đúng đắn về cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan QLGD, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn trong mỗi cấp QLGD. Vì thế, nhiều ý kiến được hỏi cho rằng thẩm quyền KTNB là của tổ trưởng chuyên môn (18,2%), của Hiệu trưởng (36,3%).

+ Về đối kiểm tra: Có 56,1% số người được hỏi ý kiến xác định đúng đối tượng kiểm tra; 33,3% số người được hỏi cho rằng đối tượng kiểm tra là những GV vi phạm quy chế chuyên môn; 10,6% số người cho rằng chỉ kiểm tra đối với những giáo viên chưa đảm bảo chất lượng giảng dạy và giáo dục.

Nhận xét: Sự nhận thức về công tác kiểm tra của đội ngũ CBQL, giáo viên THPT chưa đạt yêu cầu mong muốn của các cấp QLGD. Điều đó chứng tỏ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về công tác kiểm tra nói chung còn nhiều bất cập, cần phải được đẩy mạnh hơn trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác kiểm tra nội bộ tại các trường thpt trên địa bàn huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)