7. Cấu trúc luận văn
3.2.4. Đẩy mạnh công tác tự kiểm tra của các chủ thể trong nhà trường
3.2.4.1. Mục đích của biện pháp
Trên cơ sở kế hoạch KTNB đã được xây dựng, người HT phải điều khiển cho hệ thống hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Ở đây, vai trò của người HT là hết
sức quan trọng vì HT chính là người trực tiếp chỉ đạo, tổ chức triển khai công tác KTNB, thông qua đó cũng chính là tự KT hoạt động quản lý của mình.
Hoạt động KTNB rất đa dạng, kéo dài xuyên suốt năm học và có liên quan đến nhiều cá nhân, tổ chức trong nhà trường. Vì vậy, cần phải có kế hoạch triển khai, chỉ đạo thực hiện một cách khoa học, hợp lý nhằm phân công công việc cụ thể, kết hợp các nhiệm vụ một cách logic và hiệu quả. Ngoài ra, người HT còn phải thiết lập và tạo ra sự phối hợp, liên kết nhịp nhàng giữa các bộ phận thực hiện nhiệm vụ để tạo điều kiện cho Ban KTNB đạt được mục tiêu của hoạt động KTNB theo kế hoạch. Như vậy, biện pháp này có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần quyết định hiệu quả của công tác KTNB nhà trường. Mục đích của biện pháp cũng chính là mục tiêu cần đạt được của công tác KTNB.
3.2.4.2. Nội dung của biện pháp
Khi kế hoạch KT được ban hành, HT với vai trò là Trưởng ban KTNB có trách nhiệm họp Ban KTNB, chuẩn bị các nội dung sau:
Ban hành các văn bản về công tác KTNB (quyết định thành lập Ban KTNB, phân công nhiệm vụ, thống nhất phương pháp, hình thức thực hiện KT…)
Quán triệt, trao đổi, hướng dẫn triển khai các nội dung của kế hoạch KT, quy chế hoạt động của Ban KTNB; bàn các biện pháp cụ thể để tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch; phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong Ban; thống nhất nội dung, phương pháp tiến hành; tổ chức giúp đỡ, bồi dưỡng những thành viên mới trong Ban KTNB.
Ban hành đầy đủ văn bản về chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức liên quan đến nội dung KT. Chuẩn bị phương tiện, thiết bị, kinh phí và những điều kiện vật chất cần thiết khác phục vụ cho hoạt động của Ban KTNB.
Căn cứ nhiệm vụ được giao, từng thành viên trong Ban KTNB xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung phân công, trình Trưởng ban trước khi triển khai KT. Kế hoạch
phải nêu rõ nội dung công việc, trình tự phương pháp tiến hành, thời gian thực hiện và yêu cầu đạt được. Tổ chức nghiên cứu thông tin về đối tượng KT. Dự trù các tình huống khó khăn nảy sinh trong quá trình thực hiện và đề xuất giải pháp khắc phục.
Thông báo kế hoạch và yêu cầu đối tượng KT chuẩn bị và báo cáo Ban KTNB những công việc liên quan tới nội dung KT.
Người KT phải xây dựng chuẩn KT phù hợp với từng nhiệm vụ, từng hoạt động để có thể đo lường, đánh giá hoạt động đối tượng kiểm tra và các điều kiện phục vụ hoạt động của nhà trường. Cơ sở để xây dựng chuẩn KTNB trường học là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản pháp quy của Bộ GD&ĐT và các Bộ, ngành có liên quan, những văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Sở GD&ĐT, những yêu cầu của địa phương … Việc xây dựng chuẩn KT cần linh hoạt dựa trên đặc điểm thực tế, phù hợp với điều kiện văn hóa của nhà trường.
Chuẩn KT sau khi được ban hành sẽ chính thức trở thành quy chế, quy định, quy trình, thủ tục mà các thành viên trong nhà trường buộc phải tuân thủ. Chuẩn được xây dựng càng cụ thể, rõ ràng, áp dụng đúng văn bản pháp luật sẽ càng làm cho KT được khoa học, hiệu quả. Đó là công cụ giúp HT và các thành viên có thể xem xét các bước thực hiện, quá trình thực hiện nhiệm vụ, tránh được việc các bộ phận đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khi có sai sót xảy ra.
Những vấn đề cần lưu ý khi triển khai các nội dung KTNB:
Hoạt động của người KT phải theo đúng kế hoạch, tuân thủ các yêu cầu theo quy chế như tiếp xúc, đối thoại, thiết lập hồ sơ KT. Những vấn đề nảy sinh trong quá trình kiểm tra cần được giải quyết kịp thời. HT cần chỉ đạo hướng dẫn, giúp đỡ lực lượng KTNB hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch.
Hằng năm, cần có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ công tác KT cho lực lượng KTNB, kịp thời cập nhật các văn bản chỉ đạo về công tác KTNB để triển khai đến toàn thể CBQL, GV và nhân viên trong nhà trường. HT cũng cần tạo mọi điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần để đội ngũ làm công tác KTNB thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Cần chuẩn bị các phương tiện, thiết bị, kinh phí và các điều kiện vật chất cần thiết khác để phục vụ cho hoạt động của Ban KTNB.
- Sử dụng và phối hợp các phương pháp, hình thức KT đối với mỗi nội dung KT cụ thể
Chỉ đạo Ban KTNB sử dụng và phối hợp các phương pháp, hình thức KT khác nhau đối với từng nội dung và từng đối tượng KTNB cụ thể để có kết quả KT thật đầy đủ, chính xác, cụ thể và khách quan.
- Tổ chức thực hiện công tác KTNB theo kế hoạch
Chỉ đạo Ban KTNB tổ chức thực hiện công tác KTNB theo kế hoạch đã đề ra. Lưu ý hoạt động KTNB phải theo đúng kế hoạch, đối tượng và các nội dung có liên quan như cách giao tiếp, ứng xử với đối tượng KTNB, cách thiết lập biên bản, hồ sơ, tiến trình tổ chức KTNB, thời gian hoàn thành các thông báo kết quả KT,…; những vấn đề
vướng mắc, nảy sinh trong quá trình tổ chức KTNB được xử lý ra sao.
Chỉ đạo thực hiện chế độ thông tin, báo cáo trong quá trình KT: Trưởng ban KTNB cần tổ chức tốt chế độ thông tin, báo cáo về KTNB để nắm được tình hình, kết quả công việc được phân công, theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch, sơ kết và những vấn đề cần tiếp tục chỉ đạo.
- HT cần theo dõi, chỉ đạo điều chỉnh kịp thời những lệch lạc xảy ra trong quá trình tổ chức thực hiện công tác KTNB nhằm đảm bảo hoạt động KTNB diễn ra bình thường, đạt những mục tiêu đã đề ra, đồng thời khen thưởng, biểu dương, động viên kịp thời các cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác KTNB.
Khuyến khích tự KT, đánh giá của các cá nhân, bộ phận trong nhà trường qua việc tổ chức KTNB, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho CBQL, GV và nhân viên thực hiện việc tự KT chính bản thân, bộ phận mình.
Khuyến khích các cá nhân, bộ phận trong nhà trường thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá thay vì chờ Ban KTNB thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá. Qua việc tổ chức KTNB tạo động lực thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho CBQL, GV và nhân viên tự điều chỉnh, hoàn thiện chính bản thân, bộ phận mình.
3.2.4.3. Cách thức tiến hành biện pháp
Để triển khai có hiệu quả công tác KTNB ở trường THPT, cần tiến hành thực hiện một số bước sau đây:
- Công khai kế hoạch KTNB trong hội đồng sư phạm để tất cả các CBQL, GV, NV đều nắm rõ kế hoạch KTNB của năm học, đồng thời niêm yết kế hoạch KTNB trên bảng kế hoạch chung của nhà trường để CBQL, GV, NV có thể thường xuyên theo dõi việc triển khai kế hoạch trong năm học.
- Công khai các nội dung, yêu cầu để tất cả CBQL, GV, NV đều nắm rõ và thực hiện các công việc được giao theo đúng quy định của ngành và các chuẩn nhà trường đã đề ra.
- Công khai chế độ KT cho các thành viên Ban KTNB và các cá nhân, bộ phận có liên quan đều biết để thực hiện.
- Tổ chức họp Ban KTNB, phân công nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên để có thể tiến hành có hiệu quả kế hoạch KTNB trong năm học.
- Phê duyệt kinh phí, nguồn lực cơ sở vật chất phục vụ việc triển khai hoạt động KTNB trong năm học.
-Ban hành chuẩn KT với đầy đủ cơ sở pháp lý, tính khoa học, đồng thời phù hợp với văn hóa, tình hình thực tế của nhà trường. Đây là nội dung quan trọng trong quá trình thực hiện KTNB. Việc xây dựng chuẩn KT càng rõ ràng, cơ sở pháp lý chính xác, nội dung phù hợp thì sẽ tạo điều kiện cho cả người KT và người được KT làm việc một cách khoa học. Việc xây dựng chuẩn KT cần được công khai dự thảo, lấy ý kiến góp ý, phản hồi của toàn thể Hội đồng sư phạm nhằm nhận được nhiều ý kiến có giá trị, đảm bảo sự công khai, dân chủ trong nhà trường.
- Ra quyết định KT các chuyên đề, ban hành công văn hướng dẫn và triển khai KT các chuyên đề theo kế hoạch; sau KT ban hành thông báo kết quả KT, theo dõi việc khắc phục, điều chỉnh những sai sót sau KT của các cá nhân, bộ phận.
- Khuyến khích tự KT, đánh giá của các cá nhân, bộ phận trong nhà trường dựa trên các chuẩn KT, các nội dung KT trong kế hoạch KTNB hằng năm.
- Điều chỉnh những lệch lạc trong quá trình thực hiện công tác KTNB, đặc biệt những lệch lạc xuất phát từ nhận thức, trình độ của lực lượng KTNB về vai trò, nội dung, yêu cầu của công tác KTNB dẫn đến tình trạng KT mang tính hình thức, việc góp ý sau KT mang tính đối phó do ngại phê bình, góp ý, nể nang hoặc sợ mất lòng nhau...
- Điều chỉnh kế hoạch KTNB nếu kế hoạch KTNB chồng chéo với các kế hoạch khác của nhà trường, gây khó khăn đối với đối tượng KT hoặc có những bất hợp lý khác.
- Thông tin hai chiều về công tác KTNB phải đảm bảo thông suốt.