7. Cấu trúc luận văn
3.2.6. Đẩy mạnh sử dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra nội bộ
3.2.6.1. Mục đích biện pháp
Nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý các hoạt động trong nhà trường.
Đối với công tác KTNB: Người KT dựa vào những thông tin đã có làm chuẩn mực, thước đo để đánh giá đối tượng được KT. Đối tượng được KT căn cứ vào những thông tin đó để tự KT và điều chỉnh cho phù hợp.
Đối với hoạt động quản lý nhà trường: Kết quả KTNB là thông tin quan trọng giúp HT và Ban giám hiệu nhà trường điều chỉnh công tác điều hành, nhằm khắc phục những hạn chế, cải thiện hoạt động chung của nhà trường.
3.2.6.2. Nội dung của biện pháp
Tổ chức thu thập các dữ liệu cần thiết để xây dựng hệ thống thông tin QL công tác KTNB trong trường THPT. Nguồn thông tin có thể bao gồm các nội dung như: chuẩn kiểm tra, chế độ kiểm tra, kế hoạch KTNB hằng năm, danh sách các cá nhân, tập thể được KT và kết quả KTNB của các cá nhân, tập thể, các biện pháp khắc phục những tồn tại,… Thông tin được thu thập phải đảm bảo tính toàn diện, chính xác, khách quan và phản ánh đầy đủ sự việc để có thể phục vụ cho tất cả các khâu của quá trình thực hiện công tác KTNB trong nhà trường.
Để nguồn thông tin QL công tác KTNB trong hệ thống được sử dụng lâu dài, cần chú ý lưu trữ sao cho khoa học, dễ tra cứu. Ứng dụng CNTT có hiệu quả trong lưu trữ để hạn chế việc hư hỏng tài liệu, tốn kém kho, tủ lưu trữ.
Chỉ sử dụng hệ thống thông tin QL công tác KTNB ở trường THPT vì mục đích tích cực, phục vụ công tác QL và các công tác quan trọng trong nhà trường. Tránh tình trạng sử dụng thông tin cho những mục đích cá nhân, không cần thiết làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân, tập thể trong đơn vị.
Tăng cường ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ trong việc thiết lập, sử dụng các phương tiện phục vụ cho công tác KT, đảm bảo cho việc KT thực hiện được khách quan, chính xác, công bằng. Sử dụng các phần mềm QL để lưu trữ, truyền tải các nội dung liên quan đến công tác KTNB trường học.
3.2.6.3. Cách thức tiến hành biện pháp
Để có thể xây dựng một hệ thống thông tin QL công tác KTNB ở trường THPT đạt hiệu quả cao, cần thực hiện các công việc sau:
- Lập kế hoạch cụ thể cho việc xây dựng và duy trì hoạt động, chất lượng hệ thống thông tin QL công tác KTNB trong trường THPT. Đầu tư CSVC, lựa chọn nhân lực thực hiện nội dung này. Chú trọng bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, nhân viên, đặc biệt là Ban KTNB về vai trò của hệ thống thông tin trong QLGD nói chung và KTNB nói riêng, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng ứng dụng CNTT trong lưu trữ, sử dụng hệ thống thông tin QL công tác KTNB.
- Xây dựng hệ thống thông tin QL công tác KTNB
+ Xác định các loại thông tin cần thu thập: Trong quá trình QL công tác KTNB, nhà QL cần nhiều loại thông tin khác nhau để phục vụ cho từng bước, từng khâu trong quy trình QL. Vì vậy, cần chọn lọc chính xác, hợp lý từng loại thông tin cần thu thập để tránh tình trạng cung cấp thiếu hoặc thừa những thông tin không liên quan, không cần thiết.
+ Tổ chức thu thập thông tin: thu thập thông tin từ nhiều nguồn như: hồ sơ KTNB