3. Phương pháp nghiên cứu
2.2. Cơ cấu tổ chức và chức danh phòng Marketing
2.2.1. Cơ cấu tổ chức
Hình 2.17. Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng Marketing công ty SABECO
(Nguồn: phòng nhân sự công ty SABECO)
2.2.2. Mô tả chức danh nhân sự Marketing
Mô tảsơ bộ công việc ở từng vụ trí ở bộ phận Marketing SABECO:
Giám đốc Marketing:
- Nắm rõ chiến lược kinh doanh, chiến lược thương hiệu và kế hoạch sản lượng/ doanh số của Công ty trong từng thời điểm
- Xây dựng chương trình hành động Marketing trong năm (Master Marketing
Plan). Chi tiết cho 06 tháng đâu năm & các kế hoạch triển khai.
Giám đốc Marketing Phó giám đốc phụ trách Marketing thương hiệu Hệ thống sản phẩm Nghiên cứu và phân tích cạnh tranh Phó giám đốc phụ trách Marketing truyền thông Truyền thông
Gia tăng giá trị
Event - Chương
- Hợp tác đối tác về các hoạt động Marketing
- Quản lý, điều hành bộ phận Marketing đạt các mục tiêu Marketing đã đề ra
- Đánh giá và báo cáo hiệu quả công việc (PE)
- Hiệu quảchi phí đầu tư marketing ROMI (return on marketing investerment)
Phó giám đốc phụtrách Marketing thương hiệu:
- Hoạch định chiến lược kinh doanh, Marketing, PR theo định hướng kinh doanh. Xây dựng chiến lược tiếp thị và truyền thông, kế hoạch quản trị các
thương hiệu của công ty.
- Xây dựng các kế hoạch truyền thông cho từng thương hiệu theo đúng định
hướng về tầm nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi và tầm nhìn của từng thương hiệu.
- Tham mưu cho Ban Giám Đốc về các nội dung công việc có liên quan để triển khai chiến lược, kế hoạch phát triển thương hiệu bền vững.
Phó giám đốc phụ trách Marketing truyền thông:
- Lên bảng tiến độ thực hiện, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng phòng ban, đơn
vị, chi nhánh trong việc triển khai các chương trình truyền thông, tiếp thị - Phối hợp làm việc với các phòng ban khác để định hướng cho việc lên kế
hoạch và triển khai thực hiện các chương trình truyền thông, tiếp thị.
- Định kỳrà soát, đánh giá khách quan và các biện pháp khắc phục để đảm bảo
các chương trình triển khai đúng tiến độ và hiệu quả.
- Thực hiện các chương trình khảo sát, đánh giá thị trường, khách hàng mục
tiêu, chính sách giá, hàng hóa, đánh giá các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp để từđó đưa ra các định hướng, giải pháp và xây dựng các chương trình nhăm đạt các mục tiêu về quảng bá thương hiệu, tăng trưởng doanh thu và tạo
CHƯƠNG 3: CÁC HOẠT ĐỘNG MARKETING CHO SẢN PHẨM BIA CỦA CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI BIA SÀI GÒN –
SABECO
3.1. Tổng quan thị trường bia Việt Nam
Nền kinh tế phát triển nhanh và dân số trẻ của Việt Nam đang tạo ra một thị trường quan trọng cho các nhà cung cấp đồ uống có cồn.
Trong bối cảnh Nhà nước thoái vốn tại một số doanh nghiệp, các công ty toàn cầu mong muốn tiếp tục đầu tư vào thịtrường đồ uống tăng trưởng hai con số này.
Theo khảo sát của Kirin, Việt Nam là một trong số ít các thị trường bia đang
phát triển nhanh. Năm 2015, có 4.670 triệu lít được sản xuất tại quốc gia hình chữ
S, thị trường lớn thứ 8 của thế giới. Con số này tăng 20,1% so với năm trước, vượt
xa tốc độtăng trưởng 8,8% của Bỉ, nơi có tỷ lệ phát triển cao thứ 2.
Trên toàn cầu, khảo sát của Kirin cho thấy sản lượng bia năm ngoái giảm 1,1%. Châu Á chiếm 1/3 tổng lượng sản xuất trên thế giới và giảm 1,3%
Trong số 25 quốc gia tham gia khảo sát, Việt Nam và Ấn Độ là hai thị trường có ít nhất 10 năm tăng trưởng liên tiếp, trong đó Việt Nam là 15 năm. Sự tăng
trưởng tại thị trường này đặc biệt ấn tượng, dù dân số Việt Nam không tăng nhanh
như Ấn Độ.
Những gì Việt Nam có là giới trẻ, với độ tuổi trung bình 28, và một trong những nền kinh tế có tỷ lệtăng trưởng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.
Trước đây, loạibia giá rẻ, hay còn gọi là bia hơi, được đổ thùng tại khắp nhà
hàng và quán bar trên cảnước, mỗi cốc bia có giá chưa đến 1 USD. Một số nhà sản xuất bia lớn nhất thế giới đã nhanh chóng nhìn thấy cơ hội vàng tại đất nước với dân số khoảng 90 triệu người và lượng tiêu thụbia trên đầu người tương đối cao.
3.2. Môi trường doanh nghiệp3.2.1. Môi trường vĩ mô 3.2.1. Môi trường vĩ mô
3.2.1.1. Môi trường kinh tế
Về vấn đề tăng trưởng kinh tế, trong bối cảnh khó khăn của kinh tế toàn cầu, dù nội lực nền kinh tếcòn chưa mạnh, Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 6,78%,
cao hơn chỉ tiêu kế hoạch đề ra (6,5%). Thu ngân sách Nhà nước tính từ đầu năm đến ngày 15/12 ước đạt 504,4 nghìn tỷ đồng, bằng 109,3% dự toán năm. Kinh tế tăng trưởng dẫn đến chi tiêu của khách hàng nhiều hơn, từ đó tạo cơ hội để
SABECO có thể mở rộng hoạt động kinh doanh và thu được lợi nhuận cao.
Về vấn đề lãi suất, mặc dù nằm trong khu vực khủng hoảng tiền tệ châu Á
nhưng nhìn chung vềcơ bản những năm qua việc điều hành chính sách tiền tệđã có
những tác động tới thị trường tiền tệ. Mức điều chỉnh lãi suất của ngân hàng thương
mại những năm qua, lãi suất cho vay dao động từ 17%-20%/năm, lãi suất huy động phổ biến dao động từ11,5%/năm đến 11,9%/năm. Sựthay đổi của lãi suất tác động lớn đến hành vi tiêu dùng và tiết kiệm của nghành nói riêng, khi lãi suất tăng cao họ
sẽ chuyển qua tiết kiệm, ngược lại khi lãi suất thấp lại tác động tích cực tới tiêu dùng. Bên cạnh đó, xét vềcơ cấu vốn của SABECO thì các khoản vay chiếm không nhỏ, cho nên chi phi vay tăng khi lãi suất thị trường tăng là một khó khăn cho công
ty. Giảm sức cạnh tranh cũng như hạn chế phần nào đó kế hoạch phát triển. Ngoài
ra khi chi phí đầu vào tăng kéo theo giá thành tăng lên, mà công ty theo chủ đích là
kiềm chế sựtăng lên giá bán – giữở mức ổn định.
Về thuế suất, bia là sản phẩm chịu thuế tiêu thụđặc biệt của Nhà nước. Do đặc
thù như vậy nên các Công ty sản xuất bia chịu ảnh hưởng lớn trong sự thay đổi chính sách thuế của Chính Phủ. Hiện nay thuế tiêu thụđặc biệt với bia chai sản xuất
trong nước và nhập khẩu là 75%, bia hơi và bia tươi năm 2006 - 2007 là 30% và từ năm 2008 là 40%. Ngày 14/11/2008 Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 4 đã ban hành
Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12. Theo đó thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm bia được áp dụng ở mức thuế suất 45% từ ngày 01/01/2010 đến
31/12/2012 và chịu mức thuế suất 50% kể từ ngày 01/01/2013. Mức thuế suất mới sẽ làm các doanh nghiệp bia như SABECO gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh
cũng như đầu tư phát triển.
Về tỷ giá ngoại tệ, trong những năm qua tỷ giá ngoại tệ có sự biến động, tăng
dần.Đối với các công ty sản xuất bia thì sự biến động về tỷ giá ảnh hưởng mạnh tới kết quả sản xuất kinh doanh do trong số bốn loại nguyên vật liệu chính để sản xuất bia thì ba loại nguyên vật liệu các công ty sản xuất bia phải nhập khẩu. Sự biến
động về tỷ giá sẽ ảnh hưởng lớn tới giá nguyên vật liệu đầu vào và ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của các công ty trong ngành.
Về vấn đề lạm phát, lạm phát của Việt Nam trong thời gian qua có xu hướng
tăng cao, thể hiện ở cả 03 yếu tố: cầu kéo, chi phí đẩy và tiền tệ. Năm 2007, lạm
phát gia tăng với mức tăng 12,6% cao hơn tốc độtăng trưởng GDP; đến năm 2008,
tỷ lệ lạm phát đã tăng đến 22,97% cao nhất từ năm 1993 đến nay. Chính phủ Việt
Nam đã đưa ra và thực hiện 8 nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát, đặc biệt là các giải pháp tiền tệ như thắt chặt tín dụng, tăng lãi suất cơ bản lên 14%, theo đó các ngân hàng thương mại tăng lãi suất tiền gửi lên 16 - 18%/năm và lãi suất tiền vay
vượt quá 20%/năm đã gây tác động tiêu cực đến hoạt động của nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm hơn 90% tổng số doanh nghiệp Việt Nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút là hậu quả của việc tập trung những giải pháp kiềm chế lạm phát này. Lạm phát không những làm gia tăng chi phí vốn của
công ty mà còn có tác động trực tiếp làm tăng chi phí đầu vào như nguyên liệu, nhân công, chi phí vận chuyển…kéo theo đó là giá thành sản phẩm tăng theo ảnh
hưởng lớn đến qua trình tiêu thụ và mở rộng thịtrường.
3.2.1.2. Môi trường công nghệ
Là một trong các đồ uống lâu đời nhất mà loài người đã tạo ra, có niên đại ít nhất là từ thiên niên kỹ 5 TCN; bia dược sản xuất từ các loại nguyên liệu chính là
nước, malt, gạo, hoa houblon, sau quá trình lên men, sẽ cho ra một loại đồ uống
trắng mịn với hàm lượng CO2 phù hợp. Ngoài ra, trong bia còn chứa một hệ enzim
khá phong phú, đặc biệt là nhóm enzim kích thích tiêu hoá amylaza.
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp thực phẩm nói chung và ngành công nghiệp sản xuất bia nói riêng của nước ta đã có một diện mạo mới. Lượng bia sản xuất ngày càng tăng cùng với thiết bị và công nghệ sản xuất ngày càng hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Mặc dù quá trình sản xuất bia là phức tạp và dao động một cách đáng kể giữa các nhà sản xuất, tuy nhiên, trong suốt quá trình hình thành và phát triển, quy trình công nghệ sản xuất bia vẫn luôn giữđược các nét đặc trưng riêng của mình, bao gồm các công đoạn và nguyên vật liệu cơ bản không thể thiếu.
SABECO đã áp dụng thành công hệ thống quản lý tích hợp ISO 9001: 2008, ISO 14001: 2004, ISO 22000: 2005, HACCP 50001:2011 và GMP tại Tổng công ty
và các đơn vị thành viên trên toàn quốc. Đi kèm với việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất, kỹ thuật trong quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm, xác định “Kỹ
thuật Công nghệ là nền tảng”, Sabeco đã mạnh dạn đầu tư các dây chuyền sản xuất với công nghệ hiện đại được nhập khẩu từcác nước tiên tiến trên thế giới đảm bảo
độ chính xác cao đồng bộ, gắn kết trong một dây chuyền sản xuất tựđộng và khép kín, kết hợp quá trình đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề đã mang đến sự kết hợp thành công giữa công nghệ hiện đại với cách lên men truyền thống dài ngày tạo ra những sản phẩm có chất lượng ổn định, hương vị đặc trưng
riêng biệt trên thịtrường Việt Nam. Với sự quản lý, đầu tư đúng đắn, chất lượng bia
Sài Gòn ngày càng được nâng cao và được Hệ thống quản lý chất lượng - An toàn thực phẩm - Môi trường do Burear Verita Certificatiar chứng nhận
3.2.1.3. Môi trường văn hóa xã hội
Sự tác động của các yếu tố văn hoá thường có tính dài hạn và tinh tế hơn so
với các yếu tố khác và phạm vi tác động của các yếu tố văn hoá thường rất rộng. Các khía cạnh hình thành môi trường văn hoá xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động kinh doanh như: những quan điểm đạo đức, thẩm mỹ, về lối sống, về
nghề nghiệp; những phong tục, tập quán, truyền thống; những quan tâm và ưu tiên
của xã hội; trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội… những khía cạnh này cho thấy cách thức người ta sống, làm việc, hưởng thụ cũng như sản xuất và cung cấp dịch vụ. Vấn đềđặt ra đối với nhà quản trị doanh nghiệp là không chỉ nhận thấy sự hiện diện của nền văn hoá xã hội hiện tại mà còn là dự đoán những xu hướng
thay đổi của nó, từđó chủđộng hình thành chiến lược thích ứng.
Việt Nam là một quốc gia có nền văn hóa chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa phương Đông vì thế người Việt Nam rất chú trọng đến quan hệ gia đình, bạn bè. Thứ nữa là Việt Nam rất coi trọng tinh thần quốc gia nên việc tiêu dùng sản phẩm của một công ty trong nước là một xu hướng mới nổi lên trong thời gian gần
đây và công ty cần phải nắm bắt được cơ hội mới này (người Việt nam ưu tiên dùng
hàng Việt Nam). Tuy nhiên tâm lý chuộng hàng ngoại của người dân thì không thể
nào một sớm một chiều khắc phục được. Do đó công ty phải tạo ra những sản phẩm chất lượng, mẫu mã bắt mắt, tạo thương hiệu và uy tín trong lòng người tiêu dùng. Với nét văn hóa đó thì thói quen dùng bia rượu trong các dịp lễ tết, cưới hỏi...là không thể thiếu - mang đậm nét văn hóa phương Đông tốt đẹp.
Bia không phải là sản phẩm truyền thống của nước ta nhưng từ khi được du nhập vào thì nó đã nhanh chóng được người dân Việt Nam chấp nhận và trở thành thói quen sử dụng phổ biến nhất là với nam giới. Lối sống của từng vùng cũng ảnh
hưởng rất lớn đến nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm bia rượu. Ở các vùng nông thôn
người ta thường có thói quen sử dụng các loại rượu truyền thống, tuy nhiên khi thu nhập tăng cao, sự du nhập của văn hóa phố thị dần tạo ra xu hướng sử dụng bia.
Trước kia người dân nước ta chỉ biết đến rượu nhưng bây giờ thì sốngười dân uống bia đã tăng cao cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội. Chính vì những thay
đổi về văn hóa trên đã góp phần giúp các hoạt động kinh doanh của SABECO phát triền hơn.
3.2.1.4. Môi trường nhân khẫu học
Dân số Việt Nam hiện nay khoảng 86 triệu người, bình quân mỗi năm tăng 947 nghìn người. Việt Nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, thời kỳ mà nhóm dân sốtrong độ tuổi lao động cao gần gấp đôi nhóm dân số trong độ tuổi phụ
thuộc. Tuy nhiên, nước ta cũng bắt đầu bước vào thời kỳ già hóa dân số.
Ngoài yếu tố là thị trường trẻ, thu nhập của người tiêu dùng ở các đô thị Việt
Nam cũng đã tăng đáng kể trong vài năm gần đây. Trong một chừng mực nào đó, điều này sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng và lối sống của người Việt Nam.
Chính vì dân số đông , tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, thu nhập dần cải thiện, đời sống vật chất ngày càng cao ,nhu cầu tiêu dùng tăng lên, với một môi
trường được thiên nhiên ưu đãi, những chính sách hổ trợ của nhà nước trong việc khuyến khích phát triển công nghiệp góp phần tạo nên một thịtrường tiềm năng cho ngành bia rượu Việt Nam.
3.2.1.5. Môi trường tự nhiên
Việt Nam nằm ở cửa ngõ của Đông Nam Á với khí hậu nhiệt đới gió mùa và
các ưu đãi về tự nhiên. Với bờ biến kéo dài, giáp biển Đông nên việc giao thương
giữa các nước rất thuận lợi, thu hút sựquan tâm đầu tư từ nước ngoài vào. Đặc điểm về địa chất khá ổn định, tuy nhiên nước ta lại có bất lợi là thường xuyên chịu thiên
tai như bão lũ gây thiệt hại ngiêm trọng không chỉ cho các công ty sản xuất nói riêng mà còn tới người dân – khách hàng của công ty. Khí hậu Việt nam nhiệt đới nên nhu cầu bia cho giải khát là rất lớn. Theo thống kê cứ vào hè thì hàng triệu lít
bia được tiêu thụ.
Nguyên liệu chủ yếu sản xuất bia chúng ta phải nhập khẩu từnước ngoài còn sốít thì mua trong nước. Nên giá cả nguyên liệu trong nước phần nào tác động đến