- Nhân viên chứng kiến kiểm kê không nằm trong nhóm kiểm toán đơn vị hoặc không đảm nhiệm kiểm toán phần hành TSCĐ, mặc dù tài liệu kiểm kê đã ghi chú rõ
3.4.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Việc thu thập thông tin khách hàng: thu thập thông tin khách hàng, đặc biệt là
quan trọng để chủ nhiệm kiểm toán ký báo cáo. Phương thức thu thập thông tin cũng cần được cải thiện:
Những đơn vị thực hiện kiểm toán cả giai đoạn từ 01/01 đến 30/06 thì KTV cần ưu tiên cập nhật thông tin về khách hàng vì trong giai đoạn này, số lượng nghiệp vụ phát sinh chưa lớn.
Những khách hàng chỉ thực hiện kiểm toán vào cuối niên độ, trưởng nhóm kiểm toán cần có kế hoạch liên hệ trước để khách hàng chuẩn bị hồ sơ liên quan để giảm bớt thời gian cho công việc thu thập thông tin trong khoảng thời gian thực hiện kiểm toán mà vẫn đạt hiệu quả cao.
Việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ: Các thông tin thu thập được về khách hàng đặc biệt là những thông tin về tình hình kinh doanh, cơ sở pháp lý nên được chắt lọc, sắp xếp để tiện cho việc theo dõi.
Tại những khách hàng có quy mô lớn, các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ phát sinh nhiều và đa dạng. Thay vì sử dụng hệ thống bảng câu hỏi có sẵn các KTV trong Công ty có thể đưa thêm các câu hỏi để thu nhập thông tin về hệ thống KSNB. Đồng thời, cần tích cực sử dụng bảng câu hỏi với lưu đồ hoặc với bảng tường thuật, đặc biệt đối với những khách hàng thường niên của công ty. Ví dụ như với việc mua mới TSCĐ, KTV có thể xây dựng lưu đồ về quy trình này tại khách hàng, thông qua việc thực hiện quy trình mua mới TSCĐ, KTV sẽ có thể đánh giá được hệ thống KSNB của đơn vị có được thực hiện và tính hữu hiệu của hệ thống này.
Đánh giá rủi ro kiểm toán: Chủ nhiệm kiểm toán và các trưởng nhóm có kinh nghiệm cần tổ chức trao đổi, thảo luận để đưa ra tài liệu hướng dẫn đánh giá rủi ro đối với từng nhóm khách hàng dựa theo một tiêu thức nhất định. Ví dụ như cùng đặc điểm, hình thức kinh doanh thì rủi ro của khoản mục TSCĐ có thể có nét tương đồng…. Từ đó, các nhóm làm việc sẽ có cơ sở để đánh giá hiệu quả hơn về mức độ rủi ro.
Xác định mức trọng yếu: Trưởng nhóm kiểm toán cần nghiên cứu kỹ lại hồ sơ kiểm toán các năm, đánh giá rủi ro của các khoản mục năm nay làm cơ sở tính toán
phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục nói chung và khoản mục TSCĐ nói riêng, tính toán sai sót có thể chấp nhận được một cách hợp lý.
Chương trình kiểm toán: Chủ nhiệm kiểm toán và trưởng nhóm kiểm toán cần
có trao đổi và xây dựng chương trình kiểm toán dựa vào đặc trưng của từng khách hàng để có thể đạt được hiệu quả cao trong cuộc kiểm toán