Kiểm tra chi tiết số dư TSCĐ

Một phần của tài liệu khoản mục tài sản cố định công ty TNHH PKF việt nam (1) (Trang 38 - 43)

Các mục tiêu cần đảm bảo khi kiểm tra chi tiết số dư TSCĐ thường bao gồm: Hiện hữu, Quyền sở hữu, Tính toán và đánh giá, Cộng dồn, Trình bày và công bố. Các thủ tục kiểm toán:

❖ Với số dư đầu kỳ: Việc xem xét số dư đầu kỳ về TSCĐ được tiến hành tùy thuộc vào doanh nghiệp được tiến hành kiểm toán lần đầu hay kiểm toán từ lần thứ hai trở đi.

Trường hợp đơn vị đã kiểm toán lần đầu: Nếu vẫn là cùng một công ty kiểm toán thì không cần thiết phải thực hiện thủ tục kiểm toán bổ sung. Nếu BCTC năm trước được kiểm toán bởi một công ty khác, KTV phải xem xét báo cáo kiểm toán năm trước và hồ sơ kiểm toán năm trước, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến TSCĐ, nếu có

thể tin cậy được thì KTV cũng có thể chấp nhận kết quả kiểm toán năm trước mà không cần thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán bổ sung. Thủ tục kiểm toán chủ yếu là: KTV chỉ cần xem xét để đảm bảo số dư cuối năm tài chính trước được kết chuyển chính xác hoặc được phân loại một cách phù hợp trên BCTC năm nay.

Trường hợp đơn vị chưa kiểm toán lần đầu (hoặc KTV không tin tưởng vào số liệu kiểm toán năm trước hoặc báo cáo kiểm toán năm trước không chấp nhận toàn phần đối với TSCĐ), KTV sử dụng các thủ tục kiểm toán sau: Xem xét các nguyên nhân của việc không chấp nhận toàn phần về TSCĐ năm trước; Kiểm tra các chứng từ chứng minh cho số dư đầu năm, chọn mẫu các TSCĐ để kiểm tra sự tồn tại thực tế của tài sản, xem xét kết quả kiểm kê TSCĐ của doanh nghiệp, kiểm tra tình trạng thế chấp TSCĐ (đặc biệt là tình trạng thế chấp các giấy tờ sở hữu của TSCĐ).

❖ Với số dư cuối kỳ:

- Được xác nhận trên cơ sở kết quả kiểm toán số dư đầu kỳ và các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ trong kỳ. Hoặc:

- Chứng kiến kiểm kê thực tế tại thời điểm khóa sổ kế toán.

- Thực hiện xác nhận đối với TSCĐ do người khác giữ, gửi thư xác nhận bên gửi TSCĐ hoặc giữ TSCĐ về số lượng chất lượng.

- Kiểm tra xử lý chênh lệch kiểm kê TSCĐ của đơn vị, trường hợp chưa xử lý thì trao đổi với khách hàng.

c. Kiểm tra chi phí khấu hao và giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ

Kiểm tra chi phí khấu hao là một khâu quan trọng trong quá trình kiểm tra chi tiết hạch toán phân bổ TSCĐ, vì đây là một khoản mục chứa đựng nhiều sai sót tiềm tàng và tính chất của khoản mục này có liên quan đến nhiều chỉ tiêu khác trên BCTC.

❖Mục tiêu cụ thể chủ yếu là xem xét quá trình tính toán và đánh giá chi phí khấu hao và giá trị hao mòn lũy kế TSCĐ có đúng đắn hay không. Cụ thể:

thay đổi này phải được trình bày đầy đủ trên các BCTC theo yêu cầu của các Chuẩn mực kế toán);

- Việc tính toán mức khấu hao của TSCĐ là chính xác và phân bổ chi phí khấu hao cho các đối tượng một cách hợp lý và nhất quán giữa các kỳ.

❖Các thủ tục kiểm toán:

- Kiểm tra việc tính toán khấu hao của doanh nghiệp

+ KTV có thể kiểm tra lại căn cứ mà doanh nghiệp sử dụng để tính khấu hao: nguyên giá TSCĐ, giá trị thanh lý, thời gian sử dụng ước tính;

+ Chọn mẫu một số TSCĐ tiến hành tính toán lại mức khấu hao;

+ So sánh số liệu trên các bảng tính khấu hao, bảng đăng ký khấu hao TSCĐ, sổ chi tiết chi phí, sổ cái tài khoản hao mòn TSCĐ;

+ Kiểm tra việc hạch toán chi phí khấu hao trên các sổ và tài khoản kế toán có liên quan...

- Kiểm tra việc phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ cho các đối tượng

+ Xem xét chính sách phân bổ chi phí khấu hao cho các đối tượng, đánh giá tính hợp lý của các chính sách này;

+ Kiểm tra lại độ tin cậy của các tiêu chuẩn phân bổ chi phí khấu hao mà doanh nghiệp đã xác định;

+ Tính toán lại các khoản phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ;

+ Kiểm tra việc hạch toán các khoản chi phí khấu hao phân bổ cho các đối tượng trên các sổ chi tiết chi phí và sổ chi tiết tính giá thành liên quan…

- Kiểm tra giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ

+ Kiểm tra việc hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ trong kỳ làm tăng giá trị hao mòn của TSCĐ;

+ Kiểm tra việc ghi giảm giá trị hao mòn TSCĐ với các nghiệp vụ giảm TSCĐ trong kỳ;

d. Kiểm tra chi tiết các khoản chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu của TSCĐ

Các khoản chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu của TSCĐ bao gồm: các khoản chi phí sửa chữa, nâng cấp, cải tạo… đối với TSCĐ.

❖Mục tiêu kiểm toán quan trọng nhất đối với các khoản chi phí này là đảm bảo các khoản chi phí phát sinh thực tế, phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp; đảm bảo hạch toán đầy đủ và đúng với trình độ phương pháp kế toán theo quy định của các Chuẩn mực, chế độ kế toán liên quan…

❖Thủ tục kiểm toán:

-Lập các Bảng kê chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu liên quan đến TSCĐ phát sinh trong kỳ;

-So sánh các khoản chi phí phát sinh với các kỳ trước để đánh giá biến động của các khoản phí tổn phát sinh;

-Đánh giá sự hợp lý của các khoản phí tổn phát sinh trong kỳ với tình hình thực tế của doanh nghiệp. KTV có thể trực tiếp trao đổi với các nhà quản lý doanh nghiệp, cán bộ quản lý bộ phận sử dụng TSCĐ, các cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp để thu thập thêm các thông tin cần thiết;

-Kiểm tra sự phát sinh thực tế của các khoản chi phí để loại bỏ khả năng hạch toán khống các khoản chi phí sửa chữa nhằm hợp lý hóa cho các khoản chi phí khác bằng cách: Kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của các chứng từ liên quan đến khoản phí tổn, nếu cần thiết có thể đề nghị quan sát trực tiếp các bộ phận của TSCĐ đã được thay thế, sửa chữa trong kỳ hoặc đề nghị xác nhận từ bên cung cấp các dịch vụ sửa chữa cho doanh nghiệp…

-Trường hợp các khoản phí tổn phát sinh lớn và doanh nghiệp đã có kế hoạch trước, cần so sánh các phí tổn thực tế phát sinh với kế hoạch và dự toán chi phí, tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch nếu có; trường hợp doanh nghiệp trích trước chi phí, cần kiểm tra cơ sở pháp lý của việc trích trước, việc xử lý chênh lệch giữa chi phí thực tế

-Kiểm tra tác động của các khoản chi phí đối với khả năng hoạt động của TSCĐ. Nếu các khoản phí tổn này chỉ nhằm khôi phục và duy trì tình trạng ban đầu của TSCĐ thì sẽ được hạch toán vào chi phí trong kỳ và ghi giảm lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp. Nếu các phí tổn chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng TSCĐ, thì phí tổn này phải được hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ (vốn hóa).

1.3.3. Tổng hợp kết quả kiểm toán

Sau khi thực hiện các khảo sát đối với kiểm soát và khảo sát cơ bản liên quan đến số liệu kế toán TSCĐ, KTV sẽ tổng hợp các bằng chứng đã thu thập được để đưa ra ý kiến của mình đối với khoản mục này. Công việc tổng hợp này thường được trình bày dưới một “Bản tổng hợp kết quả kiểm toán”.

Các nội dung chủ yếu trong trang tổng hợp kết quả kiểm toán thường gồm: -Các sai phạm đã phát hiện khi kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư tài khoản và đánh giá về mức độ sai phạm của KTV;

-Nguyên nhân của các sai lệch và các bút toán điều chỉnh sai phạm đối với TSCĐ;

-Kết luận về mục tiêu kiểm toán đối với TSCĐ;

-Ý kiến của KTV về sai phạm và hạn chế của kiểm soát nội bộ đối với khoản mục TSCĐ;

-Vấn đề cần theo dõi trong đợt kiểm toán sau (nếu có).

Trang tổng hợp kết quả kiểm toán đối với khoản mục TSCĐ là một căn cứ quan trọng để KTV tổng hợp lập báo cáo kiểm toán cho toàn bộ BCTC đã được kiểm toán.

Một phần của tài liệu khoản mục tài sản cố định công ty TNHH PKF việt nam (1) (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w