SẢN CỐ ĐỊNH
- Quản lí TSCĐ chưa chặt chẽ: hồ sơ TSCĐ chưa đầy đủ, TSCĐ vẫn chưa chuyển quyền sở hữu cho đơn vị nhưng đã ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán; không có sổ, thẻ chi tiết cho từng TSCĐ.
- Không tiến hành kiểm kê TSCĐ cuối kì, biên bản kiểm kê không phân loại TSCĐ không sử dụng, chờ thanh lý, đã hết khấu hao. Số chênh lệch trên sổ sách so với biên bản kiểm kê chưa được xử lý.
- Chứng từ liên quan đến TSCĐ không được lưu riêng với chứng từ kế toán. - TSCĐ đưa vào hoạt động thiếu biên bản bàn giao, biên bản giao nhận. - Hạch toán tăng TSCĐ chưa kịp thời theo biên bản bàn giao (hạch toán không đúng kì).
- Hạch toán tăng TSCĐ khi chưa có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ: quyết toán công trình, biên bản nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng…
- Không theo dõi sổ chi tiết nguồn vốn hình thành TSCĐ. Không theo dõi riêng các TSCĐ đem cầm cố, thế chấp.
- Phân loại TSCĐ vô hình sai: giá trị quyền sử dụng đất, chi phí đền bù và giải tỏa mặt bằng… Ghi nhận tăng nguyên giá tài sản cố định vô hình những nội dung không đúng quy định như chi phí thành lập Công ty, chi phí trong giai đoạn nghiên cứu…
- Chênh lệch nguyên giá, khấu hao lũy kế giữa bảng cân đối số phát sinh, sổ cái, sổ chi tiết.
- Phân loại sai: tài sản không đủ chỉ tiêu ghi nhận TSCĐ nhưng vẫn ghi nhận là TSCĐ, hạch toán nhận TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
- Hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ những nội dung không đúng chế độ quy định: ghi vào nguyên giá TSCĐ các chi phí phát sinh khi TSCĐ đã đưa vào sử dụng như chi phí lãi vay không được vốn hóa; chi phí sửa chữa lớn TSCĐ không mang tính nâng cấp, không làm tăng công suất hoặc thời gian sử dụng; ghi tăng nguyên giá không đúng với biên bản bàn giao, nghiệm thu…
- Đơn vị áp dụng phương pháp tính, trích khấu hao không phù hợp, không nhất quán, xác định thời gian sử dụng hữu ích không hợp lí, mức trích khấu hao không đúng quy định, vượt quá mức khấu hao tối đa hoặc thấp hơn mức khấu hao tối thiểu được trích vào chi phí trong kì theo quy định tại Thông tư 45.
- Trích hoặc thôi trích khấu hao tròn tháng hoặc tròn quý mà không theo ngày đưa TSCĐ vào sử dụng hoặc ngưng trích theo ngày ngưng sử dụng.
- Số khấu hao lũy kế chưa chính xác, khấu hao ở các bộ phận mà không được phân bổ.
- Tài sản đã hết thời gian sử dụng nhưng vẫn chưa trích hết khấu hao. Số chưa trích hết không được hạch toán vào chi phí trong kì.
- Vẫn trích khấu hao đối với tài sản đã khấu hao hết nhưng vẫn tiếp tục sử dụng.
- Trích khấu hao tính vào chi phí cả những TSCĐ không sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Trích khấu hao đối với tài sản thuê hoạt động hoặc không trích khấu hao TSCĐ đi thuê tài chính. Không theo dõi ngoại bảng đối với TSCĐ thuê hoạt động. - Chưa thực hiện đầy đủ thủ tục thanh lý TSCĐ: thành lập hội đồng thanh lý TSCĐ, quyết định thanh lý, không có biên bản thanh lý hoặc biên bản không có chữ kí của người có thẩm quyền…
Tổng kết chương 1
Chương 1 đã khái quát chung về khoản mục TSCĐ từ khái niệm, hạch toán kế toán, đặc điểm của khoản mục này ảnh hưởng đến công tác kiểm toán BCTC và kiểm soát nội bộ đối với khoản mục này. Đồng thời cũng khái quát về mục tiêu kiểm toán, căn cứ kiểm toán và các sai phạm thường gặp trong kiểm toán khoản mục TSCĐ, nêu ra quy trình chung một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính để từ đó đi sâu về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính. Với những lý luận cơ bản chương 1 đã nêu sẽ giúp em có cơ sở để nghiên cứu sâu hơn về thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán TVASCViệt Nam thực hiện ở chương 2 và đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong chương 3.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN
TVASCVIỆT NAM THỰC HIỆN
2.1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TVASC Việt Nam
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH Kiểm toán TVASC được thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0101937021 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 05/05/2006, đăng ký thay đổi lần thứ 9 ngày 24/04/2018. Với đội ngũ kiểm toán viên có trình độ chuyên môn và tính chuyên nghiệp cao, có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kiểm toán, TVASC đã thực hiện thành công nhiều cuộc kiểm toán, tư vấn cho mọi loại hình tổ chức kinh tế, xã hội. Qua mỗi dịch vụ đó, TVASC đã ghi lại được dấu ấn của mình và luôn được khách hàng đánh giá cao. Hiện tại, TVASC có trụ sở chính đặt tại Hà Nội, các văn phòng giao dịch tại một số tỉnh thành trong cả nước.
Sơ lược về công ty TVASC:
Tên gọi đầy đủ: CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TVASC VIỆT NAM Tên viết tắt: TVASC CO., LTD
Hình Thức Sỡ Hữu: Công Ty TNHH hai thành viên trở lên Điện thoại: (024) 2210 6910
Website: http://www.kiemtoan TVASC . vn
Trụ sở chính: Số nhà 106, khu A12, Đồng Xa, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Kế tiếp những thành quả đã đạt được, TVASC không ngừng nỗ lực vươn lên, hướng tới hệ thống dịch vụ có đẳng cấp, đồng bộ, chuẩn mực để luôn đem lại sự hài lòng và góp phần không ngừng làm gia tăng giá trị cho khách hàng.
Mục tiêu hoạt động của công ty
"Improving the values of enterprise” - Không ngừng cải thiện giá trị cho doanh nghiệp.
Với mục tiêu đó TVASC luôn quan tâm chăm chút trong mỗi dịch vụ để đem đến cho quý khách:
- Những dịch vụ chuyên ngành kế toán, kiểm toán, thẩm định giá, tư vấn tài chính, thuế hữu hiệu nhất,
- Mang lại hiệu quả kinh tế tốt nhất.
- Đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế, tài chính cao nhất.
Khách hàng của TVASC là các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế bao gồm các Tổng công ty Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước độc lập, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và các doanh nghiệp khác.
2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý
Công ty TNHH Kiểm Toán TVASC tổ chức bộ máy kiểm toán và mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán như sau:
Hội đồng thành viên Giám đốc Các Phó Giám đốc Phòng nghiệp vụ số 1 Phòng nghiệp vụ số 2 Phòng nghiệp vụ số 3 Phòng tổng hợp và XDCB Chức năng
kiểm toán Chức năng kiểm toán Chức năng kiểm toán Kiểm toán XDCB
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy kiểm toán tại TVASC
(Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán TVASC Việt Nam)
Hội đồng thành viên
Là bộ phận có quyền quyết định cao nhất trong công ty, có nhiệm vụ chỉ đạo, xây dựng chiến lược, xây dựng kế hoạch, phương án kinh doanh, lựa chọn cơ cấu tổ chức cho Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định những vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty.
Nhiệm vụ của Giám đốc
Tổ chức, điều hành mọi hoạt động của toàn Công ty đảm bảo sự trường tồn và phát triển Công ty một cách toàn diện. Mở rộng quy mô hoạt động cả về chiều rộng và bề sâu, sắp xếp cơ cấu tổ chức phù hợp với hoạt động chuyên môn theo từng thời kì. Bổ nhiệm cán bộ quản lý theo quy định của Điều lệ Công ty, đảm bảo hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động thường xuyên.
Nhiệm vụ của Phó Giám đốc :
- Ký duyệt toàn bộ các văn bản đi, đến, các phiếu thu, chi, giấy tờ liên quan đến nhận tiền trả tiền, giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi của nhân viên cũng như giải quyết các vấn đề liên quan đến khách hang trong thời gian Giám đốc đi vắng.
- Ký thay Giám đốc các Hợp đồng kinh tế, tài liệu, báo cáo theo ủy quyền cụ thể của Giám đốc hoặc trong thời giam Giám đốc đi vắng.
- Chăm sóc và phát triển khách hàng.
- Phụ trách một số lĩnh vực hoạt động theo sự phân công của Giám đốc, Hội đồng thành viên.
Các phòng nghiệp vụ:
Phân công và thực hiện các cuộc kiểm toán BCTC. Ngoài ra còn cung cấp các dịch vụ về tư vấn tài chính, tư vấn thuế, …
Phòng tổng hợp và XDCB: Thực hiện các chức năng như hành chính, thư kí, … chịu trách nhiệm phân công và thực hiện các cuộc kiểm toán XDCB.
2.1.3. Đặc điểm hoạt động của TVASC
Dịch vụ kiểm toán bao gồm:
- Kiểm toán báo cáo tài chính - Kiểm toán tuân thủ
- Kiểm toán nội bộ
- Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành
- Kiểm toán xác định giá trị quyết toán hạng mục, công trình, các khoản mục chi phí trong XDCB.
- Kiểm toán theo thủ tục thỏa thuận trước - Dịch vụ kiểm soát
- Tư vấn quản lý dự án, hoàn thiện hồ sơ quyết toán công trình.
Dịch vụ kế toán bao gồm:
- Hướng dẫn áp dụng kế toán- tài chính.
- Xây dựng mô hình tổ chức bộ máy – tổ chức kế toán. - Mở, ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
Các dịch vụ thẩm định giábao gồm:
- Thẩm định giá tài sản - Thẩm định giá bất động sản - Thẩm định phương án đầu tư
Dịch vụ tư vấn thuế bao gồm:
- Hướng dẫn kê khai thuế GTGT, thuế TNDN, Thuế nhà thầu và các loại thuế khác.
- Thực hiện công tác kê khai thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN, thuế nhà thầu và các loại thuế khác.
- Cung cấp hướng dẫn các quy định về luật thuế Việt Nam.
- Giúp các doanh nghiệp làm rõ các chính sách áp dụng riêng biệt đối với đơn vị mình.
- Các dịch vụ tư vấn khác liên quan đến thuế.
Dịch vụ đào tạo và tư vấn bao gồm:
- Tư vấn hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả - Đào tạo về kế toán, kiểm toán cho các đơn vị
- Đào tạo kiểm toán nội bộ cho các doanh nghiệp, tổ chức; đào tạo về quản trị tài chính, thuế cho các doanh nghiệp; đào tạo nghiệp vụ kiểm toán nâng cao cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng.
2.2. QUY TRÌNH CHUNG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TVASC VIỆT NAM
2.2.1. Quy trình kiểm toán BCTC chung
Sơ đồ 2.2: Quy trình chung kiểm toán BCTC của TVASC
2.2.1.1. Những công việc trước khi thực hiện hợp đồng kiểm toán
Nhằm giới thiệu Công ty đến các khách hàng, việc gửi thư mời kiểm toán bao gồm các việc sau đây:
- Thư mời kiểm toán đến các tổng Công ty, tập đoàn kinh tế.
- Thư mời kiểm toán đến các Công ty chưa thực hiện kiểm toán lần nào bởi Công ty.
- Thư cảm ơn khách hàng đã kiểm toán năm trước và mời kiểm toán năm nay.
Đối với khách hàng truyền thống, kết thúc cuộc kiểm toán, Công ty thường bày tỏ nguyện vọng tiếp tục kiểm toán trong năm sau. Nếu được chấp nhận, Ban Lãnh đạo Công ty sẽ xem xét lại báo cáo các năm trước cùng các sự kiện phát sinh trong năm để xây dựng những điều khoản phù hợp trong hợp đồng.
Đối với khách hàng mới, sau khi được khách hàng chấp nhận thư chào mời kiểm toán, Công ty tiến hành khảo sát, đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán bằng việc đánh giá chất lượng HTKSNB và thu thập các thông tin cần bao gồm: nhu cầu
Hoàn tất công việc kiểm toán, phát hành báo cáo kiểm toán
Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán
Ký hợp đồng cung cấp dịch vụ Khảo sát và đánh giá khách hàng
của khách hàng về dịch vụ kiểm toán (mục đích mời kiểm toán, yêu cầu về dịch vụ cung cấp, báo cáo…), các thông tin chung về khách hàng (loại hình doanh nghiệp, địa chỉ, hồ sơ pháp lý, ngành nghề sản xuất kinh doanh chính…), cơ cấu tổ chức hoạt động (địa bàn hoạt động, cơ cấu tổ chức nhân sự, các bên có liên quan), tình hình kinh doanh (mặt hàng cung cấp chính, đặc điểm hoạt động kinh doanh, đặc điểm sản phẩm, quy trình sản xuất…), hệ thống kế toán… Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết, Kiểm toán viên sẽ đánh giá rủi ro kiểm toán. Nếu mức rủi ro là có thể chấp nhận được và thỏa thuận được giá phí kiểm toán thì Công ty sẽ tiến hành kí kết hợp đồng kiểm toán.
Thông báo mức phí dịch vụ kiểm toán
Theo yêu cầu của khách hàng, trước khi ký Hợp đồng kiểm toán chính thức chúng ta phải gửi thông báo mức phí dịch vụ kiểm toán. Mức phí kiểm toán sẽ được tính trên khối lượng công việc và chi phí thực tế của Công ty.
Tiếp cận khách hàng, thương thảo và ký hợp đồng kiểm toán
2.2.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán
Công ty tiến hành các bước công việc:
- Tổ chức buổi họp đầu tiên với quý khách hàng;
- Xác định phạm vi công việc và kế hoạch kiểm toán cụ thể; - Tập hợp các thông tin chung của quý khách hàng;
- Tổ chức và thảo luận sơ bộ với quý khách hàng
- Tiến hành soát xét sơ bộ các báo cáo tài chính, ghi chép kế toán và tài liệu của quý khách hàng;
- Lên kế hoạch kiểm toán tổng thể;
- Thành lập nhóm kiểm toán và phân công công việc cho từng thành viên; - Phác thảo kế hoạch kiểm toán chi tiết
- Thảo luận kế hoạch kiểm toán với quý khách hàng và giới thiệu nhóm kiểm toán với quý khách hàng.
xác định mức độ rủi ro và quyết định sơ bộ xem nên tiến hành kết hợp các thử nghiệm kiểm soát nội bộ, các thủ tục phân tích, các thử nghiệm cơ bản đối với từng giao dịch và các số dư tài khoản như thế nào để đạt hiệu quả cao.
Nhìn chung, trong bước lập kế hoạch kiểm toán, Công ty đã thực hiện khá đầy đủ các thủ tục cần thiết. Công tác lập kế hoạch kiểm toán là rất quan trọng, nó quyết định đến thành công của cuộc kiểm toán,do đó, việc thực hiện các bước công việc sẽ giúp cho Công ty hoạch định được quá trình thực hiện cuộc kiểm toán, chủ động được về thời gian và phương thức kiểm toán. Điều này sẽ giúp cho cuộc kiểm toán diễn ra một cách thuận lợi, theo kịp tiến độ và thời gian đã định.
2.2.1.3. Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Đây là giai đoạn KTV trực tiếp thực hiện chương trình kiểm toán đã được thiết kế ở giai đoạn trước bằng cách sử dụng các thủ tục kiểm toán, gồm có: thủ tục khảo sát kiểm soát, thủ tục phân tích và các thủ tục kiểm tra chi tiết, áp dụng vào các chương trình kiểm toán đã được lập theo các phần hành cụ thể. Trong đó, chủ yếu KTV sử dụng các thủ tục kiểm tra chi tiết để thiết lập các bằng chứng và căn cứ cho cuộc kiểm toán.
Thứ nhất: Thực hiện các khảo sát kiểm soát
Công ty sẽ tiến hành đánh giá các thủ tục kiểm soát nội bộ để xác định sai sót