Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH kiểm toán TVASC việt nam (Trang 96 - 97)

Tìm hiểu thông tin khách hàng: do bị giới hạn về thời gian cũng như chi phí kiểm toán nên KTV chủ yếu sử dụng nguồn thông tin mà khách hàng cung cấp, do đó không thể đảm bảo các thông tin này hoàn toàn đầy đủ và chính xác, gây ảnh hưởng đến những nhận định và đánh giá ban đầu của KTV về khách hàng.

Để khắc phục tình trạng trên, KTV nên đa dạng hóa các kênh thu thập thông tin về khách hàng thông qua việc hỏi ý kiến chuyên gia, qua báo chí, các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh… Việc này tuy có tốn kém về thời gian và chi phí nhưng sẽ giúp KTV thu thập được những thông tin chất lượng, khách quan, từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá ban đầu đúng đắn hơn về khách hàng.

Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng: để tìm hiểu và mô tả về hệ thống KSNB của khách hàng, TVASC sử dụng bảng câu hỏi lập sẵn thiết kế

chung cho mọi khách hàng. Mặc dù việc sử dụng bảng câu hỏi này rất nhanh chóng, thuận tiện nhưng nó có thể không phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp. Vì vậy, khi tìm hiểu về hệ thống KSNB của khách hàng, KTV cần quan tâm đến những đặc điểm riêng của từng khách hàng để có thể thiết kế thêm các câu hỏi cho đầy đủ, phù hợp. Bên cạnh đó trong từng trường hợp cụ thể, KTV có thể sử dụng thêm các câu hỏi mở hoặc sử dụng lưu đồ để mô tả. Điều này sẽ giúp KTV hiểu rõ hơn về hệ thống KSNB, vừa làm cơ sở đưa ra ý kiến tư vấn cho khách hàng sau này. Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp và kinh nghiệm nghề nghiệp mà KTV quyết định nên vận dụng phương pháp nào cho phù hợp.

Đánh giá trọng yếu và rủi ro: KTV phải “Xác định mức trọng yếu cho từng khoản mục”, có nghĩa là sau khi ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC, KTV nên thực hiện việc phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trên BCTC tùy theo bản chất của từng khoản mục. Tuy nhiên TVASC mới chỉ xác định mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC mà chưa có sự phân bổ khác nhau cho các khoản mục, điều này gây khó khăn cho KTV trong việc xác định số lượng bằng chứng kiểm toán thích hợp cần thu thập đối với từng khoản mục. Để giải quyết vấn đề này, Công ty nên xây dựng một mô hình chuẩn cho việc phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục để giảm tính chủ quan, cảm tính của KTV, nâng cao độ chính xác, giảm được rủi ro kiểm toán, giúp KTV có định hướng tốt hơn để thu thập được những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp. Hơn thế, do hầu hết các thủ tục kiểm toán đều tập trung vào các khoản mục trên BCĐKT; vì vậy, trước hết KTV có thể chú trọng phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục trên BCĐKT thay vì cho các khoản mục trên BCKQKD. Bên cạnh đó, công ty cần tổ chức những buổi đào tạo nhằm giảng dậy phương pháp lượng hóa rủi ro, trọng yếu cho nhân viên trong công ty. Tính trọng yếu được thiết lập và mức trọng yếu cần được phân tích và tính toán cho khoản mục TSCĐ trên cả hai mặt là định tính và định lượng. KTV cần đánh giá mức trọng yếu trên cơ sở kết hợp chặt chẽ hai mặt này

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH kiểm toán TVASC việt nam (Trang 96 - 97)