Tình hình sản xuất và tiêu thụ vừng trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất sữa vừng dạng thực phẩm chức năng (Trang 37 - 39)

Theo những tài liệu lịch sử, cách đây hơn 200 năm Thomas Jefferson đã trồng vừng trên mảnh đất thí nghiệm của Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó rất lâu thì thế giới mới biết đến hạt vừng và những giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh của nó. Vừng được đưa vào Mỹ ở những năm 1930 và lần đầu tiên được sản xuất ở Mỹ vào những năm 1950. Ngày nay, việc trồng vừng được quyết định trên cơ sở giá trị cao của hạt có dầu, với việc kéo dài diện tích trồng và mở rộng thị trường nước ngoài. Hiện nay ước tính khoảng 2 - 5 triệu tấn vừng được trồng

bố số liệu cho thấy vừng được xếp thứ 6 về sản lượng thế giới các hạt có dầu (2.893.114 triệu tấn), và đứng thứ 12 về tổng sản lượng dầu thực vật (754,159 triệu tấn). Tính từ năm 1995 đến năm 2005, sản lượng vừng của thế giới tăng 25,5%, năng suất tăng 25,9%, nhưng tăng không đều giữa cácnăm[28].

Bảng 1.5. Sản lượng, năng suất vừng trên thế giới qua một số năm [28]

Năm Sản lượng (1000 tấn) Năng suất bình quân (kg/ha) 1990 2258,15 384,32 1995 2428,14 377,70 2000 2811,00 396,05 2001 3151,55 455,05 2002 2692,75 441,89 2003 3097,94 436,11 2004 3357,60 453,23 2005 3246,02 434,18 (Theo FAOSTAT. 2005)

Cây vừng được trồng ở nhiều nước nhưng chủ yếu vẫn là các nước đang phát triển, nơi có nguồn lao động dồi dào với giá rẻ. Hiện nay, nước sản xuất vừng lớn nhất là Trung Quốc và Ấn Độ, mỗi nước hàng năm thu hoạch khoảng 750.000 tấn. Theo sau là Myanma với 425.000 tấn, và Sudan 300.000 tấn. Một số nước khác có diện tích trồng vừng lớn là Nigeria, Ethiopia, Venezuela và Thái lan (Theo FAOSTAT) [28]

Về thị trường: Xuất khẩu toàn cầu về hạt vừng ước tính tăng từ 427.000 tấn năm 1988 lên tới khoảng 647.000 tấn năm 2000. Xuất khẩu năm 2000 đã đưa lại giá trị 478 triệu USD. Trong đó, Ấn Độ là nước xuất khẩu lớn nhất với hàng xuất khẩu là 180.000 tấn/năm, đứng thứ 2 là Sudan 138.000 tấn/năm. Sự vận động của thị trường vừng còn được thể hiện ở việc tăng nhập khẩu. Các

nước chủ yếu nhập khẩu vừng trong 10 năm qua là Nhật Bản, Ai Cập, EU, Hàn Quốc, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ,…Nhật Bản là nước nhập khẩu vừng lớn nhất với nhu cầu hàng năm lên tới 165.000 tấn. Dầu vừng đã trở thành một thành phần quan trọng trong các món ăn truyền thống của người Nhật Bản. Tuy nhiên, sự gia tăng về nhập khẩu trong những năm gần đây chủ yếu là do nhu cầu về hạt vừng ở các dạng chế phẩm khác như dạng bột khô, dạng bột nhão hay làm gia vị. Theo thống kê thị trường thì chỉ khoảng 30% hàng nhập khẩu là ở dạng dầu vừng [3,18].

Việc tăng cường sử dụng các sản phẩm của hạt vừng có ý nghĩa tích cực cho sức khỏe của người tiêu dùng và đem lại lợi ích về mặt kinh tế. Vì thế, hạt vừng ngày càng trở nên có chỗ đứng quan trọng trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất sữa vừng dạng thực phẩm chức năng (Trang 37 - 39)