Phương pháp vật lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất sữa vừng dạng thực phẩm chức năng (Trang 51 - 52)

2.3.1.1. Xác định P1000

Lấy mẫu trung bình, dàn đều mẫu trên khay thành hình vuông, vạch hai đường chéo. Đếm lấy thật chính xác ở mỗi tam giác 250 hạt rồi gộp với 250 hạt ở tam giác đối diện, đem cân trên cân phân tích ta được trọng lượng của 500 hạt. Sau đó làm lại như trên và cân 500 hạt của 2 tam giác còn lại. Yêu cầu kết quả trọng lượng hai mẫu không khác nhau quá 5%.

Trọng lượng P1000 hạt là tổng số trọng lượng hai mẫu 500 hạt, và được biểu thị theo % chất khô như sau:

X = G a × − 100 100 a- Độ ẩm, %. G- Trọng lượng 1000 hạt ở độ ẩm a%. 2.3.1.2. Xác định hàm lượng hỗn hợp tạp chất:

Mẫu vừng được cho vào chén sứ và đem cân ở cân kỹ thuật 10g (chính xác tới 0,01g). Sau đó, lượng cân được cho vào sàng tiêu chuẩn có kích thước lỗ sàng 1 mm. Biên độ dao động của sàng khi làm việc là 10cm, thời gian sàng 3 phút (với 110 – 120 dao động/1 phút). Phần lọt sàng được rải đều trên khay gỗ để phân tích thành phần cơ học, tách tạp chất vô cơ (đất, đá, cát,...) và hữu cơ (cành lá, rơm rạ,...), vỏ lụa, hạt lép,... Sau đó đem cân. Hàm lượng hỗn hợp tạp chất X (%) tính bằng công thức:

P P X = 1.100

P: Lượng cân hạt dùng phân tích (g)

2.3.1.3. Đánh giá tỷ lệ vỏ

Cân 1000 gam hạt vừng đã loại bỏ tạp chất, đưa đi bóc vỏ. Sau khi bóc vỏ đem cân lại. Tỷ lệ vỏ được tính theo công thức sau:

y = 1 100 2 1 × − M M M % Trong đó: y: tỷ lệ vỏ (%)

M1: Khối lượng hạt nguyên (g). M2: khối lượng hạt đã bóc vỏ (g)

2.3.1.4. Xác định hàm ẩm của nguyên liệu

Xác định độ ẩm của nguyên liệu bằng phương pháp sấy khô đến trọng lượng không đổi ở nhiệt độ 1050C.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất sữa vừng dạng thực phẩm chức năng (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)