Tình hình sản xuất, tiêu thụ vừng trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất sữa vừng dạng thực phẩm chức năng (Trang 39 - 41)

Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây vừng. Trên thực tế trồng vừng cũng đã trở thành tập quán lâu đời của người nông dân ở nhiều vùng sinh thái khác nhau[15].

Bảng 1.6. Sản lượng, năng suất vừng ở Việt Nam qua một số năm [28]

Năm Sản lượng vừng (1000 tấn) Năng suất (kg/Ha)

1990 19,0 475,00 1995 29,0 557,70 2000 16,8 456,50 2001 19,4 524,30 2002 12,9 381,70 2003 14,3 418,10 2004 21,2 515,80 2005 27,4 518,90

Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, nên so sánh với các cây có dầu ngắn ngày như đỗ tương, lạc, thì diện tích cây vừng của chúng ta còn nhỏ bé. Thời kỳ từ năm 1989 - 1991 có 43.000 ha, sang giai đoạn từ năm 1991 - 1993 lại giảm xuống chỉ còn 31.000 - 33.000 ha và tiếp tục giảm đến năm 1998 chỉ còn 25.000 ha. Năng suất vừng rất thấp, chỉ từ 300 - 500 kg/ha nên sản lượng không nhiều. So với năm 1996 thì sản lượng vừng năm 2004 giảm tới 55% [15,19]. Phần lớn vừng của ta là tiêu dùng trong nước như ép dầu, ăn trực tiếp, làm bánh, mứt kẹo. Tuy vậy, nhưng nhiều năm nay chúng ta vẫn có xuất khẩu mặc dù lượng còn nhỏ.

Theo đánh giá chung, sở dĩ năng suất vừng của chúng ta thấp là do nhiều nguyên nhân. Ngoài những nguyên nhân do tổ chức, quản lý thì yếu tố giống và kỹ thuật canh tác có thể coi là nhân tố chính. Giống vừng hiện đang gieo trồng là giống địa phương tồn tại nhiều năm không được chọn lọc, phục tráng, không có giống mới thay thế, giống đem gieo trồng hàng năm chủ yếu lấy hạt thương phẩm để từ vụ trước hoặc mua về từ chợ về, không rõ nguồn gốc, chất lượng. Mặt khác việc đầu tư cho cây vừng quá ít, chỉ bố trí gieo trồng vừng trên những chân đất xấu, ít hoặc không có điều kiện để thâm canh. Những tiến bộ kỹ thuật về cây vừng cũng chưa được áp dụng. Nếu được gieo trồng bằng giống mới có chất lượng và năng suất tốt thì sẽ đưa sản lượng lên rất nhanh. Cụ thể ở Nghệ an mấy năm gần đây đưa vào trồng giống vừng V6 đã cho năng suất từ 6-10 tạ/ha và nơi được thâm canh đã cho năng suất lên 15-16 tạ/ha. Ở nước ta do trình độ sản xuất còn thấp, chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên về khí hậu, đất đại và lao động dư thừa. Mô hình sản xuất còn quảng canh nên việc đầu từ vào cây vừng không được quan tâm, kỹ thuật canh tác còn theo phương thức truyền thống ngay cả ở những vùng có diện tích tập trung, với lao động thủ công. Mức độ đầu tư còn thấp so với yêu cầu của biện pháp kỹ thuật thâm canh đòi hỏi [15].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất sữa vừng dạng thực phẩm chức năng (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)