7. QUY PHẠM VỆ SINH (SSOP)
7.4. SSOP 4: NGĂN NGỪA SỰ NHIỄM CHÉO
7.4.1. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
Cấu trúc bố trí mặt bằng nhà xưởng, đường đi của nguyên liệu, đường đi của sản phẩm, phế liệu, công nhân, hệ thống thoát nước trong phân xưởng thích hợp để ngăn ngừa sự nhiễm chéo thừ các vật thể không sạch vào thực phẩm và các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm hay từ các nguyên liệu sang thành phẩm.
7.4.2. ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY CỦA CÔNG TY
−Phân xưởng được bố trí một chiều, từ phòng tiếp nhận nguyên liệu đến phòng thành phẩm được cách biệt với nhau.
−Đường đi của nguyên liệu tách biệt với đường đi của sản phẩm và đường đi của phế liệu. −Công ty bố trí kho chứa phế liệu cách xa khu sản xuất.
−Các kho các bao bì, nguyên liệu được bố trí riêng biệt, khi có kế hoạch sản xuất thì được vận chuyển để sử dụng trong kế hoạch đó.
−Hệ thống thoát nước được trang bị tốt, không ngập úng, không mùi hôi bay ngược lại vào xưởng và được dẫn tới khu xử lý trước khi thải ra ngoài.
7.4.3. CÁC THỦ TỤC CẦN THỰC HIỆN
−Công nhân phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo đúng quy định: yếm, găng tay, quần áo, giầy ủng đã được vệ sinh sạch sẽ.
−Công nhân chỉ được đi lại theo lối đi của mình, làm việc tại khu vực mình làm việc, không được đi sang các khu vực khác không thuộc chức năng của mình.
−Khi đi ra ngoài công nhân phải thay đồ, rửa tay, vệ sinh khử trùng trước khi ra vào. −Nguyên liệu, sản phẩm, phế liệu phải được lưu thông theo đúng lối dành riêng. −Nguyên liệu, thành phẩm phải được vận chuyển qua cửa vòm, có màn chắn. −Phế liệu phải được xử lý sau mỗi ca sản xuất.
−Dụng cụ sản xuất được làm vệ sinh vào đầu ca và cuối ca sản xuất và được để đúng nơi quy định.
−Sau mỗi ca sản xuất phải vệ sinh sạch sẽ khu vực làm việc tránh sự phát triển của vi sinh vật.
−Trong khi sản xuất, các hệ thống cửa phải được đóng kín tránh côn trùng, ruồi, muỗi bay vào.
7.4.4. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN VÀ GIÁM SÁT
−Công nhân có trách nhiệm thực hiện theo đúng các quy định trên.
−Quản đốc phân xưởng có trách nhiệm tổ chức và thực hiện theo quy định.
−Tổ trưởng từng khâu có trách nhiệm kiểm tra, nhắc nhở công nhân thực hiện theo quy định.
−KCS có trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc thực hiện và ngăn ngừa sự nhiễm chéo. −Khi có sự cố phải cô lập sản phẩm hoặc ngừng sản xuất.
7.4.5. HÀNH ĐỘNG SỬA CHỮA :
− Kiểm tra thường xuyên ,vệ sinh các mối nối , góc khuất của thiết bị máy móc.
− Kiểm tra các thao tác vệ sinh của công nhân trước và sau khi làm việc theo quy định của cty.
− Kiểm tra môi trường trong và ngoài môi trường làm việc xem cò tồn đọng nước nhiệm bẩn không.
7.4.6. THẨM TRA :
− Các kết quả kiểm tra được Quản đốc Đội HACCP hoặc Trưởng, Phó Ban điều hành sản xuất (thành viên Đội HACCP) thẩm tra.
− Các phiếu báo kết quả kiểm nghiệm Hoá - Lý - Vi sinh của phòng Vi sinh Công ty được Trưởng hoặc Phó phòng Vi sinh thẩm tra.
7.4.7. LƯU TRỮ HỒ SƠ
−Báo cáo giám sát ngăn ngừa sự nhiễm chéo và bảo vệ sản phẩm không bị nhiễm chéo. −Báo cáo kết quả kiểm tra vi sinh trong quá trình sản xuất.
−Hồ sơ lưu trữ trong 2 năm.