8. Khu vực vệ sinh công nhân
7.6. SSOP 6: BẢO VỆ SẢN PHẨM KHÔNG BỊ NHIỂM BẨN
7.6.1. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
Không để bao bì và các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm bị nhiễm bẩn bởi các tác nhân lây nhiễm như: dầu bôi trơn, chất tẩy rửa, chất khử trùng, các chất vi sinh và các chất lây nhiễm khác.
7.6.2. ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY CỦA CÔNG TY
− Các bề mặt tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với sản phẩm được vệ sinh và giám sát theo SSOP 2.
− Xí nghiệp có kho chứa nguyên liệu, kho chứa bao bì, kho thành phẩm và hóa chất riêng biệt.
− Phân xưởng có hệ thống thông gió, hút bụi và hút khí nóng ra ngoài. − Kết cấu nhà xưởng được thiết kế như sau:
+ Trần đúc, thoáng mát.
+ Tường được lót gạch men trắng.
+ Nền được làm bằng xi măng và gạch, có hệ thống thoát nước. + Các cửa được làm bằng nhôm và có lắp kính.
−Hệ thống đèn đảm bảo đủ độ sáng ở khu làm việc và các khu vực khác, tất cả các bóng đèn chiếu sáng đều có máng che và chụp đèn.
7.6.3. CÁC THỦ TỤC CẦN THỰC HIỆN
−Kho bao bì luôn được giữ sạch sẽ, thoáng mát, có màn che chắn côn trùng xâm nhập. Tuyệt đối không được cột màn chắn lên khi mang bao bì ra vào kho.
−Các hóa chất, chất tẩy rửa, thuốc sát trùng, … được bảo quản ở kho riêng biệt. −Mỗi loại háo chất được ghi tên rõ ràng, không lẫn lộn nhau.
−Cửa phân xưởng phải được đóng kín tránh lây nhiễm cho sản phẩm.
−Vệ sinh nền bằng cách: dội nước lên nền → chà xà phòng → dội lại bằng nước sạch nhiều lần → dội chlorine 200ppm → dội lại bằng nước. Vệ sinh nền vào cuối ca sản xuất. −Cửa, tường, trần, máng đèn được tổ vệ sinh lau chùi thường xuyên.
−Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh hệ thống thông gió. −Bảo trì máy móc thường xuyên để có thể sửa chữa kịp thời.
−Khi có sự cố về tình trạng hoạt động của thiết bị thì được bảo trì và sửa chữa khi không sản xuất, sau đó được vệ sinh sạch sẽ khi đem vào sử dụng.
−Hệ thống máy điều hòa, hệ thống đèn được kiểm tra hàng ngày sau ca sản xuất. Tránh tình trạng sửa chữa trong lúc sản xuất.
Lưu ý: Nhân viên bảo trì khi vào phân xưởng phải mặt bảo hộ lao động, thực hiện chế độ vệ sinh như công nhân.
− Quản đốc phân xưởng có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy phạm này. − Công nhân vệ sinh có trách nhiệm thực hiện đúng quy phạm.
− KCS có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra việc thực hiện vệ sinh, thiết bị, máy móc và điều kiện bảo vệ sản phẩm. Mọi giám sát và kiểm tra được ghi chép vào biểu mẫu giám sát.
7.6.5. HÀNH ĐỘNG SỬA CHỮA :
Nếu phát hiện có sự vi phạm về việc bảo quản và sử dụng hoá chất không đúng theo yêu cầu, có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm thì phải báo ngay cho Ban Điều Hành để kịp thời xử lý.
7.6.6. THẨM TRA :
Hồ sơ ghi chép việc thực hiện qui phạm này được Quản đốc Đội HACCP hoặc Trưởng, Phó Ban điều hành sản xuất (thành viên Đội HACCP) thẩm tra.
7.6.7. LƯU TRỮ HỒ SƠ
− Báo cáo giám sát bảo vệ sản phẩm tránh các tác nhân lây nhiễm.
− Báo cáo hành động sửa chữa khi có sự cố.