Phú Thọ đã có nhiều nỗ lực quảng bá hình ảnh du lịch trong và ngoài nước Cơng tác quảng bá hình ảnh du lịch được tỉnh quan tâm Phú Thọ tập trung xây dựng các điểm du lịch tạo tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh trên cơ sở tạo sự liên kết giữa các ngành trong phát triển du lịch Một số đề án liên kết phát triển du lịch giữa các ngành được ban hành và đi vào thực hiện trong giai đoạn 2009 - 2017 như sau:
Đề án số 3020/ĐA - UBND của Ủy ban nhân dân Tỉnh Phú Thọ ban hành ngày 28 tháng 9 năm 2009 về xây dựng điểm du lịch tạo tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2009 - 2020
Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ ban hành ngày 19/10/2011 về “phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 -
2015”: Điểm trọng tâm của Nghị quyết là đưa ra các giải pháp nâng cao trách
nhiệm, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch; tập trung huy động các nguồn vốn
Chỉ tiêu 2010 2015 2019
Tổng khách du lịch, (Ngàn ng) 392 752 833 Từ Phú Thọ tới Hà Nội và vùng TDMN 34 71 77
% so tổng số 8,67 9,44 9,24
Riêng tới Hà Nội, (Ngàn ng) 23,5 49,7 54,0
thực hiện mục tiêu phát triển du lịch; tập trung đầu tư xây dựng hình thành một số hạ tầng du lịch - thương mại trọng điểm; đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực du lịch; xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư phát triển du lịch
Nghị quyết số 30/2012/NQ-HĐND ngày 17/12/2012 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Phú Thọ về “quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 -
2020, định hướng đến năm 2030”: Nghị quyết đưa ra quan điểm và mục tiêu quy
hoạch, các nhiệm vụ cụ thể, các giải pháp thực hiện để sau năm 2020, du lịch Phú Thọ tập trung nâng cao chất lượng, phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lượng cao, có thương hiệu, có tính cạnh trang cao; mang đậm bản sắc văn hóa vùng đất Phú Thọ, hướng tới mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh
Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 15/7/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về “phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2020” tổng kết những kết quả đạt được sau 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 09 - NQ/TW của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ khóa XVIIngày 19/10/2011 về phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2015, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế Nghị quyết xác định mục tiêu và các giải pháp chủ yếu nhằm tập trung khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế nguồn tài nguyên du lịch phong phú sẵn có của tỉnh, đặc biệt hai di sản văn hóa thế giới được UNESCO vinh danh - “Tín ngư ng thờ cúng Hùng Vương” và “Hát Xoan Phú Thọ”
Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 19/7/2016 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Phú Thọ về về việc thực hiện 4 khâu đột phá về huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt, phát triển nguồn nhân lực, phát triển du lịch và cải cách hành chính tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2020: Nghị quyết nêu những phương hướng chung, các mục tiêu chủ yếu (về cải cách hành chính, huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt, phát triển nguồn nhân lực, phát triển du lịch); và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp (về đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính; huy động nguồn lực đầu tư các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt; nâng cao chất lượng công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; huy động nguồn lực đầu tư phát triển
du lịch; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt, phát triển nguồn nhân lực, phát triển du lịch và cải cách hành chính)
Kế hoạch số 4772/KH-UBND ngày 20/10/2016 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2020 Kế hoạch chỉ ra những nhiệm vụ trọng tâm, các nhóm giải pháp thực hiện, nhu cầu vốn thực hiện, tổ chức thực hiện để đạt được mục tiêu xây dựng Phú Thọ trở thành địa bàn trọng điểm du lịch của vùng, đảm bảo đủ điều kiện để Phú Thọ đăng cai Năm Du lịch quốc gia vào năm 2020
Chính quyền tỉnh đã đề ra nhiều chính sách để phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh như:
* Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Trong giai đoạn 2015 - 2019, Phú Thọ đã có nhiều nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh biểu hiện cụ thể qua chỉ số PCI gia tăng qua các năm, từ 58,37 điểm năm 2015 lên 65,54 điểm năm 2019 (tăng 7,17 điểm trong vòng 5 năm) Đứng thứ 3 trong tồn vùng, và liên tục tăng vị trí xếp hạng từ xếp thứ 35 năm 2015 lên xếp thứ 24 trong cả nước năm 2018 và thứ 26 năm 2019
Bảng 3 7 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2019
(Nguồn: Báo cáo PCI Phú Thọ giai đoạn 2015 – 2018)
Xem xét 10 chỉ số thành phần PCI trong giai đoạn 201 5 – 2019, cho thấy hầu hết các thành phần có chỉ số điểm tăng lên như chỉ số tiếp cận đất đai tăng từ 5,12 điểm (năm 201 5) lên 7,1 điểm (năm 2019); chỉ số đào tạo lao động tăng từ 6,02 điểm (năm 201 5) lên 7,15 điểm (năm 2019); chỉ số thiết chế pháp lý tăng từ 5,85 điểm (năm 2015) lên 7,55 điểm (năm 2019) Chỉ số thành phần có số điểm giảm là chỉ số gia nhập thị trường giảm từ 8, 51 điểm (năm 201 5) xuống còn 7, 17 điểm (năm
Năm 2015 2016 2017 2018 2019
PCI 58,37 58,6 62,55 63,95 65,54 Xếp hạng cả nước 35 29 27 24 26
Xếp hạng vùng 3 3 3 3 3
2019) Điều này cho thấy Phú Thọ đã có nhiều nỗ lực để nâng cao toàn diện các chỉ số thành phần năng lực cạnh tranh, môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp tư nhân có xu hướng bình đẳng hơn, chú trọng cải cách thủ tục hành chính nhà nước, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp du lịch nói riêng đầu tư vào địa phương, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển
Bảng 3 8 Nhóm chỉ số thành phần năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2019
(Nguồn: Báo cáo PCI Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2019) * Chính sách đào tạo nhân lực du lịch
Nhận thức tầm quan trọng của việc đáp ứng nhu cầu số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch cho tỉnh để thực hiện mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn Tỉnh Phú Thọ xác định cần phải đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo du lịch, đảm bảo gắn kết giữa lý thuyết và thực hành nghề nghiệp, hệ thống đào tạo nghề du lịch phải có khả năng thích ứng với mơi trường, có trình độ chun mơn tốt Thực hiện Nghị quyết 09 của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về phát triển nhân lực du lịch của tỉnh, hiện trên địa bàn tỉnh có nhiều trường đào tạo về du lịch như trường Đại học Hùng Vương, Trường Cao đẳng Nghề Phú Thọ, trường Đại học Cơng nghiệp Việt Trì…
Theo Báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ năm 2016 “số lượng nhân
lực nhóm ngành Văn hóa, Thể thao có xu hướng tăng Nhân lực quản lý hành chính
Chỉ số 2015 2016 2017 2018 2019
Chi phí gia nhập thị trường 8,51 8,66 8,03 7,26 7,17 Tiếp cận đất đai 5,12 4,46 6,18 6,68 7,1 Tính minh bạch 5,41 5,76 5,95 5,44 6,49 Chi phí thời gian 6,27 5,55 6,14 6,50 6,43 Chi phí khơng chính thức 5,33 5,21 5,22 5,95 5,79 Tính năng động 4,63 4,65 5,35 5,24 6,93 Hỗ trợ doanh nghiệp 6,15 5,96 6,62 7,09 6,03 Đào tạo lao động 6,02 6,60 6,90 7,04 7,15 Thiết chế pháp lý 5,85 5,40 6,28 6,35 7,55 Cạnh tranh bình đẳng 5,42 4,80 4,79 5,68 5,64
nhà nước, đội ngũ giáo viên, giảng viên, huấn luyện viên từng bước được củng cố và cải thiện về trình độ chun mơn nghiệp vụ Đã tạo lập được những thành tích cao trong thể thao, xây dựng được phong trào thể dục và xây dựng gia đình văn hóa Đến nay tổng số lao động ngành du lịch là 11,6 nghìn người trong đó tỷ lệ đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch đạt 40%”[Kế hoạch thực hiện khâu đột
phá về phát triển nguồn nhân lực du lịch, tr6-7]
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, du lịch là lĩnh vực góp phần thúc đẩy phân cơng lao động, hợp tác khu vực và quốc tế Sự phân công lao động quốc tế ngày càng thể hiện rõ nét, sản phẩm và dịch vụ du lịch phải được quốc tế hóa cao, là cầu nối gắn kết thị trường trong nước với nước ngồi (Đồn Thị Trang, 2019) Theo đó, tỉnh Phú Thọ thực hiện nhiều chương trình mở rộng hợp tác quốc tế trong việc đào tạo, nghiên cứu và trau dồi kinh nghiệm Bên cạnh việc nâng cao chất lượng các trường đại học và cao đẳng trong tỉnh, tỉnh cũng tổ chức các lớp bồi dư ng ngắn hạn cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ tại các đơn vị kinh doanh du lịch, các điểm du lịch, phối hợp với Tổng cục du lịch, dự án EU tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch cho các đối tượng là cán bộ quản lý nhà nước về du lịch ở cấp tỉnh, cấp huyện, xã Qua đó hình thành đội ngũ có trình độ về nghiệp vụ chun mơn đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo vận dụng cơ chế chính sách của nhà nước phát triển và nâng cao chất lượng nhân lực, chính sách thu hút nhân tài, đào tạo bồi dư ng cán bộ công chức , xây dựng kế hoạch thực hiện đào tạo đội ngũ cán bộ, cơng chức có trình độ cao tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 và triển khai thực hiện chính sách ưu đãi thu hút người có trình độ cao về tỉnh cơng tác Nghị quyết số
30/2012/NQ – HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII xác định mục tiêu đẩy mạnh cơng tác đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo về cả số lượng và chất lượng, cơ cấu phù hợp đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch, hình thành các khoa, ngành về du lịch tại các trường đại học, cao đẳng, trường nghề
Mặc dù có nhiều nỗ lực để nâng cao chất lượng nhân lực du lịch trên địa bàn nhưng nguồn nhân lực du lịch của tỉnh vẫn còn tồn tại những hạn chế về số lượng
và chất lương “Số lượng lao động tr ự c ti ếp trong lĩnh vự c du l ịch năm qua gần
3 000 lao động, trong đó lao động t ốt nghi ệp trên đại h ọc là 0,25%; t ốt nghi ệp đại học và cao đẳng chi ế m 15%; kho ảng 21% t ốt nghi ệ p trung c ấp, sơ cấ p; 63,85% lao động qua đào tạo t ại ch ỗ hoặ c hu ấn luy ệ n nghi ệ p v ụ ng ắn h ạn”
[ http://phutho gov vn/ ] Trong giai đoạ n t ới, t ỉ nh Phú Th ọ c ầ n có nhi ề u n ỗ lực hơn nữa trong công tác đào tạ o và s ử dụng nhân l ự c du l ịch nh ằm đáp ứ ng nhu c ầ u ngày
càng cao trong b ối c ả nh h ội nh ậ p qu ốc t ế
* Chính sách thu hút đầu tư phát triển du lịch
Với lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, Phú Thọ được đánh giá là địa phương có tiềm năng phát triển du lịch Nhận thức được vai trò của phát triển du lịch đối với nền kinh tế của tỉnh, Phú Thọ ban hành nhiều chính sách mở cửa chào đón đầu tư Bên cạnh các chính sách đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, Phú Thọ tăng cường xúc tiến đầu tư giới thiệu tiềm năng, các lĩnh vực, dự án khuyến khích đầu tư, chính sách ưu đãi đầu tư cho các nhà đầu tư trong và ngồi nước Trước hết chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng giao thông đã phát huy được hiệu quả khi nhiều tuyến đường như quốc lộ 2, quốc lộ 70, đường Xuyên Á, đường Hồ Chí Minh được triển khai thực hiện Nâng cấp cảng sơng Việt Trì và hệ thống điện lưới trên địa bàn tỉnh Tỉnh cũng ban hành chính sách ưu đãi hấp dẫn thu hút đầu tư như chính sách giảm 10% tiền thuê đất cho nhà đầu tư nếu nhà đầu tư nộp tiền thu đất một lần trong 5 năm đầu cho cả thời gian thuê đất Đối với các dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm cơng nghiệp tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án Hiện nay Phú Thọ đã đưa vào quy hoạch 5 khi công nghiệp được chính
Đối với các dự án đầu tư nói chung và các dự án đầu tư vào lĩnh vực du l ịch nói riêng, tỉnh áp dụng chính sách cải cách thủ tục hành chính một cửa Thủ tục hành chính giải quyết khơng q 7 ngày, đặc biệt các dự án đầy đủ hồ sơ tỉnh sẽ cấp phép trong vòng 3 ngày Trong thời gian tới, Phú Thọ tiếp tục cải cách hành chính, thực hiện tốt cơ chế một cửa - một đầu mối để thu hút đầu tư với mục tiêu giảm ít nhất 50% thời gian xử lý các thủ tục hành chính so với mức quy định của Trung ương Bên cạnh đó, Phú Thọ cịn thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí chung
xúc tiến đầu tư khi nhà đầu tư tham gia chương trình do tỉnh tổ chức, miễn phí các thủ tục đầu tư thuộc thẩm quyền của tỉnh, đảm bảo cung ứng các dịch vụ đến dự án, biểu dương, khen thưởng các nhà đầu tư có đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Định hướng của tỉnh là tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi và lành mạnh để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước Phấn đấu đến năm 2020, tỉnh thu hút đầu tư vào 110 chương trình với tổng số vốn lên tới 6 386 triệu USD Trong đó lĩnh vực du lịch - dịch vụ với 23 dự án, tổng vốn đầu tư: 3 696 triệu USD với các hình thức đầu tư FDI, BOT, BT, BTO, 100% vốn
* Cải cách th ủ tục hành chính
Trong những năm qua, Phú Thọ đã chú trọng trong công tác tổ chức bộ máy cơ quan hành chính nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh theo hướng tinh giản, gọn nh , hoạt động có hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18 – NQ/TW và Nghị quyết số 19 – NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa XII ngày 25 tháng 10 năm 2017 Mục tiêu của các Nghị quyết này nhấn mạnh: “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” và “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”
Hướng tới xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp và hiện đại Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đã ban hành nhiều đề án, kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ thơng tin trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước Đến năm 2017, 100% cơ quan hành chính cấp tỉnh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO (TCVN-ISO) 9001 – 2008; với 97% cán bộ, công chức cấp huyện, cấp tỉnh được trang bị máy tính; Ủy ban nhân dân huyện đều có hệ thống mạng nội bộ và được cấp chữ ký số Đặc biệt ngày 16 tháng 9 năm 2016 Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành Quyết định số 2365/QĐ-UBND về việc Ban hành đề án thực hiện khâu đột phá về cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2020, từ đó tạo điều kiện thuận lợi phục vụ người dân và doanh nghiệp Hiện nay, Phú Thọ là một trong những tỉnh đi đầu cả nước trong cải cách hành chính theo cơ chế một cửa
cách hành chính ở Phú Thọ cịn bộc lộ một số hạn chế như: Nhận thức của một số cán bộ, công chức về cải cách hành chính chưa thật đầy đủ, vẫn cịn hiện tượng gây phiền hà đối với tổ chức, cá nhân trong giải quyết thủ tục hành chính; sự phối hợp