26 Nguyên nhân của thành công và hạn chế đối với phát triển dulịch theo hướng

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh phú thọ theo hướng liên kết và hội nhập (Trang 108)

hướng liên kết và hội nhập quốc tế

(1) Nguyên nhân của thành công

- Hội nhập quốc tế, nhất là do Việt Nam ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do với các nước (đến hết năm 2019 Việt Nam đã ký và đang thực thi 12 Hiệp định, đã ký 3 Hiệp định nhưng chưa có hiệu lực) Mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng có những thách thức lớn đối với phát triển kinh tế Trong quá trình tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế mở rộng các dịng khách quốc tế tới Việt Nam và các dòng khách Việt Nam ra quốc tế ngày càng tăng

- Chính quyền tỉnh Phú Thọ ngay từ năm 2010 đã ban hành nhiều chủ trương về phát triển du lịch Phê duyệt dự án quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2020 Đồng thời đã ban hành một số chính sách, giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch của tỉnh UBND tỉnh đã ý thức được vai trò của liên kết và hội nhập quốc tế trong quá trình phát triển du lịch, đẩy mạnh quảng cáo, quảng bá hình ảnh và xúc tiến liên kết ở góc độ chính quyền nên bước đầu cũng đã tạo điều kiện để phát triển du lịch ở mỗi địa phương Gần đây việc xây dựng chính quyền điện tử đã có sự tiến bộ và bước đầu đã có tác động tích cực đến quản lý phát triển du lịch

(2) Nguyên nhân của những hạn chế

Ngay từ năm 2006 Ban thường vụ tỉnh ủy Phú Thọ đã ra Nghị quyết số 01 về phát triển du lịch của tỉnh, sau đó UBND tỉnh ban hành Chương trình số 987/2006 về phát triển du lịch của tỉnh về phát triển du lịch giai đoạn 2006 - 2010 Đến năm 2012 Hội đồng nhân tỉnh ra Nghị quyết số 30 về quy hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2011 - 2020 Tuy thế cho đến nay ngành du lịch của tỉnh chưa có sự phát triển đáng kể như một số tỉnh Lào Cai, Quảng Ninh, Lạng Sơn ở khu vực xung quanh

chứ chưa nói tới Hà Nội, Hải Phòng Dường như tỉnh mới cố gắng đưa ra định hướng chung nhưng chưa có những chính sách cụ thể mang tính khuyến khích Tỉnh đã cố gắng thu hút nhà đầu tư từ các địa phương khác đến Phú Thọ xây dựng khách sạn cao cấp (4 sao) nhưng lại chưa chú ý đúng mức đến trợ giúp công ty du lịch của tỉnh, nhất là hỗ trợ công ty du lịch lữ hành trong việc liên kết với các địa phương khác cũng như với nước ngoài để phát triển du lịch Dù UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về phát triển du lịch nhưng khơng cụ thể, chưa có sự khuyến khích đáng kể… Tuy chính quyền tỉnh mong muốn liên kết nhưng thiếu cụ thể, chưa có quyết tâm đủ mức, nhiều khi hơ hào chung chung tại các hội nghị, hội thảo nhưng thiếu chính sách và biện pháp cụ thể

Phát triển du lịch ở tỉnh Phú Thọ nhìn chung chưa được tổ chức bài bản Các công ty lữ hành của các địa phương thiếu thông tin của các địa phương với nhau Dù rất mong muốn có liên kết nhưng chưa biết làm thế nào để hình thành các chuỗi giá trị sản phẩm du lịch Chưa có giải pháp cùng nhau tháo g khó khăn để kết nối các Cơng ty lữ hành với hệ thống nhà hàng, khách sạn ở các tỉnh nên việc liên kết gặp nhiều khó khăn

Nhân lực du lịch thiếu kỹ năng liên kết và hội nhập quốc tế, khó khăn trong giao tiếp bằng các ngơn ngữ nước ngồi Việc điều tra nhu cầu ẩm thực mới được quan tâm ở một số địa phương

Mặt khác, luật pháp chính sách của nhà nước về phát triển du lịch cũng còn bộc lộ nhiều bất cập Các quy chế, quy định về hướng dẫn viên du lịch, về thanh tốn tiền mặt hay qua các hình thức chuyển khoản chưa rõ ràng, cụ thể nên trá hình các tour du lịch không đồng cũng đã xuất hiện

3 3 Kết quả khảo sát về liên kết để phát triển du lịch ở Phú Thọ

3 3 1 Nghiên cứu định tính

Tác giả tiến hành khảo sát lấy ý kiến của 16 chuyên gia trong lĩnh vực du lịch bao gồm các nhà khoa học có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực du lịch và một số cán bộ quản lý du lịch của Phú Thọ và Vùng Tây bắc (phụ lục kết qủa khảo sát chuyên gia đính k m) về thực trạng liên kết phát triển du lịch trên địa bàn Phú Thọ trong bối cảnh hội nhập

Hầu hết các chuyên gia đều đưa ra nhận định liên kết du lịch là xu hướng tất yếu trong bối cảnh hội nhập thế giới Trong thời gian qua tình hình phát triển du lịch Phú Thọ đã có nhiều khởi sắc, tỉnh cũng đã có nhiều nỗ lực ban đầu thực hiện quá trình liên kết du lịch với các địa phương trong và ngoài nước Mặc dù bước đầu đã đạt được một số thành tựu như đã có sự gia tăng lượng khách du lịch qua các năm, đã bước đầu chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, sản phẩm du lịch hình thành và có sự đa dạng, cơng tác xúc tiến quảng bá du lịch và nâng cao chất lượng nhân lực du lịch đã nhận được sự quan tâm của các cấp, các ban ngành và cộng đồng dân cư Tuy nhiên, hoạt động liên kết du lịch tỉnh Phú Thọ vẫn tồn tại nhiều hạn chế, hoạt động liên kết phát triển du lịch được thực hiện nhưng chưa có sự đồng đều, chưa đạt hiệu quả cao, chưa khai thác được tương xứng tiềm năng thế mạnh trong việc liên kết phát triển du lịch của tỉnh

Có tới 16/16 ý kiến chuyên gia cho rằng liên kết các địa phương được hình thành dựa trên những điều kiện về nhận thức của chính quyền địa phương và sự đồng thuận của chính quyền địa phương với các nhóm xã hội Các nhà quản lý địa phương nếu nhận thức đúng và đủ về tầm quan trọng của liên kết phát triển du lịch, và có những hướng đi đúng đắn thì hiệu quả quá trình liên kết sẽ được phát huy 16/16 ý kiến chuyên gia cho rằng lợi thế so sánh về du lịch; nguồn lực du lịch (nhân lực, vật lực và tài lực), cơ sở hạ tầng kết nối du lịch; luật phát, chính sách và mơ hình liên kết khả thi ảnh hưởng đến hiệu quả quá trình liên kết du lịch ở Phú Thọ trong bối cảnh hội nhập Bên cạnh đó, một số ý kiến chuyên gia cho rằng sự tự nguyện của các bên tham gia liên kết cũng ảnh hưởng đến hoạt động liên kết du lịch

Đối với ý kiến về một số nội dung liên kết vùng ở cấp độ vĩ mô giữa các địa phương ở Phú Thọ, các chuyên gia đưa ra nhận định sau đây:

Bảng 3 15 Ý kiến của chuyên gia về nội dung liên kết vùng cấp độ vĩ mô giữa các địa phƣơng ở Phú Thọ

Nội dung liên

kết vùng Kết quả thu đƣợc Hạn chế

Liên kết trong quy hoạch và quản lý quy hoạch

Đã có sự quan tâm trong vấn đề liên kết quy hoạch và quản lý quy hoạch

Vẫn cịn mang tính hình thức, trao đổi kinh nghiệm, quy hoạch cịn mang tính phân tán, chưa huy động được nguồn lực

hiệu quả Cơ chế liên kết chưa thể hiện rõ

sự ràng buộc trách nhiệm của các bên

Liên kết trong việc hình thành chính sách thu hút và phân bổ đầu tư

Thực hiện chính sách đa dạng hóa các hình thức đầu tư, thu hút đầu tư từ mọi thành phần kinh tế đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân giúp giảm áp lực ngân sách nhà nước Nguồn vốn thu hút được chủ yếu tập trung nâng cấp hạ tầng giao thông, kết nối đến các trung tâm du lịch trọng điểm và đầu tư nâng cao chất lượng nhân lực

Chưa có sự khuyến khích sáng tạo để đầu tư Việc phân bổ vốn đầu tư chưa thực sự hiệu quả, vốn đầu tư chủ yếu tập trung ở một số khu vực thành thị, việc liên kết đầu tư với khu vực nơng thơn cịn gặp nhiều khó khăn

Liên kết trong việc tạo ra sản phẩm du lịch

Bước đầu có sự hình thành các sản phầm du lịch mang đặc trưng văn hóa địa phương

Chưa có thương hiệu thu hút thị trường trong và ngồi nước Mặc dù có sự liên kết phát triển du lịch với các tỉnh khác, tuy nhiên về loại hình du lịch cộng đồng có nhiều địa phương có sản phầm tương tự nhau Việc xây dựng các khu du lịch sinh thái quy mô nhỏ, chưa phát huy được tiềm năng thế mạnh để đa dạng hóa sản phẩm du lịch trong q trình liên kết

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phiếu khảo sát chuyên gia

Có 4/16 chuyên gia cho rằng mức độ liên kết giữa các địa phương trong tỉnh mặc dù có được thực hiện nhưng chưa thực sự hiệu quả, quá trình liên kết vẫn cịn mang tính phân tán Đặc biệt là hoạt động liên kết phát triển du lịch gặp khó khăn khi thực hiện ở những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn 7/16 chuyên gia cho rằng mức độ liên kết du lịch giữa các địa phương trong vùng là ở mức độ trung bình và 5/16 chuyên gia đánh giá mức liên kết là mạnh, chặt chẽ

Các chuyên gia cho rằng vai trò của cơ quan nhà nước như Chính quyền địa phương trong việc liên kết du lịch của tỉnh Phú Thọ và các tỉnh trong khu vực cần phải được phát huy hơn nữa trong giai đoạn sắp tới để tạo đột phá trong liên kết phát triển du lịch của Phú Thọ Nhất là đối với các mơ hình liên kết giữa Phú Thọ với các địa phương ở khu vực Tây Bắc cần phải được quan tâm hơn nữa Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng bộ máy liên kết vùng và tiểu vùng cần được hình thành bao gồm Chủ tịch tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Chủ tịch hiệp

Nội dung liên

kết vùng Kết quả thu đƣợc Hạn chế

Liên kết trong việc xây dựng tuyến du lich

Đã có sự đầu tư xây dựng các tuyến du lịch trong và ngồi tỉnh Như mơ hình liên kết giữa ba tỉnh: Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ trong chương trình “Du lịch về cội nguồn”, hay mơ hình liên kết 8 tỉnh Tây Bắc

Điều kiện giao thơng cịn cách trở, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội cịn nhiều yếu kém từ đó dẫn đến khó khăn trong việc phát huy hiệu quả các tuyến du lịch Liên kết trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh hội nhập

Đã có sự quan tâm liên kết trong đào tạo nhân lực du lịch với các tỉnh khác và trong nội bộ tỉnh Phú Thọ

Hợp tác đào tạo nhân lực với các quốc gia khác cịn hạn chế, trình độ một bộ phận cán bộ địa phương và nhân lực du lịch chưa đáp ứng quá trình hội nhập và tồn cầu hóa

Liên kết xúc tiến du lịch

Đã thực hiện các hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài địa phương

Hợp tác quốc tế còn khiêm tốn so với tiềm năng và triển vọng phát triển của địa phương

hội các doanh nghiệp du lịch, lãnh đạo phòng ban du lịch để thực hiện nhiệm vụ đề xuất các phối hợp liên kết phát triển du lịch hiệu quả hơn trong thời gian tới

3 3 2 Nghiên cứu định lượng

3 3 2 1 Phân tích độ tin c ậy thang đo Cronbach's Alpha

Dựa trên khung phân tích đã đưa ra ở chương 2 và tham khảo các thang đo của các nghiên cứu trước cũng như ý kiến của các chuyên gia tác gi ả tiến hành thu thập dữ liệu khảo sát liên quan đến các yếu tố góp phân thúc đẩy phát triển du lịch Phú Thọ theo hướng liên kết và hội nhập Các thang đo trong nghiên c ứu định lượng được kiểm định độ tin cậy và hội tụ thơng qua phân tích Cronbach's Alpha và nhân tố khám phá sau đó đư ợc đưa vào mơ hình phân tích h ồi qui để đánh giá các tác động của các yếu tố đến sự phát triển du lịch của Phú Thọ theo hướng liên kết và hội nhập

Phân tích Cronbach's Alpha thực chất là phép kiểm định mức độ tương quan lẫn nhau của các mục hỏi trong thang đo qua việc đánh giá sự tương quan giữa bản thân các mục hỏi và tương quan của điểm số trong từng mục hỏi với điểm số toàn bộ các mục hỏi cho từng trường hợp trả lời Một tập hợp các mục hỏi được đánh giá tốt khi hệ số alpha lớn hơn hoặc bằng 0,8, hệ số Cronbach's Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được (Peterson, 1994) Theo Nunnally & Burnstein (1994), các biến có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại khỏi thang đo do có tương quan kém với các biến khác trong cùng mục hỏi

Hệ số tin cậy Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không, nhưng không cho biết mục hỏi (biến quan sát) nào cần bỏ đi và mục hỏi nào cần giữ lại Khi đó, việc tính tốn hệ số tương quan giữa biến - tổng (item - total correlation) sẽ giúp loại ra những mục hỏi khơng đóng góp nhiều cho sự mơ tả của khái niệm cần đo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach's Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA nhằm loại ra các biến khơng phù hợp vì các biến này có thể tạo ra các yếu tố giả Các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo

số tương quan biến - tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo Do đó, hệ số này càng cao thì sự tương quan giữa biến với các biến khác trong nhóm càng cao Theo Nunnall & Burnstein (1994) cho rằng các biến có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0,3 được coi là biến rác và sẽ loại ra khỏi mơ hình; tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao)

Trong nghiên cứu này kết quả phân tích Cronbach's Alpha cho các biến quan sát như sau:

Bảng 3 16 Phân tích Cronbach’s Alpha cho các khái niệm nghiên cứu

TT

Biến quan sát

(mã hóa)

Biến quan sát tƣơngHệ số

quan

Hệ số Cronbach

Alpha Nếu loại bỏ

biến tổng Thể chế, chính sách (TCCS),Cronbach’s Alpha = 921

1 TCCS1 Nhận thức vai trò quan trọng của liên kết và hội nhập của địa phương và vùng

0 47 0 711 2 TCCS2 Sự cam kết và hỗ trợ của chính quyền địa phương 807 901 3 TCCS3 Có cơ chế thúc đẩy hoạt động liên kết và hội nhập trong

lĩnh vực du lịch 824 896 4 TCCS4 Có bộ máy chuyên trách quản lý về du lịch 834 893 5 TCCS5 Thực thi và giám sát chính sách hiệu quả 810 900

Điều kiện về nguồn lực (NLUC),Cronbach’s Alpha = 950

6 NLUC1 Tài nguyên du lịch đảm bảo cho phát triển du lịch theo

hướng liên kết và hội nhập 881 933 7

NLUC2 Phú Thọ có nguồn nhân lực tốt đảm bảo cho việc phát

du lịch theo hướng liên kết và hội nhập 866 938 8 NLUC3 Phú Thọ có nguồn tài chính tốt đảm bảo cho việc phát

du lịch theo hướng liên kết và hội nhập 867 938 9 NLUC4 Cơ sở hạ tầng tốt phục vụ cho việc phát du lịch theo

hướng liên kết và hội nhập 900 927

Điều kiện về các sản phẩm du lịch(SPDL), Cronbach’s Alpha = 931

10 SPDL1 Dịch vụ lưu trú 754 928 11 SPDL2 Dịch vụ vận chuyển 796 919

Nguồn: Nghiên cứu sinh tự tính toán dựa trên phần mềm SPSS 20 0 3 3 2 2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Sau khi loại bỏ các biến không đảm bảo độ tin cậy, phương pháp phân tích nhân tố EFA được sử dụng để xác định độ giá trị hội tụ (convergent validity), độ giá trị phân biệt (discriminant validity), đồng thời thu gọn các tham số ước lượng theo từng nhóm biến

Để thang đo đạt giá trị hội tụ thì hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố (factor loading) phải lớn hơn hoặc bằng 0,4 trong một nhân tố (Jun & Ctg 2002) Để đạt độ giá trị phân biệt, khác biệt giữa các nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 0,3

Số lượng nhân tố được xác định dựa trên chỉ số Eigenvalue (giá trị phương sai tách ra được của mỗi nhân tố) - đại điện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố Theo tiêu chuẩn Kaiser, những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại 12 SPDL3 Dịch vụ về nhà hàng 822 917 13 SPDL4 Các điểm du lịch 810 917 14 SPDL5 Các điểm vui chơi 832 916

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh phú thọ theo hướng liên kết và hội nhập (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(182 trang)
w